Định hướng phát triển điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 039 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ THỊ TRƯỜNG mở TRONG điều HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 89 - 90)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONGĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

3.1.1. Định hướng phát triển điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhànước Việt Nam nước Việt Nam

Ngày 24/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đây là một đề án quan trọng, tạo điều kiện và là cơ sở nền tảng cho phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất được đặt ra trong Đề án là đến năm 2010, NHNN độc lập, tự chủ trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá đồng thời xác định mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ trong giai đoạn 2006 - 2010 là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, định hướng đổi mới điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2010 là điều hành CSTT theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của CSTT là: ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế; xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường; nâng cao năng lực của NHNN trong điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đoái thông qua việc đổi mới, hoàn thiện các công cụ CSTT, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng bộ với việc phát triển thị trường tiền tệ phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam; tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ của CSTT và giữa việc điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Thực hiện điều hành CSTT dựa trên cơ sở điều tiết khối lượng tiền; đồng thời xây dựng các điều kiện cần thiết để chuyển dần sang thực hiện điều hành CSTT trên cơ sở điều tiết lãi suất. Tạo lập các điều kiện cần thiết để sau năm 2010 NHNN chuyển sang điều hành CSTT theo cơ chế lạm phát mục tiêu. Quán triệt tinh thần đó, ngay từ những tháng đầu năm 2011, NHNN đã quyết liệt trong việc thay đổi

chính sách điều hành, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, công cụ lãi suất. Đồng thời cũng rất chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý, nhằm đảm bảo tính kịp thời, thích ứng của các chính sách ban hành phù hợp với thực tế và chỉ đạo của Chính phủ trong từng giai đoạn. Chính vì vậy, NHNN Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo sự ổn định, tính thông suốt của thị trường tiền tệ, kiểm soát được lãi suất, mức tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đã đề ra.

Hội nghị T.W 3 (khóa XI) tháng 10/2011 đã xác định năm 2012 và giai đoạn năm 2011-2015, ưu tiên hàng đầu của kinh tế Việt Nam là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Năm 2012 được coi là năm bản lề và có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh việc tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ còn đặt mục tiêu triển khai đề án tái cấu trúc nền kinh tế với ba trụ cột là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tái cấu trúc hệ thống tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại. Như vậy, trọng trách nặng nề đặt ra cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đối với phát triển kinh tế bền vững, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 8/11/2011 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, định hướng thực hiện chính sách tiền tệ với mục tiêu hàng đầu là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát để bảo đảm tương thích giữa tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng dư nợ tín dụng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng. Giảm dần tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ tín dụng ngân hàng, đẩy mạnh kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán và các định chế tài chính khác.

Một phần của tài liệu 039 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP vụ THỊ TRƯỜNG mở TRONG điều HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN tệ của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w