Thực trạng sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 37 - 42)

7. Cấu trúc đề tài

1.5. Thực trạng sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 tại tỉnh Thái Nguyên

Nhằm có nguồn thông tin thực tế về việc sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 12 tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành phát bộ phiếu hỏi, phiếu khảo sát cho đối tượng giáo viên trực tiếp giảng dạy Địa lí 12, tại 3 trường THPT Lương Ngọc Quyến - TP Thái Nguyên, THPT Gang Thép - TP Thái Nguyên, THPT Phú Lương - Huyện Phú Lương và một số trường trên toàn tỉnh Thái Nguyên.

Tổng số phiếu phát ra là 153 phiếu, tổng số phiếu thu về là 153 phiếu. Trong đó bao gồm:

 Giáo viên: 20 phiếu.

+ Giáo viên của trường THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Gang Thép, THPT Phú Lương: 14 phiếu trực tiếp.

+ Giáo viên giảng dạy Địa lí THPT 6 trường trên toàn tỉnh Thái Nguyên.  Học sinh: 133 phiếu

+ Học sinh trường THPT THPT Lương Ngọc Quyến Thái Nguyên: 46 phiếu + Học sinh trường THPT Gang Thép Thái Nguyên: 45 phiếu

+ Học sinh trường THPT Phú Lương Thái Nguyên: 42 phiếu Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề chủ yếu:

- Mức độ vận dụng các phương pháp, kĩ thuật khai thác và sử dụng SLTK của giáo viên trong dạy học Địa lí.

- Quan điểm của GV về vai trò của số liệu thống kê trong dạy học Địa lí 12 THPT. - Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của việc vận dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí 12 tại trường THPT.

- Những lợi ích đạt được khi giáo viên vận dụng các số liệu thống kê trong dạy học Địa lí 12.

- Những khó khăn/ rào cản mà GV gặp phải ở trường THPT khi vận dụng các phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí 12.

Dưới đây là kết quả xử lí số liệu điều tra từng nhóm câu hỏi của 20 GV ở 9 trường THPT trong tỉnh và 133 HS ở 3 trường. Số liệu này giúp chúng tôi thấy rõ thực trạng vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực, từ đó xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục.

* Kết quả điều tra đối với GV ở từng nhóm câu hỏi

- Nhận thức của GV về vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực (phụ lục 2, bảng 2a). Có 17/20 ý kiến cho rằng việc vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực (chiếm 85 %) cho rằng việc áp dụng các phương pháp vận dụng số liệu thống kê trong thiết kế bài giảng Địa lí 12 là rất cần thiết, có 2/20 ý kiến (chiếm 10 %) cho rằng cần thiết, có 1/20 ý kiến cho rằng không cần thiết (chiếm 5%).

- Mức độ, tần suất và tính hiệu quả của những tiết học GV áp dụng các vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực (phụ lục 2, bảng 2a). Đa số GV áp dụng các phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí vào soạn giáo án thường xuyên (60%). Tuy nhiên 2/20 GV có nhưng thi thoảng mới áp dụng vào soạn giáo án, tập trung ở các trường vùng sâu, và GV lớn tuổi. Đáng chú ý là những GV từng áp dụng các phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí trong thiết kế bài giảng Địa lí 12 khẳng định tính hiệu quả hơn hẳn so với các giờ học truyền thống: HS rất hào hứng, sôi nổi, hứng thú hơn trong học tập (chiếm trên 60%),…

Như vậy, mặc dù tần suất áp dụng các phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong thiết kế bài giảng Địa lí 12 chưa cao nhưng chất lượng của giờ học thường tốt hơn so với giờ học truyền thống.

- Hình thức, biện pháp, mức độ hiệu quả mà GVáp dụng các phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong thiết kế bài giảng Địa lí 12. Kết quả điều tra cho thấy, các ý kiến về Mức độ hiệu quả rất cao sau khi áp dụng các phương pháp khai thác

và sử dụng số liệu thống kê để thiết kế bài giảng Địa lí 12 từng yêu cầu HS có 2/20 ý kiến (chiếm 10 %). Có 18/20 cho rằng hiệu quả cao (chiếm 90 %). Trong khi đó cũng có 0/20 GV cho rằng mức độ hiệu quả trung bình khi áp dụng các phương pháp sử dụng SLTK trong dạy học Địa lí 12. Ở câu hỏi 8, có 17/20 thường sử dụng PP dạy học theo nhóm; có 20/20 thường sử dụng PP dạy học đàm thoại; có 19/20 ý kiến thường sử dụng PP dạy học nêu và giải quyết vấn đề; có 0/20 ý kiến thường sử dụng PP dạy học theo góc. Tuy nhiên cả 20/20 ý kiến đều cho rằng tùy bài giảng nên kết hợp các phương pháp khác nhau thì hiệu quả hơn. Điều đó chứng tỏ GV biết rõ các hình thức, biện pháp và mức độ hiệu quả mà GV áp dụng các phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong thiết kế bài giảng Địa lí 12.

