Các nguồn tài liệu thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc đề tài

1.2. Một số vấn đề về số liệu thống kê

1.2.5. Các nguồn tài liệu thống kê

Như đã trình bày, để giảng dạy tốt môn Địa lí nói chung và Địa lí kinh tế - xã hội nói riêng thì nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi giáo viên là thu thập các số liệu ở đâu? Và sử dụng chúng như thế nào? Trong giảng dạy Địa lí kinh tế - xã hội, SLTK được thu thập bằng nhiều con đường (niên giám thống kê, báo chí, các tạp san, các tài liệu bản đồ, biểu đồ công bố…). Song việc sử dụng các số liệu đó như thế nào? Mức độ ra sao? Ở đó có một vấn đề đặt ra cần giải quyết là giáo viên sử dụng các bài viết của SGK Địa lí kinh tế - xã hội như thế nào? Ở đây diễn ra hai khuynh hướng: Một là thoát li SGK, hai là sử dụng toàn bộ bài viết (kể cả kênh hình và kênh chữ) trong sách giáo khoa để giảng dạy. Trong giảng dạy, học tập Địa lí kinh tế - xã hội ở trường THPT việc lặp lại nguyên văn những số liệu trong SGK sẽ làm giảm chất lượng giảng dạy của bài giảng. Bởi vì, trên thực tế sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, khu vực…luôn thay đổi, các thông tin về kinh tế - xã hội khi người thầy lên lớp đã có thể khác xa với thông tin trong SGK (thiếu cập nhật, thiếu chính xác…)

Các nhà nghiên cứu đã tìm nhiều cách để giải quyết mối quan hệ giữa nội dung SGK với việc trình bày kiến thức của GV và tự học của HS. Bằng kết quả thực nghiệm

sư phạm nhiều năm, tiến sĩ N.G.Đairi đã đề xuất cách sử dụng SGK trong dạy học được minh họa theo sơ đồ sau:

1 2

2 3

Theo ông con số 2 (trong sơ đồ) chỉ là phần nội dung vừa có trong bài giảng, vừa có trong SGK. Đó là những nội dung cơ bản nhất. Nắm được những vấn đề này một cách sâu sắc, vững chắc là nhiệm vụ của giờ lên lớp.

Con số 1 (trong sơ đồ) chỉ tài liệu (nói chung) và SLTK nói riêng không có trong SGK, giáo viên đưa phần trình bày này vào bài giảng nhằm nâng cao tính khoa học của SGK.

Con số 3 (trong sơ đồ) chỉ nội dung được trình bày trong SGK trong đó có các SLTK. Người giáo viên phải căn cứ vào nội dung của từng bài mà xác định kiến thức giảng dạy trên lớp theo sơ đồ trên có dung lượng thích hợp.

Số liệu thống kê thì không chỉ có riêng Địa lí kinh tế - xã hội thế giới lớp 11 nội dung được thể hiện trên cả hai kênh (kênh hình và kênh chữ). Kênh hình chính là các biểu bảng, các bảng số liệu đã được thu thập từ nhiều nguồn. Đặc trưng của kiến thức kinh tế - xã hội nó phát triển theo thời gian. Các số liệu đưa ra ngày hôm nay đã lạc hậu so với ngày mai. Vì vậy để đảm bảo tính cập nhật, chính xác trong quá trình giảng dạy đối với các số liệu đã đưa ra vào chương trình quá lâu, mặc dù giáo viên vẫn dạy theo nội dung đó nhưng cần đưa thêm số liệu mới mà giáo viên đã thu thập từ thực tế qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng…Điều đó tạo ra cho học sinh một hứng thú học tập, từ số liệu học sinh so sánh, đối chiếu với các số liệu cũ để thấy được tố độ tăng trưởng, sự phát triển kinh tế, dân số hay một nội dung nào đó của một quốc gia trên thế giới. Giáo viên với năng lực của mình đưa các số liệu vào bài giảng một cách hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ để phát huy được tính độc lập, tự chủ, tích cực, sáng tạo trong khi học làm cho bài giảng sinh động hơn, tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)