ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.1.1. Định hướng phát triển điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhànước Việt Nam nước Việt Nam
Ngày 24/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020. Đây là một đề án quan trọng, tạo điều kiện và
là cơ sở nền tảng cho phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất được đặt ra trong Đề án là đến năm 2010, NHNN độc lập, tự chủ trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá đồng thời xác định mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ trong giai đoạn 2006 - 2010 là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an tồn hệ thống ngân hàng và góp phần tạo mơi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, định hướng đổi mới điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2010 là điều hành CSTT theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của CSTT là: ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an tồn hệ thống ngân hàng và góp phần tạo mơi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế; xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường; nâng cao năng lực của NHNN trong điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đối thơng qua việc đổi mới, hồn thiện các cơng cụ CSTT, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng bộ với việc phát triển thị trường tiền tệ phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam; tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ của CSTT và giữa việc điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Thực hiện điều hành CSTT dựa trên cơ sở điều tiết khối lượng tiền; đồng thời xây dựng các điều kiện cần thiết để chuyển dần sang thực hiện điều hành CSTT trên cơ sở điều tiết lãi suất. Tạo lập các điều kiện cần thiết để sau năm 2010 NHNN chuyển sang điều hành CSTT theo cơ chế lạm phát mục tiêu. Quán triệt tinh thần đó, ngay từ những tháng đầu năm 2011, NHNN đã quyết liệt trong việc thay đổi
chính sách điều hành, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, công cụ lãi suất. Đồng thời cũng rất chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý, nhằm đảm bảo tính kịp thời, thích ứng của các chính sách ban hành phù hợp với thực tế và chỉ đạo của Chính phủ trong từng giai đoạn. Chính vì vậy, NHNN Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo sự ổn định, tính thơng suốt của thị trường tiền tệ, kiểm soát được lãi suất, mức tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh tốn theo mục tiêu đã đề ra.
Hội nghị T.W 3 (khóa XI) tháng 10/2011 đã xác định năm 2012 và giai đoạn năm 2011-2015, ưu tiên hàng đầu của kinh tế Việt Nam là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Năm 2012 được coi là năm bản lề và có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh việc tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ cịn đặt mục tiêu triển khai đề án tái cấu trúc nền kinh tế với ba trụ cột là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tái cấu trúc hệ thống tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại. Như vậy, trọng trách nặng nề đặt ra cho tồn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đối với phát triển kinh tế bền vững, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
Theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 8/11/2011 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, định hướng thực hiện chính sách
tiền tệ với mục tiêu hàng đầu là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt để bảo đảm tương thích giữa tăng tổng phương tiện thanh tốn, tăng dư nợ tín dụng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng. Giảm dần tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng, đẩy mạnh kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán và các định chế tài chính khác.
3.1.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chínhsách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hoạt động thị trường mở đóng vai trị chủ yếu trong điều tiết tiền tệ của NHNN, được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các công cụ khác của CSTT nhằm đạt được mục tiêu của CSTT. Ngoài ra, nghiệp vụ thị trường mở xác định rõ mục tiêu là điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của toàn hệ thống TCTD. Để đảm bảo được yêu cầu đó, xu hướng nghiệp vụ thị trường mở được cụ thể hóa như sau:
- Đảm bảo quy định của nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với thông lệ quốc tế, điều kiện thị trường tiền tệ ở Việt Nam trong từng thời kỳ.
- Từng bước thử nghiệm việc hình thành lãi suất định hướng để nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của nghiệp vụ thị trường mở.
- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ với các công cụ khác của CSTT để có những phản ứng phù hợp trước diễn biến kinh tế trong nước và quốc tế.
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan của NHNN và các thành viên tham gia thị trường mở nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở, qua đó kịp thời hỗ trợ các TCTD thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam phải thực hiện các cam kết yêu cầu của các tổ chức tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế hay các quốc gia phát triển, trong đó có yêu cầu về cải cách hệ thống ngân hàng và nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của NHTW. Tại các quốc gia phát triển hay các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều sử dụng OMOs trong điều hành CSTT để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mơ. Chính vì vậy, việc sử dụng OMOs là một điều kiện cần thiết để hội nhập nền kinh tế vào khu vực và thế giới.