2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN
2.1.2. Sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ
Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ bao gồm: dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở và các cơng cụ chính sách tiền tệ khác.
Dự trữ bắt buộc
Công cụ dự trữ bắt buộc (DTB B ) được chính thức sử dụng từ năm 1992. Vào thời gian này, tỷ lệ DTB B được ấn định là 10% trên toàn bộ tiền gửi mà các TCTD huy động được. Các TCTD thực hiện DTBB thơng qua việc duy trì tiền gửi DTBB ở một tài khoản riêng biệt. Năm 1995, quy định về DTBB được thay đổi: các TCTD gửi tiền thực hiện DTBB và tiền thanh toán trên cùng một tài khoản; tỷ lệ DTBB là 10% áp dụng đối với các khoản tiền gửi có thời hạn dưới 01 năm. Các TCTD phải duy trì hàng ngày 70% số tiền phải DTBB trên tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước. Từ năm 1999, đối tượng phải thực hiện DT được mở rộng thêm đối với ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng; tỷ lệ DTBB từ 0- 20% và việc xác định một TCTD thừa hay thiếu DT được căn cứ vào số dư tiền gửi bình quân theo ngày của TCTD tại NHNN trong tháng cao hơn hay thấp hơn số tiền phải DTBB. Từ năm 2000 đến nay, công cụ DTBB tiếp tục được điều hành theo
hướng phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và diễn biến thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng. Gần đây nhất, NHNN tăng tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ từ 4% lên 6% rồi 7% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ có thời hạn dưới 12 tháng, từ 2% lên 4% và 5% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ có thời hạn từ 12 tháng trở lên. Việc sử dụng công cụ DTBB bằng ngoại tệ cùng với sự thay đổi cơ chế tỷ giá và các chính sách liên quan đến việc TCTD cho vay khách hàng bằng ngoại tệ là nỗ lực của NHNN nhằm giảm tình trạng đơla hóa, điều chỉnh cơ cấu tín dụng của TCTD, làm giảm căng thẳng thanh khoản VND để tạo điều kiện giảm lãi suất thị trường.
Cho đến nay, công cụ DTBB khơng ngừng được đổi mới và hồn thiện hơn. Tuy nhiên, NHNN là một cơ quan thuộc Chính phủ và DTBB là một cơng cụ trực tiếp mà khi muốn thay đổi nó, NHNN gặp phải nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính. Chính vì thế, việc sử dụng công cụ DTBB của NHNN chưa được linh hoạt, kịp thời, làm giảm chức năng điều tiết vốn có của cơng cụ này.
Tái cấp vốn
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh tốn cho TCTD theo các hình thức sau:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; - Cho vay có bảo đảm bằng hồ sơ tín dụng;
- Chiết khấu giấy tờ có giá (NHNN hiện khơng dùng hình thức này); - Cho vay qua đêm trong thanh tốn điện tử liên ngân hàng.
Các hình thức tái cấp vốn đều là những hình thức cho vay ngắn hạn trên cơ sở tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá hay hồ sơ tín dụng. Trước đây, giấy tờ có giá bao gồm tín phiếu Kho bạc Nhà nước (KBNN) chưa đến hạn thanh toán, khế ước cho vay ngắn hạn (theo Quyết định số 285/QĐ-NH14 ngày 10/11/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước). Năm 1997, NHNN bổ sung tài sản bảo đảm là ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của TCTD tại NHNN. Hiện nay, tài sản bảo đảm cho các khoản tái cấp vốn của NHNN đối với các TCTD là giấy tờ có giá và hồ sơ tín dụng đủ tiêu chuẩn giao dịch với NHNN.
Trong các năm 1994-1997, lãi suất tái cấp vốn được quy định theo tỷ lệ % trên lãi suất cho vay áp dụng đối với dự án cho vay của TCTD (bằng từ 60% đến 100% lãi suất cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng). Tuy nhiên, từ cuối tháng 5/1997 đến nay, lãi suất tái cấp vốn được NHNN coi là một trong những lãi suất định hướng quan trọng, được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, diễn biến thị trường tiền tệ và tình hình hoạt động của các TCTD.