- Những hạn chế, khó khăn và cách khắc phục của GV khi áp dụng các phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong thiết kế bài giảng Địa lí 12. Kết quả điều tra ở câu hỏi số 6 cho thấy GV gặp nhiều khó khăn, hạn chế khi áp dụng các phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong thiết kế bài giảng Địa lí, như: Đa số GV đã có kĩ năng thành thạo, một số GV còn lúng túng 17 ý kiến (chiếm 85%), chỉ có một số ít GV rất thành thạo trong việc tìm kiếm và sử dụng số liệu thống kê mới trong giảng dạy có 2 phiếu (chiếm 10%), 1 ý kiến cho rằng bước đầu đã áp dụng được yêu cầu (chiếm 5%)…Để khắc phục những hạn chế, khó khăn này, ở câu hỏi số 10 có 100% ý kiến cho rằng vững kiến thức chuyên môn và làm chủ kĩ năng sử dụng các phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí. có 20 ý kiến (chiếm 100%) Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công nghệ. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau về các tiết học có sử dụng số liệu thống kê, có 19 ý kiến (chiếm 95 %) cho rằng cần có lòng yêu nghề, biết đầu tư thời gian và công sức vào thiết kế các bài giảng trong dạy học Địa lí 12, và cả 18 ý kiến (chiếm 90 %) cho rằng cần được trang bị đầy đủ những vấn đề về lí luận và phương pháp dạy học bộ môn, có kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm tốt.

* Kết quả điều tra đối với HS ở từng nhóm câu hỏi

- Nhận thức, hiểu biết của HS về môn Địa lí nói chung và địa lí 12 nói riêng và chất lượng dạy học Địa lí ở trường thông hiện nay (phụ lục 2, bảng 2b). Đối với câu hỏi 1 em có cảm nhận như thế nào về giờ học được thầy (cô) hướng dẫn tỉ mỉ quy trình

khai thác và sử dụng bảng số liệu thống kê có 90 phiếu chiếm (67,7%) ý kiến HS cho rằng cảm thấy rất hứng thú, 30% ý kiến HS cho rằng hứng thú, trong khi cũng có 2,2% cho rằng bình thường. Ở câu hỏi 3 có 70 phiếu (chiếm 52,6%) ý kiến cho rằngviệc các thầy (cô) đã cập nhật các số liệu thống kê trong dạy học Địa lí là rất cần thiết, có 45,1% cho rằng cần thiết, cũng có tới 2,3% thầy (cô) chưa từng được cập nhật trong các bài học trong môn Địa lí.

- Về mức độ và tính hiệu quả của những tiết học GV vận dụng các SLTK dạy học Địa lí.Kết quả điều tra cho thấy có 80 phiếu chiếm (60,1%) cho rằng nên áp dụng ở tất cả các bài học, 45 phiếu (chiếm 33,8%) cho rằng áp dụng ở phần lớn các bài học, chỉ có 8 phiếu (chiếm 6,1%) cho rằng chỉ nên áp dụng ở một số ít bài học. Ở câu hỏi số 5 có 90 phiếu (chiếm 67,7%) ý kiến cho rằng rất tích cực tham gia bài giảng khi thầy, cô thường xuyên cập nhật SLTK, có 40 phiếu trên tổng số phiếu 133 phiếu phản hồi tích cực (chiếm 30,1%). Tuy nhiên cũng có 3/133 phiếu (chiếm 2,2%) cho rằng bình thường. Điều đó chứng tỏ GV biết rõ các mức độ và tính hiệu quả mà mình cập nhật SLTK trong thiết kế bài giảng Địa lí 12. Tuy nhiên việc tổ chức tiết học cụ thể ở từng lớp cần phải kheo léo và linh hoạt mới đạt hiệu quả cao, nhất là GV dạy ở các trường THPT vùng sâu của tỉnh.

- Về những khó khăn và cách khắc phục khi GV áp dụng các vận dụng SLTK trong thiết kế bài giảng Địa lí 12. Kết quả điều tra ở câu hỏi số 8 cho thấy có 85/133 phiếu (chiếm 63,9%) ý kiến đồng ý vận dụng phương pháp khai thác SLTK theo nhóm, có 50 phiếu (chiếm 37,6%) ý kiến đồng ý theo phương pháp đàm thoại, có 90/133 phiếu (chiếm 67,7%) ý kiến đồng ý phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên ở câu hỏi số 9 có 102/133 phiếu (chiếm 76,7%) ý kiến cho rằng để góp phần cùng thầy (cô) nâng cao hiệu quả giờ dạy sử dụng quy trình khai thác bảng SLTK trong SGK Địa lí lớp 12 theo em, học sinh cần phải học bài và chuẩn bị bài đầy đủ, có 60,2% ý kiến sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập mới, có 75,2% ý kiến cho rằng cần tích cực, chủ động, hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ học tập. Tuy nhiên cũng có tới 133/133 phiếu (chiếm 100%) ý kiến đồng ý với tất cả các biện pháp trên.

