Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng phương tiện

Một phần của tài liệu 039 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ THỊ TRƯỜNG mở TRONG điều HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 72 - 117)

thanh toán từ năm 2006-9/2012

≥ξ 100 80 60 40 20

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ Sự PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNGMỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

2.3.1. Ket quả đạt được

2.3.1.1. Quy mô hoạt động OMOs ngày càng được mở rộng

Trong những năm qua, quy mô hoạt động của OMOs ngày càng được mở rộng thể hiện trên cả doanh số giao dịch, tăng tần suất phiên giao dịch và đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch. OMOs ngày càng thể hiện vai trị là cơng cụ chủ yếu trong điều hành CSTT. NHNN tăng cường khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD từ đó tác động trực tiếp đến cơ sở tiền tệ, qua đó tác động đến lượng tiền cung ứng cũng như tác động tới thị trường tiền tệ. OMOs trở thành công cụ tác động lớn nhất vào vốn khả dụng và kinh doanh vốn của hệ thống TCTD. Thể hiện ở một số khía cạnh sau:

- Khối lượng giao dịch OMOs tăng mạnh qua các năm. Số phiên giao dịch được

thực hiện thường xuyên hơn và doanh số giao dịch bình quân mỗi phiên cũng tăng lên,

qua đó tăng khả năng điều tiết của cơng cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD. - Tỷ trọng doanh số mua qua OMOs trong tổng doanh số hỗ trợ vốn của NHNN qua các kênh ngày càng tăng. Điều này cho thấy, OMOs ngày càng đóng vai trị quan trọng trong điều tiết vốn khả dụng của các TCTD. OMOs ngày càng được NHNN sử dụng chủ yếu để tác động đến quá trình cung ứng tiền nhằm đạt được mục tiêu CSTT quốc gia trong từng thời kỳ.

- Khối lượng giao dịch trong từng phiên cũng ngày càng tăng. Khối lượng giao dịch là yếu tố cực kỳ quan trọng cho phép cung ứng hoặc rút bớt khối lượng tiền cơ sở. OMOs ngày càng đóng vai trị quan trọng trở thành cơng cụ chủ chốt trong điều hành CSTT của NHNN.

- Bên cạnh đó kỳ hạn giao dịch mua/bán lại cũng được đa dạng hóa từ 7 ngày đến 182 ngày phù hợp với tình hình vốn khả dụng của các TCTD và nhu cầu điều tiết của NHNN.

- Định kỳ giao dịch đã được điều chỉnh linh hoạt. Tần suất giao dịch cũng được tăng cường 1-2 phiên/ngày, có giai đoạn 2-3 phiên/ngày, với nhiều kỳ hạn giao dịch, nhằm điều tiết vốn khả dụng của các TCTD, đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ và an toàn hệ thống.

- Số lượng thành viên tham gia OMOs ngày càng tăng, khơng chỉ có NHTM nhà nước mà các TCTD khác cũng thường xuyên tích cực tham gia nghiệp vụ này. Có thể nói, những thành viên thường xuyên tham gia hoạt động OMOs là những

thành viên năng động nhất trên thị trường tiền tệ, số lượng thành viên tham gia OMOs hiện nay là 78 TCTD với đầy đủ loại hình NHTM cổ phần. Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các thành viên không phải là các NHTM lớn mặc dù bị hạn chế về giấy tờ có giá, khả năng cạnh tranh, nhưng vẫn tiếp cận được với nguồn vốn trên thị trường mở do NHNN áp dụng hình thức xét thầu phân bổ khối lượng, và đưa ra mức cung lớn mỗi phiên.

2.3.1.2. Nghiệp vụ thị trường mở đã được điều hành linh hoạt, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với các cơng cụ CSTT khác góp phần thực hiện CSTT có hiệu quả

OMOs ngày càng được NHNN sử dụng như một công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền tệ, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ OMOs với các cơng cụ khác nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT và thực hiện mục tiêu CSTT.

