Phương pháp sử dụng các số liệu thống kê riêng biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 62 - 64)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.2. Phương pháp sử dụng các số liệu thống kê riêng biệt

- Xác định xem số liệu đó có chính xác không?

- Xác định xem số liệu đó thuộc dạng nào? (không biến đổi, số liệu biến đổi bình thường hay số liệu biến đổi nhanh).

+ Đem phân tích, so sánh số liệu đó với cùng một dạng số liệu, một loại đơn vị và ở cùng một thời điểm để hiểu rõ hơn về con số mình định sử dụng.

+ Sử dụng các thao tác tính toán, so sánh, liên hệ,…làm cho các con số đó sống động “Nhấp nháy tỏa sáng” có tính thuyết phục cao, có tác dụng minh chứng làm sáng tỏ vấn đề, đồng thời nó là cơ sở và là tín hiệu để ghi nhớ các kiến thức lí thuyết.

+ Học sinh rút ra những nhận xét, kết luận sau khi phân tích, tính toán, so sánh…sau đó GV có thể bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.

- Ra bài tập, yêu cầu HS tự tìm nguồn tài liệu, sử dụng các thao tác tư duy một cách độc lập làm bài tập tại lớp hoặc ở nhà, làm bài theo mẫu để tìm nguồn kiến thức.

* Trong SGK Địa lí lớp 12 - Ban cơ bản, số lượng các SLTK riêng biệt chiếm một tỉ lệ khá lớn. Chúng được phân bố rải rác trong từng phần, từng nội dung, từng bài cụ thể. GV có thể sử dụng các SLTK riêng biệt theo các hướng sau:

- Sử dụng SLTK riêng biệt để trình bày nội dung của các sự kiện, hiện tượng Địa lí KT - XH đã xảy ra

Ví dụ:

Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Ở mục I: Vị trí địa lí và lãnh thổ. Nội dung sách dẫn: “Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), dân số hơn 12 triệu người (năm 2006) chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước.” Là vùng thưa dân, mật độ dân số thấp đứng thứ 6 trong 7 vùng kinh tế của cả nước với mật độ từ 50-100 người/km2 ở khu vực miền núi, và từ 100-300 người/km2 ở khu vực trung du.

Đây là phần kiến thức lí thuyết, muốn cho HS hiểu được Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích lớn nhất cả nước, nhưng mật độ dân số lại thấp đứng thứ 6 của cả nước. GV có thể đưa ra số liệu về diện tích và mật độ dân số của 6 vùng còn lại để HS dễ nhận thấy.

Bảng 2.5. Diện tích, dân số và mật độ dân số của 7 vùng kinh tế so với cả nước năm 2011 STT Vùng Diện tích (Km2) Dân số trung bình (nghìn người) Mật độ dân số (người/Km2)

1 Cả nước 330957,6 87840,0 265 2 Trung du miền núi phía Bắc 95.264 11290,5 119

3 Đồng bằng sông Hồng 21068,1 19999,3 949

4 Bắc trung Bộ và DH miền Trung 95838,0 19046,5 199

5 Tây Nguyên 54641,0 5282,0 97

6 Đông Nam Bộ 23597,9 14890,8 631

7 Đồng bằng sông Cửu Long 40548,2 17330,9 427

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2011)

Sau đó GV đặt câu hỏi đàm thoại: Qua các số liệu trên em có nhận xét gì về diện tích và mật độ dân số của vùng Trung du miền núi phía Bắc? HS sẽ phải sử dụng biện pháp so sánh để thấy được diện tích lãnh thổ của vùng Trung du Miền núi phía Bắc là lớn nhất cả nước với 95.264 km2. Nhưng mật độ dân số của vùng lại thấp 119 người/km2, đứng thứ 6 so với các vùng chỉ trên Tây Nguyên (97 người/km2). Thấp hơn cả nước (131 người/km2), thấp hơn Đồng bằng sông Hồng (830 người/km2).GV có thể đưa thêm cho HS các thông tin như chiều dài đường ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc của vùng là 1400km. Địa hình chủ yếu là đồi núi cao đồ sộ chiếm ¾ diện tích của vùng. Dân số tập trung chủ yếu của vùng là các dân tộc thiểu số như: người Mông, Tày, Thái, Dao, Nùng….

Như vậy HS có thể giải thích được tại sao diện tích của Trung du miền núi phía Bắc có diện tích lớn nhất trong 7 vùng nhưng mật độ dân số lại thấp chỉ đứng ở vị trí thứ 6.

- Trong một số nội dung khác, GV có thể sử dụng các số liệu riêng biệt để nói lên một sự trái ngược, một mâu thuẫn…trong các hiện tượng kinh tế - xã hội để cho HS suy nghĩ, tìm ra bản chất của vấn đề cần nắm.

Ví dụ: Dựa vào: “Bảng: Diện tích, dân số và mật độ dân số của 7 vùng kinh tế so với cả nước năm 2011”. Hãy giải thích tại sao Đồng bằng sông Hồng có diện tích nhỏ nhưng mật độ dân số lại cao nhất cả nước?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 62 - 64)