Tóm lại: Qua việc thăm dò lấy ý kiến của các thầy, cô giáo và các em HS cấp THPT tại các trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi có thể kết luận rằng:

Hiện nay, cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa tạo điều kiện cho HS có thể tự học và tự nghiên cứu nhiều hơn thì việc đổi mới phương pháp cũng đang được giáo viên chú ý và thực hiện. Một loạt các PPDH “lấy hoạt động học của HS làm trung tâm” đã và đang được GV sử dụng trong quá trình dạy học.

Đối với bộ môn Địa lí, việc đổi mới PPDH để phát huy tính tích cực chủ động tìm tòi kiến thức ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tế giảng dạy Địa lí hiện nay việc sử dụng các PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho HS. Đây là một PPDH tích cực, không chỉ có vai trò phát triển được các năng lực chung và năng lực chuyên biệt mà còn góp phần là nguồn cung cấp kiến thức mới lạ, hiệu quả sinh động, hấp dẫn.

Mặc dù đa số GV đã thực sự coi trọng việc đổi mới phương pháp và vai trò của các PPDH tích cực trong dạy học. Nhưng vẫn không ít GV cho rằng mất nhiều thời gian để thiết kế bài giảng mà áp dụng SLTK mới, đặc biệt với các bài giảng về Địa lí lớp 12.

Việc áp dụng các PP sử dụng SLTK trong môn Địa lí để thiết kế bài nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí của GV còn nhiều hạn chế, số lượng GV biết ứng dụng SLTK trong dạy học còn ít, nhất là những GV lớn tuổi vẫn chủ yếu là sử dụng SLTK đã có sẵn trong sách giáo khoa hoặc không sử dụng tới. Chính điều này dẫn đến quá trình lên lớp GV chưa gây được sự hứng thú, sự tò mò và đam mê tìm hiểu khám phá của HS. Dẫn đến hệ quả là HS cũng chưa thực sự quan tâm nhiều đến nội dung này trong chương trình học, nhận thức của HS về môn học rất đơn giản.

Phương pháp giảng dạy chủ đạo trên lớp của GV là thuyết trình và đàm thoại hỏi đáp là chủ yếu. Nhiều GV mặc dù đã áp dụng các phương pháp thảo luận nhóm, PP Nêu và giải quyết vấn đề, PP khai thác tri thức từ bản đồ, PP dạy học theo góc,.. tuy nhiên chưa hiểu rõ bản chất của các phương pháp nên việc áp dụng trong các tiết giảng thực sự không đạt hiểu quả.

Nguyên nhân của hiện trạng trên khi được phỏng vấn, trao đổi, còn nhiều GV cho rằng:

Việc vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng SLTK trong dạy học Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực HS trong dạy học Địa lí

vẫn còn nhiều hạn chế. Một số GV chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của phương pháp, họ cho rằng các phương pháp và kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS chỉ đơn thuần là thay thế phương pháp đàm thoại, đọc chép bằng việc chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ học tập để HS làm việc là đủ. Ngoài ra, một số giáo viên lớn tuổi, những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa thường ít hoặc không sử dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực để tạo nhu cầu, hứng thú và khả năng phát triển những năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho HS trong quá trình dạy và học.

Về phía HS, sau khi được học Địa lí với PPKT sử dụng SLTK đa số các em có hứng thú và thích học môn Địa lí, thái độ học tập thay đổi theo chiều hướng tích cực và khả năng phát triển những năng lực chung và năng lực chuyên biệt của HS. Tuy nhiên một số HS vẫn coi Địa lí là môn phụ nên thái độ học tập không nghiêm túc, học tập mang tính chất chống đối và ít khi duy trì hứng thú lâu dài với môn học. Vẫn còn nhiều trường THPT đóng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện cơ sở vật chất, trong khi trong các nhà trường phần lớn HS là người dân tộc ít người nên việc tiếp thu bài giảng nhất là những tiết giảng cần đến sự hợp tác, thảo luận, đóng vai,… gặp rất nhiều khó khăn.

Từ những điều kiện và thực tiễn giữa các trường phổ thông khác nhau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói trên, dẫn đến sự chênh lệch về hiệu quả áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích hợp. Những nhận xét rút ra từ kết quả khảo sát có ý nghĩa quan trọng, góp phần định hướng những chủ trương, giải pháp hợp lý để đẩy mạnh việc vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 37 - 42)