Nhìn chung, việc điều hành OMOs đã được kết hợp tương đối đồng với công cụ CSTT khác nhằm thực hiện mục tiêu CSTT. Lãi suất OMOs đã kết hợp khá chặt chẽ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất vay qua đêm để định hướng lãi suất thị trường. NHNN đã từng bước định hướng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất vay qua đêm được điều chỉnh dần là lãi suất trần, lãi suất chiết khấu được coi là lãi suất sàn của thị trường, lãi suất OMOs được điều hành linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Mặc dù tại một số thời điểm, do diễn biến vốn khả dụng thực tế của các TCTD và mục tiêu điều hành CSTT, lãi suất OMOs biến động vượt khỏi khung lãi suất. OMOs đã trở thành kênh thông tin hữu hiệu phản ánh một phần thị trường tiền tệ hỗ trợ NHNN thực hiện CSTT hiệu quả, đạt được mục tiêu ổn định, tăng trưởng kinh tế.

2.3.1.3. Hoạt động thị trường mở đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Thơng qua hoạt động OMOs, NHNN đã hỗ trợ tích cực trong việc điều tiết vốn khả dụng cho các TCTD. Kể từ năm 2004 trở lại đây, bằng việc thường xuyên có những điều chỉnh, sửa đổi trong quy trình, thủ tục tham gia thị trường mở như chuẩn hóa thành viên tham gia, rút ngắn thời gian thanh toán, thực hiện thanh toán ngay trong ngày đấu thầu; tăng khối lượng và định kỳ giao dịch; đa dạng hóa các kỳ hạn giao dịch của GTCG. OMOs đã hỗ trợ một cách nhanh chóng, an tồn và hiệu quả cho các TCTD trong việc điều tiết vốn khả dụng đáp ứng yêu cầu kinh doanh bởi OMOs không bị chậm trễ bởi các thủ tục hành chính như vay tái cấp vốn, chiết khấu. Điều này thể hiện qua xu hướng mua GTCG qua OMOs dẫn đến tăng doanh số mua GTCG.

Tỷ trọng doanh số mua GTCG qua thị trường mở trong tổng doanh số cho vay của NHNN qua các kênh cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG, chiết khấu, hoán đổi ngoại tệ cao dần qua các năm (từ khoảng 10% vào năm 2000, lên khoảng 45% vào năm 2001 và lên tới 80% từ năm 2004 đến năm 2011). Điều này cho thấy vai trò điều tiết vốn khả dụng của NHNN qua OMOs ngày càng trở nên quan trọng, hỗ trợ kịp thời vốn khả dụng cho các TCTD trong trường hợp thiếu hụt, đảm bảo khả năng thanh tốn. Tính thanh khoản của các GTCG do các TCTD nắm giữ đã được tăng cường, tạo cơ hội đầu tư kinh doanh cho các TCTD cũng như tạo sự yên tâm hơn khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, nhiều TCTD khơng chỉ coi việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là hình thức đầu tư an tồn mà cịn là hình thức dự trữ thanh khoản có hiệu quả cao. Việc chú trọng tăng cường số dư đầu tư GTCG để có cơ hội tham gia thị trường mở đã hỗ trợ rất lớn đến cơng tác quản lý thanh khoản, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các TCTD.

2.3.1.4. Cơng tác phân tích, dự báo vốn khả dụng của các TCTD làm cơ sở cho việc quyết định giao dịch OMOs ngày càng được tăng cường

Bộ phận quản lý vốn khả dụng đã cố gắng cải tiến phương pháp dự báo, nâng cao chất lượng dự báo vốn khả dụng, khắc phục khó khăn trong thu thập thơng tin, khai thác tối đa các nguồn thông tin khác, thường xuyên trao đổi với các TCTD nhất là các NHTMNN để nắm bắt diễn biến thị trường. qua đó giảm sai số khi dự báo, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của công cụ này.

