Phát triển công nghệ và kỹ thuật nghiệp vụ thị trường mở

Một phần của tài liệu 039 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ THỊ TRƯỜNG mở TRONG điều HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 96 - 101)

3.2.2.1. Cải tiến quy trình kỹ thuật, hiên đại hóa công nghệ và cơ sở dữ liệu

Việc nâng cấp hệ thống công nghệ không chỉ thực hiện với hệ thống chương trình phục vụ đấu thấu nghiệp vụ thị trường như phần mềm đấu thầu, chương trình quản lý giấy tờ có giá lưu ký tại Sở Giao dịch NHNN, hệ thống thanh toán điện tử mà rộng ra đối với cả hệ thống công nghệ phục vụ công tác điều hành chính sách của NHNN. Để đáp ứng được sự tăng trưởng mạnh về doanh số đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, NHNN cần sớm nâng cấp phần mềm Dự án AFD. Phần mềm dự án

AFD được xây dựng nhằm thực hiện toàn bộ quá trình đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở thông qua mạng máy tính. Các phần mềm cấu phần của phần mềm dự án AFD bao gồm chương trình quản lý giấy tờ có giá lưu ký tại Sở Giao dịch NHNN, chương trình thực hiện đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, đấu thầu tín phiếu KBNN và hệ thống tổng hợp thông tin phục vụ dự báo vốn khả dụng. Tại thời điểm xây dựng phần mềm vào năm 2007, các chương trình cấu phần này không được thiết kế với dung lượng đủ lớn để có thể đáp ứng được yêu cầu giao dịch với khối lượng lớn lên đến 70.000 - 80.000 tỷ đồng/phiên như các phiên đấu thầu trong năm 2010. Để bảo đảm việc đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện thông suốt, kịp thời thanh toán chuyển tiền cho các TCTD thành viên, hệ thống phần mềm cần đáp ứng được giao dịch quy mô lớn, quản lý lượng lớn mã giấy tờ có giá. Phần mềm đấu thầu mới cũng cần bổ sung những chức năng cho phép nhân viên thực hiện lệnh đấu thầu của TCTD có thể kiểm tra trước tính chính xác của mã giấy tờ có giá hay có thể tự động điền mã giấy tờ có giá. Vấn đề này xuất phát từ thực tế là hiện nay, việc nhập mã giấy tờ có giá vào hệ thống phần mềm đấu thầu vẫn bằng cách thức thủ công, do nhân viên của TCTD nhập bằng tay. Điều này dễ dẫn đến sai sót ký hiệu trong mã dẫn đến TCTD thành viên đặt thầu không hợp lệ. Với một lượng rất lớn giấy tờ có giá có mã khác nhau, việc sai sót rất khó tránh khỏi khi được thực hiện thủ công, đặc biệt khi khối lượng đặt thầu lớn. Nếu phần mềm mới hỗ trợ người nhập mã giấy tờ có giá có thể kiểm tra được tính chính xác của mã trước khi gửi đơn dự thầu đến NHNN thì tỷ lệ TCTD đặt thầu không hợp lệ sẽ giảm đi nhiều, giúp TCTD có thể nhận được vốn đúng với nhu cầu của mình. Về vấn đề quản lý giấy tờ có giá lưu ký tại Sở Giao dịch NHNN, phần mềm quản lý lưu ký cũng cần được nâng cấp, tránh hiện tượng trục trặc không kịp trả giấy tờ có giá để TCTD tham gia đấu thầu.

NHNN cần thiết phải xây dựng cơ chế giám sát thông tin giao dịch liên ngân hàng và thiết lập một hệ thống hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp thông tin về các giao dịch giữa các TCTD. Thiếu hụt thông tin về thị trường liên ngân hàng là một trong những vấn đề rất nghiêm trọng NHNN đang phải đối mặt. Hệ thống hạ tầng công nghệ mới cần được thiết kế để NHNN theo dõi, giám sát được tất cả những giao dịch đi vay - cho vay, gửi tiền - nhận tiền gửi giữa các TCTD với những thông tin cụ thể về quy mô, lãi suất, thời hạn giao dịch. Theo đó, các TCTD bắt buộc phải nối mạng trực tiếp với NHNN để báo cáo tức thời về các khoản giao dịch phát sinh. Trách nhiệm báo cáo thông tin như vậy cần được quy

Tổng nguồn vốn Tổng tài sản

định là điều kiện để các TCTD được phép thực hiện giao dịch liên ngân hàng. Những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về giao dịch giữa các TCTD giúp NHNN có đánh giá tổng quan về tình hình thị trường cũng như hoạt động của TCTD trên thị trường liên ngân hàng, có thêm cơ sở đưa ra quyết định điều hành nghiệp vụ thị trường mở và có biện pháp can thiệp kịp thời khi có diễn biến bất thường. Việc NHNN có thể giám sát được giao dịch liên ngân hàng là động lực khiến các TCTD giao dịch vốn minh bạch hơn, tuân thủ nghiêm túc hơn quy định của NHNN.

