Phân loại số liệu thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc đề tài

1.2. Một số vấn đề về số liệu thống kê

1.2.3. Phân loại số liệu thống kê

Trong sách giáo khoa Địa lí THPT các số liệu thống kê có một vị trí quan trọng và không thể thiếu được trong việc làm sáng tỏ kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành cho học sinh tư duy địa lí. Các số liệu này rất đa dạng, chúng được đưa vào hầu hết các bài trong sách giáo khoa với nhiều mục đích khác nhau. Có thể chia số liệu thống kê làm hai dạng:

- Dạng số liệu đơn lẻ: Đó là những số liệu riêng rẽ để cụ thể hóa một số đối tượng địa lí kinh tế - xã hội nào đó về mặt số lượng hoặc để định lượng minh họa, lí giải giúp cho việc chứng minh, phân tích hiện tượng, khái niệm, quy luật địa lí kinh tế - xã hội. Các số liệu thống kê riêng biệt thường được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu số lượng. Các số liệu thống kê thường gặp trong dạy học địa lí KT- XH là:

+ Số liệu biểu hiện bằng một chỉ tiêu tổng lượng (số liệu tuyệt đối kèm theo đơn vị, trị số)

+ Số liệu biểu hiện bằng một chỉ tiêu tương đối (đơn vị %). Do nhiệm vụ khác nhau, chỉ tiêu tương đối có thể chia làm 2 loại: chỉ tiêu bình quân và chỉ tiêu so sánh

+ Số liệu chỉ tiêu kết cấu là tỉ số giữa bộ phận và tổng thể (tổng cộng số % của các thành phần = %)

+ Số liệu là chỉ tiêu động thái (so sánh chỉ tiêu tổng lượng trong những mốc thời gian khác nhau để nói rõ sự biến động của sự phát triển KT - XH).

Chúng dùng để định lượng, minh họa, lí giải giúp cho việc chứng minh, phân tích,…các hiện tượng, các khái niệm, quy luật Địa lí kinh tế - xã hội.

Ví dụ: Nền kinh tế của mỗi nước trên thế giới đều có các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,…nhưng do mỗi nước có đặc điểm riêng về các đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, tài nguyên,…nên mỗi ngành kinh tế ở từng nước lại có đặc điểm riêng biệt. Để xác định được mức độ phát triển, tính chất của các ngành kinh tế cần căn cứ vào các số liệu về sự phát triển, số vốn đầu tư, số lượng sản phẩm…

- Các bảng số liệu: Đó là các SLTK được đưa dưới hình thức tập hợp thành các bảng nhằm mục đích đặt ra các số liệu có liên quan với nhau ở vị trí gần nhau để người đọc dễ dàng nhận xét, so sánh, từ đó rút ra được những kết luận có căn cứ về các hiện tượng và quá trình Địa lí kinh tế - xã hội

Hệ thống bảng số liệu trong SGK Địa lí lớp 11 gồm 2 loại: Bảng số liệu đơn giản và bảng số liệu phức tạp.

+ Bảng số liệu đơn giản: Là bảng gồm có nhiều số liệu nhưng trong đó chỉ nói về một nội dung.

Ví dụ: Bảng 40.1. Sản lượng dầu thô khai thác qua một số năm

Năm Sản lượng (Nghìn tấn) 1986 40 1988 688 1990 2700 1992 5500 1995 7700 1998 12500 2000 16291 2002 16863 2005 18519

(Nguồn: Bảng 40.1. Sản lượng dầu thô khai thác qua một số năm SGK địa lí 12, trang 183)

+ Bảng số liệu phức tạp: Là bảng số liệu nói về một nội dung nào đó, xong lại chia ra nhiều đề mục có quan hệ với nhau hoặc bao gồm nhiều đề mục khác nhau tính theo thời gian…

Ví dụ: Bài 23. Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Bảng số liệu về giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá so sánh) của nước ta qua các năm (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

Năm Tổng số Lương

thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác Theo giá so sánh 1994 1990 49,6 33,3 3,5 6,7 5 1,1 1995 66,2 42,1 5 12,1 5,6 1,4 2000 90,9 55,2 6,3 21,8 6,1 1,5 2005 107,9 63,9 8,9 25,6 7,9 1,6 Theo giá so sánh 2010 2005 331,4 194,8 30,9 79,0 20,4 6,3 2010 396,6 218,8 41,2 105,3 26,0 5,3 2013 443,0 242,9 45,6 120,8 28,1 5,6

(Nguồn: Bảng 23.1, trang 98, SGK Địa lí 12, đã cập nhật và bổ sung)

Các bảng số liệu được biểu hiện trực quan dưới dạng biểu đồ, lược đồ, bản đồ,…Do sự phong phú, đa dạng của các số liệu thống kê trong các bảng biểu mà khi biểu hiện dưới dạng biểu đồ cũng có nhiều loại: Biểu đồ hình cột, biểu đồ hình tròn, đường biểu diễn, biểu đồ miền,…Thậm chí một bảng số liệu có thể được biểu hiện trên cơ sở các loại biểu đồ khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 27 - 29)