Thu thập số liệu thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 29 - 30)

7. Cấu trúc đề tài

1.2. Một số vấn đề về số liệu thống kê

1.2.4. Thu thập số liệu thống kê

Việc nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, phải nắm bắt được hệ thống các khái niệm, quy luật, học thuyết,…đã được trình bày trong sách giáo khoa. Số liệu thống kê có một ý nghĩa nhất định đối với việc hình thành các tri thức địa lí đó. Những kiến thức trong sách giáo khoa sẽ có sức thuyết phục mạnh mẽ khi có những số liệu thống kê minh họa. Trong giảng dạy SLTK còn giá trị để tính toán, rút ra những đặc điểm, quy luật, tính chất của một sự vật hiện

tượng. Tuy nhiên do sự biến động không ngừng của kinh tế xã hội mà các SLTK phải luôn cập nhật nhưng phải có chọn lọc, tạo tính khách quan nhưng phải chính xác, khoa học.

Các SLTK khi thu thập được đưa vào sử dụng phải gắn với vùng lãnh thổ nhất định, điều này tạo ra sự khác biệt giữa sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí với số liệu thống kê trong thống kê học.

Như vậy để phục vụ cho mục đích giảng dạy cần phải thu thập những tài liệu phục vụ mục đích đối tượng, hiện tượng kinh tế xã hội trong bài giảng. Phải chú ý đến tính mục đích của số liệu thống kê nếu không sẽ dẫn đến kết luận không đáp ứng về mặt khoa học cũng như giảng dạy. Chính vì thế phải loại những SLTK khác nhau dựa vào mục đích sử dụng.

Để đảm bảo cho tính chân thực của SLTK sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy địa lí thì các SLTK phải luôn được kiểm tra, không nên tin tưởng quá mức vào SLTK. Có thể dẫn đến những sai lầm không đáng có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)