Khái quát sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ thị trường mởcủa Ngân

Một phần của tài liệu 039 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ THỊ TRƯỜNG mở TRONG điều HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 47 - 66)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG

2.2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ thị trường mởcủa Ngân

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện tại Việt Nam từ ngày 12/8/2000 sau một thời kỳ chuẩn bị lâu dài. Việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở đánh dấu bước chuyển đáng kể của NHNN Việt Nam trong điều hành CSTT từ công cụ trực tiếp sang gián tiếp. Trên cơ sở các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003, NHNN xây dựng và ban hành nhiều văn bản liên quan đến điều hành nghiệp vụ thị trường mở, dần hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo cơ sở cho việc điều hành và phát triển nghiệp vụ thị trường mở:

- Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc NHNN; Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/9/2008 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN.

- Quy chế quản lý vốn khả dụng ban hành kèm theo Quyết định số 37/2000/QĐ-NHNN1 ngày 24/01/2000 của Thống đốc NHNN.

- Quy chế lưu ký giấy tờ có giá ban hành kèm theo Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004;

- Quyết định số 11/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010 về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước.

quy trình điều hành chính sách tiền tệ.

Từ năm 2000 đến nay, nghiệp vụ thị trường mở đã hoạt động thường xuyên, cung ứng hàng trăm ngàn tỷ đồng cho các TCTD góp phần ổn định tiền tệ. Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay, NHNN đã có những biện pháp khá linh hoạt trong điều hành CSTT từ thắt chặt đến nới lỏng, đặc biệt là khoảng thời gian năm 2007 đến 2008, nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Sau đó, CSTT được chuyển sang thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, từ tháng 11/2010 đến năm 2012, được tiếp tục điều hành theo hướng linh hoạt, thận trọng nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng đồng thời kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Theo chỉ thị 19/CT-TTg về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013-2015 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu phát triển của năm 2013 là phấn đấu đạt mức tăng trưởng 6-6,5%, kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI ở mức khoảng 5-6%, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng 12% so với năm 2011, nhập siêu kiểm soát dưới 10%, bội chi ngân sách thâm hụt 4,7% GDP, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 34% GDP. Để thực hiện các mục tiêu trên, NHNN đã có hàng loạt các biện pháp quyết liệt và đúng đắn để ngăn ngừa suy thoái kinh tế và dần lấy lại đà phục hồi cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức

2.2.2.1. Ban điều hành

B an điều hành nghiệp vụ thị trường mở thành lập dựa trên hướng dẫn chi tiết trong Quy chế nghiệp vụ thị trường mở. Theo đó, B an điều hành gồm 1 Trưởng ban, 2 Phó trưởng ban, 3 thành viên và 2 thư ký. Vị trí trưởng ban do Phó thống đốc đảm nhiệm, một phó trưởng ban là Vụ trưởng Vụ CSTT, một phó trưởng ban là Giám đốc Sở giao dịch trong đó, Vụ trưởng Vụ CSTT là phó trưởng ban thường trực. Ba thành viên của ban điều hành là đại diện ban lãnh đạo các Vụ Tín dụng, Vụ Quản lý ngoại hối và Sở giao dịch, thư ký ban điều hành là chuyên viên các Vụ CSTT và Sở giao dịch.

B an điều hành có nhiệm vụ phân tích các thơng tin về mục tiêu của CSTT, tình hình dự báo vốn khả dụng của các TCTD, tình hình hoạt động tái cấp vốn của NHNN đối với các TCTD, chỉ số lạm phát, lãi suất cho vay của nền kinh tế, từ đó

quyết định phương thức đấu thầu, khối lượng các loại GTCG cần mua hoặc cần bán, lãi suất mua hoặc bán, thời hạn của giao dịch mua, bán có kỳ hạn, . . . B an điều hành là người chịu trách nhiệm trước các quyết định trong quy chế thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, các vấn đề cụ thể trong từng phiên giao dịch. Để có thể thực hiện tốt cơng việc này, ban điều hành xây dựng nguyên tắc làm việc trên cơ sở có sự thống nhất của các thành viên và Trưởng ban ra quyết định căn cứ vào quyết định đã thống nhất.