Hiện tại, NHNN đang triển khai nhóm hợp phần A - Hiện đại hóa NHNN của Dự án đầu tư “Hệ thống thông tin quản lý và Hiện đại hóa ngân hàng” (Dự án FSMIMS). Nhóm hợp phần A được chia thành 03 hợp phần: SBV.1 - Củng cố chức năng và sắp xếp, cải tiến quy trình nghiệp vụ của NHNN; hợp phần SBV.2 - Thiết kế và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; và hợp phần SBV.3 - Quản lý dự án. Hợp phần SB V.2 hướng tới xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, phục vụ cho quá trình hoạch định và ra quyết định chính sách của NHNN. Bên cạnh đó, phần mềm Hệ thống báo cáo thống kê tập trung theo Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010 của NHNN quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD đã chính thức được đưa vào sử dụng ngày 01/7/2011. Trong thời gian tới, NHNN cần tích cực triển khai hợp phần SBV.2 và hoàn thiện Hệ thống báo cáo thống kê tập trung để xây dựng được một hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin có hiệu quả, hình thành kho dữ liệu chung của NHNN phục vụ cho công tác nghiên cứu và điều hành chính sách tiền tệ.

3.2.2.2. Chia nhóm thành viên tham gia đầu thấu

Với số lượng thành viên tham gia thị trường mở ngày càng tăng, để thị trường mở đảm bảo khả năng điều tiết lượng tiền cung ứng đáp ứng yêu cầu CSTT cũng như khả năng hỗ trợ vốn khả dụng cho các TCTD-trong điều kiện tiềm lực tài chính, khả năng hoạt động của các TCTD là không đều. Bổi vậy, cần có các biện pháp như sau:

- NHNN Việt Nam nên chủ động xem xét việc đánh giá hàng năm sự tham gia của các thành viên trên thị trường mở. Để thực hiện việc đánh giá là khách quan và có chất lượng, trước hết NHNN phân chia theo nhóm các thành viên tham gia thị trường mở.

mua,

bán trên thị trường mở nắm giữ Giá trị ngoại tệ nắm giữ Dư nợ tín dụng

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản

2. Việc tham gia thị trường đúng như kế hoạch kinh doanh đề ra?

3. Những khó khăn, vướng mắc này sinh trong quá trình tham gia thị trường mở? 4. Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình tham gia thị trường mở?

---W/

Trong đó:

+ Nhóm 1: Tương ứng với các thành viên tiềm lực tài chính mạnh, hiệu quả kinh doanh ở mức tốt.

+ Nhóm 2: Tương ứng với các thành viên tiềm lực tài chính, hiệu quả kinh doanh ở mức trung bình.

+ Nhóm 3: Tương ứng với các thành viên tiềm lực tài chính, hiệu quả kinh doanh ở mức thấp.

Với 10 chỉ tiêu, NHNN sẽ sắp xếp các TCTD theo nhóm theo khả năng đáp ứng đối với các tiêu chí được đưa ra. TCTD có khả năng đáp ứng nhiều nhất các tiêu chí này sẽ được xếp nhóm 1 và giảm dần xuống nhóm 2,3.

Cùng với kết quả đấu thầu thị trường mở theo thành viên hiện có với các thông tin (tổng số lần dự thầu/trúng thầu, tổng khối lượng đăng ký hợp lệ, tổng khối lượng trúng thầu mua hẳn/mua kỳ hạn/bán kỳ hạn). NHNN nên đưa ra cơ chế khuyến khích nhằm tăng cường sự tham gia của các TCTD hiện là thành viên thị trường mở, đặc biệt với các TCTD tiềm lực tài chính còn chưa mạnh. Qua đó, cũng sẽ thu hút tốt hơn các thành viên hiện chưa tham gia thị trường mở.

- NHNN Việt Nam định kỳ (2 Quý/lần hoặc 1 năm/lần) yêu cầu các thành viên tham gia thị trường mở cung cấp thông tin dựa trên câu hỏi nêu ra với câu trả lời Có/Không và Giải thích/Lý do như sau:

Một phần của tài liệu 039 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ THỊ TRƯỜNG mở TRONG điều HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w