B ằng việc đưa hệ thống thông tin báo cáo mới của NHNN theo Quyết định số

477/2004/QĐ-NHNN và quyết định số 1747/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân

hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng vào áp dụng. NHNN đã bước đầu có điều kiện khai thác một số thông tin về vốn khả dụng qua mạng. Thông tin về vốn khả dụng của các TCTD đã được phản ánh toàn diện và kịp thời hơn. Các thành viên OMOs có sự quan tâm, chú trọng hơn đối với việc theo dõi, phân tích và dự báo luồng vốn, thực hiện quản lý vốn ngày càng hiệu quả hơn để có thể tăng cường tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ. nhất là nghiệp vụ nghiệp vụ thị trường mở.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

2.3.2.1. Tác động của OMOs đến thị trường tiền tệ vẫn chưa đạt hiệu quả cao

với các cơng cụ khác, đóng góp vai trị quan trọng vào việc đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ. Chẳng hạn, chính sách tiền tệ của BOK gần như luôn đạt được mục tiêu đã đặt ra. Ở Việt Nam, dù nghiệp vụ thị trường mở là cơng cụ chính sách tiền tệ được sử dụng thường xuyên nhất nhưng tác động đến mục

tiêu cuối cùng là ổn định giá trị đồng tiền rất kém. Từ năm 2007, tốc độ tăng

CPI liên tục tăng ở mức cao.

Đối với các mục tiêu trung gian là M2 và tăng trưởng tín dụng, nghiệp vụ thị trường mở của NHNN chưa góp phần thực hiện được các chỉ tiêu theo kế hoạch đã xây dựng. Ở một số thời điểm, công cụ này gần như mất hiệu lực điều tiết.

Nhìn chung, NHNN điều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ nói chung và nghiệp vụ thị trường mở nói riêng trong 10 năm qua chưa mang lại hiệu lực điều hành ổn định, vững chắc. Tốc độ tăng của MB và M2 biến động bất thường dễ dẫn đến những cú sốc cho nền kinh tế, gây ra sự thay đổi đột ngột của các biến số vĩ mô như tốc độ tăng CPI, tốc độ tăng GDP, . . .

2.3.2.2. Các giao dịch chủ yếu tập trung vào nhóm các NHTM lớn

Điều này làm giảm tính thị trường và giảm hiệu lực điều tiết của NHNN. Các thành viên tham gia chủ yếu vẫn là các TCTD có quy mơ nhỏ chưa thực sự quan tâm đến lợi ích của việc tham gia OMOs hoặc khơng tham gia thường xuyên do không sở hữu hoặc sở hữu không nhiều các GTCG đủ điều kiện tham gia OMOs. Hơn nữa, các TCTD này khi có nhu cầu tham gia thị trường lại lúng túng trong việc thực hiện các quy trình, làm giảm động lực tham gia OMOs. Đặc biệt, khi thanh khoản khó khăn, lãi suất liên ngân hàng tăng cao, các TCTD ln có xu hướng tham gia nghiệp vụ thị trường mở với mức lãi suất thấp hơn, tuy nhiên các TCTD này có ít giấy tờ có giá có thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Do đó, nếu các NHTM lớn cũng tham gia đấu thầu thì tỷ lệ trúng thầu rất thấp. ‘‘Miếng bánh ngon’’ thị trường mở lại rơi chủ yếu vào tay một số TCTD lớn, và họ lại dùng nguồn vốn này để cho vay trên liên ngân hàng với lãi suất cao hơn. Các TCTD gặp khó khăn sẽ khơng thể có được nguồn vốn đủ từ thị trường mở, lại phải quay sang huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, mà chủ yếu từ các NHTM lớn, dễ gây biến động về lãi suất. Đây là vòng luẩn quẩn đối với các NHTM nhỏ, đồng thời cũng là hạn chế của nghiệp vụ thị trường mở cần được khắc phục ngay.

Ngoài ra, một số tổ chức như các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm... thực sự có nhu cầu và có khả năng tham gia nghiệp vụ thị trường mở tuy nhiên vì các tổ chức đó khơng được mở tài khoản tại Sở Giao dịch NHNN cho nên chưa tham gia

được nghiệp vụ thị trường mở.

2.3.2.3. Loại hình giấy tờ có giá được phép giao dịch thị trường mở chưa thật sự mở rộng

Rất nhiều trái phiếu của các tập đồn, trái phiếu cơng ty do chính phủ bảo lãnh vẫn chưa thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Đây cũng là một hạn chế bởi rất nhiều các TCTD sở hữu trái phiếu này, tuy nhiên họ lại chưa được phép giao dịch, trong khi nhu cầu thanh khoản gặp nhiều khó khăn. Kỳ hạn mua bán giấy tờ có giá ngắn và chưa đa dạng. Mặc dù về quy định là kỳ hạn giao dịch đã được đa dạng hóa từ 7 ngày đến 182 ngày nhưng trên thực tế. NHNN thường chỉ giao dịch với các kỳ hạn từ 7 đến 28 ngày. Dẫn tới các khoản thanh toán với NHNN đến hạn dồn dập trong một thời gian ngắn và tăng gánh nặng thanh toán cho các NHTM.

2.3.2.4. Việc dự báo vốn khả dụng vẫn còn sai số, mặc dù sai số đã có xu hướng giảm dần

Sai số trong dự báo là điều khó tránh khỏi và có ảnh hưởng nhất định đến việc đưa ra quyết định điều hành chính sách tiền tệ. Những sai số trong dự báo thường khơng đồng đều nên khó khắc phục. Tại một số thời điểm, sai số có xu hướng tăng trở lại. Mặt khác, dự báo vốn khả dụng hiện nay mới chú trọng đến dự báo ngắn hạn, đặc biệt là trong những năm đầu tiên chưa thể hiện rõ vai trò hỗ trợ vốn của NHNN cho các TCTD. Các dự báo dài hạn trên 1 tháng tuy đã được thực hiện nhưng khơng thường xun và chỉ mang tính dự báo về xu hướng và ước đoán theo dãy số liệu lịch sử vì việc dự báo theo phương pháp tiếp cận từ bảng cân đối của NHNN cho thời gian dài (từ 1 tháng trở lên) gặp khó khăn do thiếu thơng tin về các yếu tố tác động đến vốn khả dụng trong dài hạn như thu chi ngân sách, cán cân thanh tốn, hoặc định kỳ cung cấp thơng tin khơng đáp ứng yêu cầu dự báo. Do vậy, NHNN khó dự báo trạng thái vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng của từng ngày trong một tháng tiếp theo, thậm chí trong một tuần tiếp theo, khiến cho việc điều tiết vốn khả dụng bị hạn chế. Việc dự báo vốn khả dụng, là một trong những căn cứ điều hành CSTT đáp ứng nhu cầu trong điều hành CSTT nói chung cũng như trong điều hành OMOs là một vấn đề mà NHNN cần quan tâm và hướng tới.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, quy trình điều hành chính sách tiền tệ và điều hành nghiệp vụ thị trường mở chưa hoàn thiện. Sự chưa hồn thiện lớn nhất trong quy trình điều hành

mặt nguyên tắc, NHNN chỉ có thể ưu tiên theo đuổi một số mục tiêu chính sách tiền tệ nhất định và phải hy sinh những mục tiêu khác trong ngắn hạn. Chẳng hạn, nếu muốn ổn định giá trị đồng Việt Nam, duy trì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức thấp. NHNN phải chấp nhận tốc độ tăng trưởng GDP ở mức trung bình - thấp. Ngược lại, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong ngắn hạn, NHNN phải tìm cách tăng M2, mà chủ yếu là tăng tín dụng đối với nền kinh tế và điều này tất yếu dẫn đến sự gia tăng của mặt bằng giá cả, đặc biệt trong điều kiện kinh tế Việt Nam tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư. Trên thực tế, NHNN luôn phân vân giữa hai mục tiêu: tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp. Trong nhiều năm, NHNN buộc phải ưu tiên mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn hay thậm chí là mong muốn đạt được cả hai mục tiêu này. Khi NHNN theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, rõ ràng họ phải đánh đổi sự ổn định giá cả. Khi NHNN đồng thời theo đuổi hai mục tiêu, các cơng cụ chính sách tiền tệ, trong đó có nghiệp vụ thị trường mở khơng thể được sử dụng một cách đồng bộ và có hiệu quả. Sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ là điều kiện cần để chính sách tiền tệ đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, trong trường hợp NHNN chịu trách nhiệm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nếu NHNN liên tục cung dự trữ cho hệ thống TCTD qua các kênh như giảm tỷ lệ DTBB, tăng lượng tái cấp vốn cho các TCTD và mua ngoại tệ từ các TCTD thì nhiều khả năng MB và M2 sẽ vẫn tăng nhanh dù NHNN chào bán giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở. Khơng

Một phần của tài liệu 039 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ THỊ TRƯỜNG mở TRONG điều HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 72 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w