2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG
2.2.8. Doanh số giao dịch trên thị trường mở
Sự phát triển nghiệp vụ thị trường mở của NHNN biểu hiện rõ ràng nhất qua sự tăng trưởng doanh số giao dịch. Năm 2011, tổng doanh số trúng thầu đạt 2.800.872 tỷ đồng, tăng 33,28% so với cuối năm 2010, tăng khoảng gần 17 lần so với cuối năm 2006. Từ khi nghiệp vụ thị trường mở được NHNN bắt đầu sử dụng vào tháng 7/2000 cho đến cuối năm 2011, doanh số giao dịch liên tục tăng qua các năm, ngoại trừ năm 2009 giảm nhẹ 5,11. Trong một số năm, doanh số giao dịch tăng mạnh như: năm 2007 (+234,74%), năm 2008: (+146,28%) và năm 2010: (+116,22%).
Khối lượng giao dịch trong từng phiên cũng ngày càng tăng từ bình quân 767 tỷ đồng/phiên năm 2006 lên 4.280 tỷ dồng/phiên năm 2010 và 6.499 tỷ đồng/phiên năm 2011. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của OMOs qua các năm.
Bảng 2.7: Doanh số giao dịch trên thị trường mở từ năm 2006-2012
Đơn vị: Tỷ đồng, %
2006, doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng nhanh từ năm 2007. Nhìn chung trong các năm, doanh số mua của NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở lớn hơn doanh số bán. Riêng trong năm 2006 và năm 2007, NHNN chủ yếu bán giấy tờ có giá cho các thành viên, doanh số bán chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh số giao dịch (năm 2006 chiếm 70,35%, năm 2007 chiếm 85,81%). Nguyên nhân là do trong 2 năm này, vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng dư thừa khá lớn. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của TCTD cao hơn tốc độ tăng tín dụng, nhất là trong năm 2007, NHNN cung ứng thêm lượng khá lớn tiền cho hệ thống ngân hàng qua kênh mua ngoại tệ. Để trung hoà kịp thời lượng tiền này, NHNN đã liên tục thực hiện chào bán tín phiếu NHNN hàng ngày, kỳ hạn giao dịch đa dạng từ 7 - 364 ngày nhằm rút dần lượng dự trữ dư thừa của các TCTD về nhưng không gây sức ép đột ngột làm thanh khoản của các TCTD căng thẳng.
Năm 2008, trước những biến động bất thường của thị trường, sự mất cân đối giữa huy động vốn và tín dụng của các TCTD, sau khi đã tích tụ trong một vài năm trước đó, đã khơng thể tiếp tục duy trì và thể hiện ra qua sự thiếu thanh khoản nghiêm trọng của toàn hệ thống. Các ngân hàng thiếu vốn phải đẩy lãi suất huy
động lên cao trong khi chưa thể thu hồi lượng vốn rất lớn được dùng để cho vay kinh doanh chứng khoán, bất động sản do các thị trường này suy giảm. Nhằm đáp ứng khả năng thanh toán cho các TCTD, doanh số giao dịch có phiên là 10.000- 15.000 tỷ đồng. Để kiềm chế lạm phát năm 2008, NHNN thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ như phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc với lãi suất 7,8%/năm, kỳ hạn 364; tăng tỷ lệ DTB B đồng thời mở rộng thêm phạm vi phải thực hiện DTB B đối với tiền gửi trên 24 tháng; tăng lãi suất cơ bản. lãi suất tái cấp vốn. Tuy áp dụng nhiều biện pháp để giảm cung tiền nhưng NHNN vẫn thực hiện chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn 7 ngày để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, nhằm làm giảm áp lực tăng lãi suất thị trường liên ngân hàng cũng như lãi suất huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư của TCTD. Doanh số mua giấy tờ có giá của NHNN trong vịng 5 tháng từ tháng 4-8/2008 chiếm tới 74% tổng doanh số mua giấy tờ có giá cả năm. Đây cũng là thời gian các TCTD rất căng thẳng về thanh khoản. Sang năm 2009 đến nay, NHNN hầu như không thực hiện bán giấy tờ có giá mà chủ yếu chào mua với kỳ hạn ngắn để bù đắp tình trạng thiếu hụt vốn khả dụng mang tính tạm thời của TCTD.
NHNN hiện sử dụng một số công cụ điều tiết khối lượng như nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hốn đổi ngoại tệ. Trong đó, nghiệp vụ thị trường mở có doanh số giao dịch cao hơn hẳn so với các công cụ khác và trở thành công cụ điều tiết thị trường tiền tệ chủ yếu của NHNN. Doanh số mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số vốn NHNN đưa ra qua các công cụ: năm 2008 : 92,48%; năm 2009 - 2010: 99%; năm 2011: 100% (không phát sinh giao dịch bán giấy tờ có giá); tính đến tháng 11/2012: 72,16% Trong năm 2012, do tính thanh khoản của tồn hệ thống TCTD từng bước được cải thiện nên nhu cầu giao dịch vốn trên OMOs không nhiều, giao dịch chủ yếu ở một số TCTD gặp vấn đề về thanh khoản, tính đến tháng 11/2012, doanh số giao dịch giảm 79,4% so với cuối năm 2011.
Điều này cho thấy nghiệp vụ thị trường mở là cơng cụ chính sách tiền tệ giữ vai trò quan trọng để NHNN điều tiết vốn khả dụng của hệ thống TCTD một cách linh hoạt và ổn định thị trường tiền tệ.
Biểu đồ 2.1: Doanh số giao dịch trên thị trường mở từ năm 2006-2012
≡ Doanh số mua ■ Doanh số bán HUI Tổng doanh số giao dịch
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam