Quy trình sử dụng bảng số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 61 - 62)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.1. Quy trình sử dụng bảng số liệu

Tiến trình khai thác bảng số liệu có thể tiến hành theo các bước sau:

- Đọc tên các bảng số liệu thống kê và xác định xem mục đích của bảng nhằm giải quyết nội dung gì, vấn đề gì của bài học, chương học?

- Xác định nội dung cơ bản của bảng số liệu đã cho. - Đọc các đề mục cột theo hàng ngang và hàng dọc.

- Xác định nguồn và tính chính xác của các con số đã cho.

- Xem xét đơn vị, tiến trình thời gian hay phân bố không gian của các số liệu. - Đưa ra những phân tích và nhận xét cơ bản về nội dung của bảng số liệu: + Phân tích mối quan hệ của các con số theo hàng ngang, hàng dọc.

+ So sánh con số trong bảng với một số số liệu khác cùng loại có liên quan. + Phân tích tính đặc biệt của các con số: Tăng nhanh, giảm nhanh, lớn nhất, nhỏ nhất...

Từ đó rút ra những kết luận cần thiết làm sáng tỏ các kiến thức lí thuyết đã học, đồng thời có thể phát hiên ra những nguồn kiến thức mới...

- Dự kiến sử dụng các con số nào phục vụ cho học tập và nghiên cứu?

- Đưa ra các bài tập tương tự cho HS nhận xét, phân tích, so sánh và có thể tìm thêm những số liệu mới nhất có liên quan cuối cùng GV bổ sung, khái quát vấn đề và đưa ra kết luận cuối cùng.

Ví dụ: Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Khi hướng dẫn HS làm bài tập 3 trong SGK

Lượng lưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số điểm (mm) Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm

Hà Nội 1676 989 + 687

Huế 2868 1000 + 1868

TP Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245

(Nguồn: Bài tập 3, trang 44, SGK Địa lí 12 - Ban cơ bản,)

GV cần hướng dẫn hoặc phân tích cho HS thấy rõ:

- Lượng mưa, lượng bốc hơi của cả Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh đều lớn và có cân bằng ẩm luôn +, tuy nhiên có sự khác nhau rõ rệt.

+ Lượng mưa lớn nhất ở Huế với 2.868 mm/năm, gấp 1,5 lần so với TP Hồ Chí Minh (1.931 mm/năm) và gấp 1,7 lần so với Hà Nội (1.676 mm/năm).

+ Lượng bốc hơi lớn nhất ở TP Hồ Chí Minh với 1.686 mm/năm, gấp 1,68 lần so với Huế (1000 mm/năm) và gấp 1,7 lần so với Hà Nội (989 mm/năm).

+ Cân bằng ẩm lớn nhất ở Huế với 1.868 mm/năm, gấp 2,7 lần so với Hà Nội (687 mm/năm) và gấp 7,6 lần so với TP Hồ Chí Minh (245 mm/năm).

- Sau khi phân tích như vậy, GV có thể lí giải nguyên nhân giúp HS nắm sâu thêm kiến thức: Huế mưa nhiều nhất vì có địa hình Bạch Mã và Trường Sơn Bắc chắn gió, chịu ảnh hưởng mạnh của bão, dải hội tụ... TP Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất vì có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, số giờ nắng lớn... Và Huế có cân bằng ẩm lớn nhất vì có lượng mưa rất lớn nhưng có lượng bốc hơi nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 61 - 62)