2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN
2.1.1. Lựa chọn mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, chính sách tiền tệ quốc gia
là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia là ổn định giá trị đồng tiền (thể hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng - CPI). Chỉ tiêu tốc độ tăng CPI hàng năm do NHNN chịu trách nhiệm xây dựng, được Chính phủ trình lên Quốc hội và Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định. Quốc hội cũng giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ. Như vậy, NHNN khơng phải là cơ quan duy nhất đưa ra các quyết định sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ. Mặt khác, mục tiêu của việc NHNN sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ khơng chỉ là nhằm kiểm soát tốc độ tăng CPI ở mức đã đặt ra mà còn là bảo đảm sự an toàn cho hoạt động ngân hàng và cho hệ thống các TCTD.
Để đạt được các mục tiêu cuối cùng, NHNN lựa chọn mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ là M2 (tổng phương tiện thanh tốn), tốc độ tăng trưởng tín dụng và mục tiêu hoạt động là MB. Nói cách khác, chính sách tiền tệ đang được xây dựng và thực hiện ở Việt Nam dựa trên cơ sở điều tiết khối lượng. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ, NHNN cũng cân nhắc đến mục tiêu lãi suất, cụ thể là giữ ổn định lãi suất liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của các TCTD. Thơng qua các cơng cụ chính sách tiền tệ, NHNN điều tiết khối lượng tiền cung ứng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mơ đã đề ra. Thay vì sử dụng cơng cụ điều tiết tiền tệ trực tiếp (hạn mức tín dụng , đến nay NHNN đã chuyển dần sang sử dụng chủ yếu các công cụ điều tiết tiền tệ gián tiếp (tái chiết khấu, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc). Cùng với các cơng cụ nói trên, thì tỷ giá và lãi
suất cũng trở thành cơng cụ hỗ trợ có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Trong q trình xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, tùy thuộc vào từng giai đoạn, thời kỳ mà NHNN Việt Nam hướng vào mục tiêu phù hợp để ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Năm 2006, NHNN điều hành CSTT theo hướng: Điều hành CSTT một cách linh hoạt thận trọng, phấn đấu giữ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo an tồn hiệu quả tín dụng.
Năm 2007, là năm đầu tiên nước ta trở thành thành viên WTO mở ra nhiều thời cơ, thách thức mới. Năm 2007, NHNN thực hiện CSTT theo hướng điều hành CSTT linh hoạt đảm bảo ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là năm nền kinh tế phát triển nóng, tốc độ tăng trưởng tín dụng lần đầu tiên lên tới gần 54%, khiến cho lạm phát cao, ở mức 2 con số (12,6%) , trong khi đó GDP tăng 8,48%.
Năm 2008, nền kinh tế thế giới trải qua nhiều sự kiện phức tạp, khó lường xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại. NHNN đã sử dụng tất cả các công cụ CSTT theo hướng thắt chặt để kiềm chế lạm phát: (i) tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc ở tất cả các kỳ hạn; (ii) Phát hành bắt buộc 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN và quy định các tín phiếu NHNN không được sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN; (iii) Lãi suất cơ bản được điều chỉnh lên mức 12 rồi 14%. Hệ thống lãi suất điều hành gồm cặp lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh tăng lên 15% và 13%; (iv) Khống chế hạn mức tín dụng và u cầu kiểm sốt chặt những lĩnh vực cho vay có rủi ro cao, đặc biệt cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản...
Năm 2009, CSTT lại hướng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm đối phó với suy thối kinh tế trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới thông qua một loạt các công cụ: (i) Triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất mà thực chất là mở
rộng cung tiền; (ii) Hạ lãi suất cơ bản từ 14% xuống 8,5% và cặp lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn xuống 7,5% và 9,5%; (ii) Giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với tiền đồng xuống còn 5%; (iv) Thực hiện thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN. Nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu là mua giấy tờ có giá để cung ứng thêm tiền; (v) Duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% trong gần suốt năm 2009, tăng lên 8% vào tháng 11/2009.
Năm 2010, thực hiện chính sách vĩ mơ thận trọng nhằm ổn định và duy trì mục tiêu tăng trưởng. Nghị quyết số 18/NQ-CP, tháng 4/2010 xác định cả hai mục tiêu
cho năm 2010: kiềm chế mức lạm phát khoảng 7% (tương tự như 2009) và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%. Trong thực tế, khoảng nửa đầu năm 2010, CSTT tuân thủ định hướng hạn chế tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng là 25% và M2 là 20%), kiểm sốt rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng và cơ cấu dư nợ.
Giai đoạn ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát (2011 - 2012). Lần đầu
tiên, tuyên bố mục tiêu vĩ mô và cam kết thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát thể hiện sự nhất quán cao trong tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ theo Nghị quyết 11/NQ-CP/2011 tháng 2/2011. Theo đó, cả CSTT và chính sách tài khóa đều được u cầu sử dụng triệt để các cơng cụ chính sách nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát. CSTT một lần nữa quay lại thực hiện thắt chặt với mục tiêu trung gian gồm tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 16%, M2 tăng dưới 20%.
Nhìn chung, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN ngày càng được nâng lên, đã góp phần ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an sinh xã hội.