B an điều hành có trách nhiệm đề xuất hay đổi mới nghiệp vụ thị trường mở theo hướng hoàn thiện hơn. Để làm được điều này, ban điều hành dựa vào thực tiễn điều hành để chủ động phát hiện những bất cập, kịp thời có những đề xuất sửa đổi đồng thời qua các đợt tập huấn, hội nghị tổng kết nghiệp vụ thị trường mở hàng năm để tiếp thu được các kiến nghị, đề xuất của các thành viên tham gia và những đơn vị có liên quan góp phần hồn thiện nghiệp vụ thị trường mở. Trong thời gian qua, B an Điều hành đã chỉ đạo điều hành hoạt động nghiệp vụ thị trường mở thông suốt, an tồn và hiệu quả, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu điều hành CSTT của NHNN

2.2.2.2. Các bộ phận phối hợp

Vụ Tín dụng có trách nhiệm cung cấp số liệu chính xác về hoạt động tái cấp vốn cho ban điều hành nhằm kịp thời hỗ trợ trong những quyết định điều tiết thị trường mở như khối lượng GTCG sẽ đấu thầu, lãi suất đầu thầu, phương thức giao dịch,... Vụ tín dụng có trách nhiệm trình Thống đốc quy định danh mục các loại GTCG, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời điểm định giá và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại GTCG trên thị trường mở trong từng thời kỳ. Trong quá trình triển khai nghiệp vụ thị trường mở, tùy tình huống cụ thể, Vụ Tín dụng có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan.

Vụ Chính sách tiền tệ trực tiếp thu thập thơng tin về tình hình biến động vốn của các TCTD nhằm quản lý, theo dõi và cung cấp tình hình hoạt động tái cấp vốn cho Ban điều hành. Đề xuất với ban điều hành về khối lượng các loại GTCG mua, bán, phương thức mua hoặc bán, thời hạn cần mua hoặc bán và dự kiến các mức lãi suất áp dụng khi mua, bán GTCG. Vụ Chính sách tiền tệ phối hợp với Vụ Tín dụng, Sở Giao dịch tham mưu cho Thống đốc quy định về danh mục các loại GTCG, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời điểm định giá và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các GTCG trên thị trường mở trong từng thời kỳ.

Phối hợp với Vụ Tín dụng và Vụ Chính sách tiền tệ tham mưu cho Thống đốc quy định về danh mục các loại GTCG, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời điểm định giá và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại GTCG trên thị trường mở trong từng thời kỳ. Tham mưu cho ban điều hành xác định cơ cấu, thời điểm cần mua, bán các loại GTCG. Sở giao dịch thực hiện xem xét, công nhận TCTD là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Trên cơ sở khối lượng GTCG trúng thầu của các TCTD, Sở giao dịch thực hiện các giao dịch mua bán GTCG và thực hiện thanh toán và hạch toán kế toán theo quy định. Sở giao dịch chịu trách nhiệm tổng hợp, theo dõi và báo cáo thông tin về thị trường mở gửi B an điều hành, Vụ Tín dụng, Vụ Chính sách tiền tệ.

Vụ Tài chính- Kế tốn tham gia nghiệp vụ thị trường mở với tư cách là bộ phận hướng dẫn quy trình hạch tốn kế tốn liên quan đến nghiệp vụ thị trường mở. Cục Công nghệ tin học chịu trách nhiệm cài đặt chương trình phần mềm và đảm bảo hạ tầng mạng truyền thông tin cho nghiệp vụ thị trường mở hoạt động ổn định, an tồn và bảo mật. Thơng báo quy định mã số, mã khóa, khóa ký chữ ký điện tử cho những thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở.

2.2.3. Hàng hóa giao dịch

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QHX năm 1997 quy định:

Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Như vậy, NHNN và các TCTD là thành viên nghiệp vụ thị trường

mở chỉ được phép mua, bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn. Trên cơ sở quy định của Luật năm 1997, Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 của Thống đốc NHNN giới hạn các loại giấy tờ có giá được phép giao dịch nghiệp vụ thị trường mở bao gồm: Tín phiếu Kho bạc; Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể trong từng thời kỳ. Những loại giấy tờ có giá này phải thỏa mãn điều kiện:

- Có thể giao dịch được;

- Được phát hành bằng đồng Việt Nam;

- Đăng ký tại NHNN theo quy định về việc đăng ký giấy tờ có giá ngắn hạn của NHNN;

- Giấy tờ có giá được mua, bán hẳn phải có thời hạn cịn lại tối đa là 90 ngày. Những quy định chặt chẽ này là giới hạn khiến nhiều TCTD khơng thể tham

Tín phiếu KBW gia nghiệp vụ thị trường mở hay tham gia nhưng lượng giao dịch thấp do khơngx x x x x x x x có

đủ giấy tờ có giá ngắn hạn đáp ứng được yêu cầu. Luật số 10/2003/QH11 năm 2003

về sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 quy

định: Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách

tiền tệ quốc gia. Sự thay đổi từ “mua, bán giấy tờ có giá ngắn hạn” thành “mua,

bán ngắn hạn giấy tờ có giá” là thay đổi mang tính bước ngoặt trong hoạt động

điều

hành nghiệp vụ thị trường mở của NHNN. Theo đó, khơng chỉ các giấy tờ có giá ngắn hạn mà cả các giấy tờ có giá dài hạn cũng có thể được TCTD sử dụng để tham

gia nghiệp vụ thị trường mở. Do đó, lượng hàng hóa cho nghiệp vụ thị trường mở được mở rộng hơn rất nhiều, tăng khoảng 3-4 lần so với trước khi thay đổi quy định

về loại hình giấy tờ có giá. Cụ thể hóa quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam sửa đổi năm 2003, Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết

định số 01/2007/QĐ-NHNN quy định các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở phải đảm bảo: Một là, các GTCG được phép mua, bán trên thị trường mở; Hai là, GTCG được phát hành bằng

đồng Việt Nam; Ba là, các GTCG phải được lưu ký tại NHNN trước khi thực hiện giao dịch; Bốn là, các GTCG được mua hẳn hoặc bán hẳn có thời hạn cịn lại tối đa

là 91 ngày và phải dài hơn thời hạn mua bán đối với trường hợp mua hoặc bán có kỳ hạn; Năm là, danh mục GTCG, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời điểm

định giá và thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại GTCG trên thị trường mở sẽ do Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ.

Sau hơn 11 năm hoạt động, OMOs phát triển tương đối ổn định và thu được các kết quả khả quan, việc bổ sung thêm hàng hóa cho thị trường mở là cần thiết. Quyết định số 1909/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 của Thống đốc NHNN cho phép các TCTD là thành viên tham gia các giao dịch tái cấp vốn được sử dụng trái phiếu Chính phủ do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành- nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trái phiếu chính quyền địa phương do UBND thành phố Hà nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh phát hành trong hoạt động mua có kỳ hạn trong OMOs. Hàng hóa của OMOs đã được mở rộng bao gồm cả các GTCG dài hạn được giao dịch trên thị trường vốn là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương, thì NHNN cũng cần có sự cân nhắc khi sử dụng chúng để đảm bảo việc mua bán các GTCG là phục vụ cho điều hành CSTT và tránh khỏi đầu tư trực tiếp quyết định các trái phiếu và giá trị của các trái phiếu đối với từng phiên giao dịch OMOs. Tuy nhiên, giá trị giao dịch của các trái phiếu được tham gia trong mỗi lần (phiên) giao dịch mua có kỳ hạn trong OMOs vẫn bị khống chế tối đa bằng 50% giá trị của giao dịch đó.

Trước nhu cầu của các thành viên tham gia thị trường và thực hiện mục tiêu đa dạng hóa cũng như tăng tính thanh khoản cho các loại hàng hóa giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã nới lỏng các tỷ lệ giá trị bị hạn chế khi sử dụng các loại trái phiếu Chính phủ do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương do UBND thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Đồng thời NHNN cũng cho phép bổ sung loại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bao gồm: Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành vào trong các giao dịch mua kỳ hạn trên OMOs với NHNN. Điều này được cụ thể bằng thông tư số 11/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010 về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước.

Trái phiếu cơng trình Trung ương

x x x x x

Trái phiếu Chính phủ (Ngân hàng PTVN phát hành)

x x x

Trái phiếu chính quyền địa phương (UBND TPHN phát hành)

x x x

Trái phiếu chính quyền địa phương U ND TPHCM phát hành)

NHTM CP 1 7 2 3 3 1 3 4 3 8 3 5 35 - Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng

- Tổ chức phát hành khơng được sử dụng các loại GTCG do tổ chức đó phát hành để tham gia giao dịch với NHNN.

Từ năm 2006-2012, danh mục giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở được mở rộng (Bảng 2.1), sự điều chỉnh này làm phong phú thêm hàng hóa giao dịch trên thị trường mở nhưng cũng chính từ tính chất đa dạng và phong phú các GTCG và những điều chỉnh của NHNN đối với các GTCG khi tham gia giao dịch trên thị trường mở theo hướng có lợi cho các TCTD đã tăng sức hút cho các chủ thể đã và chưa tham gia thị trường mở.

2.2.4. Số lượng thành viên tham gia

Chủ thể tham gia OMOs gồm có NHNN và các TCTD có đủ điều kiện. Ngân hàng Nhà nước tham gia với tư cách vừa là thành viên vừa là người điều hành thị trường. NHNN là cơ quan xem xét và cấp giấy công nhận là thành viên của thị trường mở cho các TCTD đủ điều kiện quy định.

Tổ chức tín dụng: Các TCTD được thành lập theo Luật Các TCTD có đủ các điều kiện quy định sau đây thì được tham gia thị trường mở:

- Có tài khoản tiền gửi tại NHNN (Sở Giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố)

- Có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia OMOs gồm: máy fax, máy vi

Một phần của tài liệu 039 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ THỊ TRƯỜNG mở TRONG điều HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 47 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w