Doanh số giao dịch trên thị trường mở từ năm 2006-2012

Một phần của tài liệu 039 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ THỊ TRƯỜNG mở TRONG điều HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 70 - 72)

≡ Doanh số mua ■ Doanh số bán HUI Tổng doanh số giao dịch

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.2.9. Khả năng tác động của nghiệp vụ thị trường mở đối với mục tiêu chínhsách tiền tệ sách tiền tệ

Cùng với OMOs, NHNN vẫn duy trì các cơng cụ khác của CSTT, tùy vào từng thời điểm cụ thể, OMOs được điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT nhằm đạt mục tiêu CSTT. Hoạt động thị trường mở xét trên phương diện lý thuyết khi thực hiện sẽ tác động đến lượng tiền cung ứng, từ đó sẽ tác động đến sự thay đổi của lãi suất thị trường. Đây chính là cơ sở cho việc điều chỉnh lãi suất thị trường mà NHTW các nước muốn điều tiết thông qua OMOs. Mà hoạt động của OMOs dựa trên yêu cầu điều tiết vốn khả dụng cho các TCTD, do đó lãi suất OMOs thường theo sát các lãi suất chính sách như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu.

Với sự nỗ lực trong việc xác định các mức lãi suất đảm bảo sự ổn định thị trường, NHNN đã bước đầu sử dụng thông qua lãi suất OMOs để từng bước định hướng lãi suất thị trường. Khoảng thời gian NHNN điều hành linh hoạt lãi suất OMOs trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường, phát tín hiệu về quan điểm điều hành CSTT trong từng thời kỳ theo hướng thắt chặt hay nới lỏng, thể hiện rất rõ vai trò của lãi suất thị trường mở trong việc hỗ trợ NHNN điều hành CSTT, điều tiết lãi suất thị trường. Từ giữa năm 2008-2009, lãi suất OMOs đã có sự kết hợp khá chặt chẽ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất liên ngân hàng để định hướng theo mục tiêu chính sách

tiền tệ. Do đó, sự vận động cùng chiều, phối kết hợp chặt chẽ lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất OMOs là cơ sở cho các chủ thể trong nền kinh tế có thể đưa ra quyết định chính xác trong việc đầu tư kinh doanh, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định, bền vững.

Biểu đồ 2.2: Diễn biến lãi suất nghiệp vụ thị trường mở so với các lãi suất cơ bản khác giai đoạn 2006-9/2012 24.0 22.0 20.0 18.0 16.0 14.0 12.0 10.0 8.0 6.0 4.0 2.0 0.0

LS tái cấp vốn .........LS tái chiết khấu

— — — LS OMO (TB thang) — -LS thị trường liên ngân hàng

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Năm 2006, lãi suất thị trường liên ngân hàng liên tục cao hơn lãi suất thị trường mở. Vào giai đoạn này, thị trường tiền tệ chưa phát triển, hoạt động đi vay và cho vay giữa các TCTD không sôi động nên khoảng chênh lệch giữa hai loại lãi suất chưa phải là vấn đề thật sự nghiêm trọng. Thông qua OMOs, NHNN đã tăng cường chào bán tín phiếu NHNN để hút tiền về, góp phần giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán trong khi vẫn đảm bảo giữ nguyên mức lãi suất cơ bản 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn 6,5%, lãi suất tái chiết khấu 4,5%. Điều này góp phần khơng nhỏ trong việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,23%/năm.

Năm 2008, trong giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát cao bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong quý I/2008, NHNN bắt đầu sử dụng CSTT thắt chặt thông qua việc NHNN phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc đối với 41 NHTM, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25% lến 8,75%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5% lên 7,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 6,5% lên 7,5%/năm. Dự trữ của hệ thống ngân hàng giảm mạnh trong thời gian ngắn, thanh khoản khó khăn, đặc biệt là đối với các ngân hàng nhỏ đã vay quá nhiều từ các ngân

9

Tăng trưởng tín

dụng 25.4

4 53.89 25.43 39.57 32.43 14.31 2.82

hàng khác. Lãi suất thị trường tăng mạnh, vượt xa lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Trong quý II,III/2008, thâm hụt thương mại và tỷ lệ lạm phát gia tăng tiếp tục tạo sức ép cho nền kinh tế, Chính phủ đã xác định tập trung vào mục tiêu phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng hợp lý, bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu. NHNN đã thắt chặt CSTT thông qua việc tăng mạnh lãi suất cơ bản lên tới 14% (tháng 6/2008), duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức cao, lãi suất OMOs cũng lên tới 15%/năm. Để từng bước tạo đà tăng trưởng GDP, cuối năm 2008, Chính phủ nới lỏng CSTT, giảm lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu xuống lần lượt ở mức 8,5%/năm, 9,5%/năm, 7,5%/năm, khi đó lãi suất OMOs cũng được giảm cịn gần 7,5%/năm khiến cho nền kinh tế từng bước được cải thiện, GDP đạt 6,31%/năm, tăng trưởng tín dụng ở mức 25,43%. Tuy nhiên, đây là năm nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao do ảnh hưởng tăng trưởng nóng vào cuối năm 2007, tốc độ tăng CPI ở mức 22,3%.

Một phần của tài liệu 039 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ THỊ TRƯỜNG mở TRONG điều HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w