Lãi suất
Chính sách lãi suất giữ vai trị quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam, chính sách lãi suất của NHNN được điều chỉnh theo hướng dần tự do hóa. Trong giai đoạn kế hoạch hóa tập trung, chính sách lãi suất bị bao cấp nặng nề, lãi suất được xây dựng bị áp đặt không dựa trên điều kiện thị trường và “thực âm” do lạm phát cao hơn rất nhiều lãi suất danh nghĩa. Sau khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển sang mơ hình hai cấp, chính sách lãi suất được NHNN đổi mới cơ bản và ngày càng mang tính thị trường hơn, từ lãi suất cố định (1989 - tháng 5/1992) sang khung lãi suất (tháng 6/1992 - 1995), lãi suất trần (1996 - tháng 7/2000) đến lãi suất cơ bản kèm theo biên độ (tháng 8/2000 tháng 5/2002) và sau đó chuyển sang lãi suất thỏa thuận (tháng 6/2002 - 2006). Việc các TCTD được toàn quyền quyết định lãi suất cho vay với các khách hàng trên cơ sở tham khảo lãi suất cơ bản do NHNN cơng bố có thể được coi là một thành tựu trong quá trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam. Tuy nhiên, trong các năm 2007 - 2008, việc quá nhiều NHTM cổ phần mới được cho phép thành lập, sự chênh lệch quá lớn về quy mô giữa các ngân hàng và sự điều hành chính sách vĩ mơ bị động, không đồng bộ đã gây ra những xáo trộn mạnh trên thị trường tài chính. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận trong điều kiện phải cạnh tranh với các ngân hàng lớn, nhiều NHTM nhỏ không ngừng đẩy mạnh tín dụng, nhất là những khoản cho vay đầu tư chứng khốn, bất động sản, tiêu dùng có lãi suất cao. Sự tăng trưởng tín dụng quá nhanh khiến nhiều NHTM cổ phần nhỏ thiếu vốn nghiêm trọng, buộc phải tăng cao lãi suất huy động để cạnh tranh lãi suất với các NHTM lớn và thường xuyên đi vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất huy động VND lên mức 20%/năm, lãi suất cho vay VND khoảng 23-24%/năm. Để bình ổn thị trường tài chính, NHNN buộc phải áp dụng trần lãi suất trở lại, lãi suất huy động và lãi suất cho vay VND không vượt quá 150% lãi suất cơ bản và lãi suất cơ bản được tăng từ 8,75%/năm lên 12%/năm rồi 14%/năm. Đến cuối năm 2008, NHNN giảm dần lãi suất cơ bản, mặt bằng lãi suất thị trường giảm xuống. Từ tháng 4/2010, NHNN thực hiện lại cơ chế lãi suất thỏa thuận. Cho đến nay, lãi suất cơ bản mà NHNN cơng bố gần như khơng cịn ý nghĩa trong việc định hướng lãi suất thị trường. Lãi suất mà NHNN sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ được chuyển sang lãi suất tái cấp vốn, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở.
Tỷ giá
Chính sách tỷ giá luôn được NHNN đặc biệt quan tâm trong q trình điều hành chính sách tiền tệ vì sự nhạy cảm của tỷ giá với các điều kiện kinh tế vĩ mô và NHNN rất khó kiểm sốt được biến động của tỷ giá. Trước đổi mới, nền kinh tế Việt Nam tồn tại đồng thời nhiều loại tỷ giá và chế độ tỷ giá là cố định. Sau khi hệ thống ngân hàng được tách thành hai cấp, chế độ tỷ giá được thay đổi theo hướng linh hoạt hơn, tỷ giá mua, bán của các NHTM được dao động trong biên độ ±5% so với tỷ giá chính thức do NHNN cơng bố, tỷ giá chính thức cũng được điều chỉnh để mức chênh lệch so với tỷ giá trên thị trường tự do không vượt quá 20%. Cơ sở để NHNN cơng bố tỷ giá chính thức cũng có sự thay đổi qua các thời kỳ: thông qua đấu giá tại Trung tâm giao dịch ngoại tệ (1992 - 1994), tỷ giá bình quân liên ngân hàng (từ năm 1994). Từ năm 1999, NHNN không ấn định tỷ giá chính thức mà chuyển sang thông báo tỷ giá bình quân liên ngân hàng để làm cơ sở cho các NHTM quyết định tỷ giá giao dịch trong biên độ quy định. NHNN cũng nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá để phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ qua các thời kỳ.
Nghiệp vụ thị trường mở
Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997, được ban hành ngày 12/12/1997 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/1998, quy định “Để thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác do Thống đốc quyết định”. Cũng theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1997, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua,
bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở pháp lý, về quy trình giao dịch, nghiệp vụ thị trường mở được NHNN chính thức đưa vào sử dụng ngày 12/7/2000. Với việc đưa vào sử dụng một cơng cụ chính sách tiền tệ gián tiếp, có tính thị trường cao như nghiệp vụ thị trường mở, đây có thể được xem như một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong q trình điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 có nhiều điểm thay đổi cơ bản về chính sách tiền tệ và thẩm quyền thực hiện chính sách tiền tệ nhưng các quy
định về cơng cụ chính sách tiền tệ, trong đó có nghiệp vụ thị trường mở nhìn chung vẫn giữ những điểm cơ bản như Luật năm 1997. Theo đó, NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thơng qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với TCTD và quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Với quy định như vậy, khái niệm nghiệp vụ thị trường mở tại Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc NHNN vẫn phù hợp. Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHNN thực hiện mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá với các TCTD. Những vấn đề cụ thể hơn
về nghiệp vụ thị trường mở sẽ được trình bày ở các phần sau.