Cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 34 - 36)

7. Cấu trúc đề tài

1.3. Cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí 12

1.3.1. Mục tiêu giáo dục

* Về kiến thức: Hiểu và trình bày được những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển KTXH của Việt Nam. Những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nói học sinh đang sinh sống nói riêng.

* Về kĩ năng: Tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng địa lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho học sinh, đó là tư duy tổng hợp, gắn với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất.

* Về thái độ, tình cảm: Làm giàu thêm ở học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự cường dân tộc và niềm tin vào tương lai của đất nước, của nhân dân.

Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí.

Đồng thời củng cố cho học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn,tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ mối trường, xây dựng và phát triển KTXH ở quê hương [2], [3], [4].

1.3.2. Về cấu trúc

Nội dung SGK Địa lí 12 chủ yếu là Địa lí Việt Nam gồm 4 phần: - Phần 1: Địa lí tự nhiên gồm 2 chương:

+ Chương 1: Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ. + Chương 2: Đặc điểm chung của tự nhiên

- Phần 2: Địa lí dân cư

+ Chương 1: Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp. + Chương 2: Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp. + Chương 3: Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. - Phần 4: Địa lí địa phương.

Chương trình là sự kế thừa và hoàn thiện chương trình địa lí lớp 8, lớp 9. Thời lượng: ban cơ bản: 1,5 tiết/tuần; ban nâng cao: 2 tiết/ tuần [2], [3], [4].

1.3.3. Nội dung

Nội dung của SGK Địa lí 12 được thể hiện thông qua kênh chữ, kênh hình và hệ thống câu hỏi, bài tập. Các thành tố này tuy có vai trò riêng song lại tạo nên một nội dung hoàn chỉnh, thống nhất của SGK. Như vậy là cách thể hiện nội dung đã có sự đổi khác so với chương trình SGK cũ.

Kênh chữ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong khối lượng của SGK nhưng đã giảm việc cung cấp thông tin sẵn có. Có thể nói đây là kiến thức cơ bản được chọn lọc kĩ lưỡng sao cho lên về mặt số lượng và chất lượng. Nhìn chung khá đa dạng bao gồm vừa cô đọng, khúc triết, vừa phù hợp với trình độ của HS.

Kênh hình đã được tăng nhiều sơ đồ, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh. Trong quá trình biên soạn, kênh hình nhất là các hình ảnh đã được chọn lọc từ nhiều nguồn đáng tin cậy: SGK hay giáo trình có liên quan của một số nước trên thế giới nhằm đản bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính mỹ thuật. Đối với phần Địa lí tự nhiên, kênh hình có ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình nhận thức của HS. Đó là phần HS tự học, tự khai thác kiến thức.

Các câu hỏi bài tập được tăng lên không chỉ ở cuối bài mà còn ở giữa bài. Các câu hỏi và bài tập xen kẽ với kênh chữ, kênh hình ở giữa bài nhằm định hướng gợi mở cho HS, nằm ở cuối bài nhằm chốt lại kiến thức cơ bản, củng cố và rèn luyện kỹ năng. Đây cũng là một nội dung quan trọng cần được khai thác có hiệu quả trong tiến trình dạy học.

Phần Địa lí Việt Nam SGK Địa lí 12 hoàn thiện nốt các kiến thức cần thiết còn lại. Đồng thời còn dành ra một chương để củng cố tổng kết toàn bộ chương trình của phần kiến thức này. Phần Địa lí Việt Nam cung cấp cho các em đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội của nước ta rất chi tiết và bài bản. Cùng với những thuận lợi và khó khăn của nó. Từ đó làm cơ sở để các em học các kiến thức mới chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sắp tới [2], [3].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 34 - 36)