Danh mục giấy tờ có giá trên thị trường mở

Một phần của tài liệu 039 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ THỊ TRƯỜNG mở TRONG điều HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 51 - 54)

Trái phiếu cơng trình Trung ương

x x x x x

Trái phiếu Chính phủ (Ngân hàng PTVN phát hành)

x x x

Trái phiếu chính quyền địa phương (UBND TPHN phát hành)

x x x

Trái phiếu chính quyền địa phương U ND TPHCM phát hành)

NHTM CP 1 7 2 3 3 1 3 4 3 8 3 5 35 - Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng

- Tổ chức phát hành khơng được sử dụng các loại GTCG do tổ chức đó phát hành để tham gia giao dịch với NHNN.

Từ năm 2006-2012, danh mục giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở được mở rộng (Bảng 2.1), sự điều chỉnh này làm phong phú thêm hàng hóa giao dịch trên thị trường mở nhưng cũng chính từ tính chất đa dạng và phong phú các GTCG và những điều chỉnh của NHNN đối với các GTCG khi tham gia giao dịch trên thị trường mở theo hướng có lợi cho các TCTD đã tăng sức hút cho các chủ thể đã và chưa tham gia thị trường mở.

2.2.4. Số lượng thành viên tham gia

Chủ thể tham gia OMOs gồm có NHNN và các TCTD có đủ điều kiện. Ngân hàng Nhà nước tham gia với tư cách vừa là thành viên vừa là người điều hành thị trường. NHNN là cơ quan xem xét và cấp giấy công nhận là thành viên của thị trường mở cho các TCTD đủ điều kiện quy định.

Tổ chức tín dụng: Các TCTD được thành lập theo Luật Các TCTD có đủ các điều kiện quy định sau đây thì được tham gia thị trường mở:

- Có tài khoản tiền gửi tại NHNN (Sở Giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố)

- Có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia OMOs gồm: máy fax, máy vi tính nối mạng internet;

- Có giấy đăng ký tham gia OMOs (theo Phụ lục số 01/TTM của Quy chế OMOS và được NHNN chấp thuận.

Khi OMOS bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2000, có 20 TCTD được công nhận là thành viên tham gia OMOs, trong đó có 4 NHTM nhà nước, 9 NHTM cổ phần, 4 ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng liên doanh, 1 cơng ty tài chính và QTDNDTW. Từ năm 2000 -2003, thành viên thường xuyên tham gia OMOs chủ yếu là các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Từ năm 2004, sau khi NHNN cho phép cả các GTCG dài hạn như các loại trái phiếu Chính phủ sử dụng trong giao dịch OMOs, các TCTD không phải là các TCTD nhà nước đã ngày càng tích cực tham gia nghiệp vụ này.

Từ năm 2006 và nhất là trong 2 năm 2007, 2008, số lượng thành viên nghiệp vụ thị trường mở tăng đáng kể, tập trung vào các NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân của điều này là trong năm 2007 và năm 2008, nhiều NHTM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

mới được cấp phép thành lập và hoạt động, cụ thể hệ thống ngân hàng Việt Nam có thêm 6 NHTM cổ phần, 8 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu 039 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ THỊ TRƯỜNG mở TRONG điều HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w