Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 81 - 85)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Qua kết quả phân tích bài kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và đối chứng, ý kiến xây dựng bài trên lớp, ý kiến trả lời phỏng vấn có nhận xét như sau:

- Đối với lớp thực nghiệm: Việc vận dụng vận dụng phương pháp khai thác và sử

dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí lớp 12 Trung họp phổ thông nhằm phát triển năng lực HS trong giờ học Địa lí là một thế mạnh thu hút sự chú ý rất lớn với HS. Là hình thức cụ thể hoá thông tin, giúp các em nhìn thấy rõ các mối quan hệ địa lí, nhất là những mối quan hệ nhân quả hay các mối quan hệ phức tạp nhiều chiều mà nếu giải thích bằng lời thì rất khó diễn đạt. Hiện nay trong các phương pháp dạy học tích cực

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu Điểm kém

39.9 25.6 22.5 12 0 20.3 26.3 35.4 13.5 4.5 % Xếp loại

Điểm kết quả thực nghiệm chung

thì phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ có nhiều ưu điểm nổi bật, giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi HS được tham gia vào quá trình học tập giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp HS vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về cách tự học, tự lĩnh hội tri thức. Vận dụng phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ còn giúp HS phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng bản đồ, kĩ năng hợp tác, kĩ năng học nhóm, kĩ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS lớp 12 THPT.

- Đối với lớp đối chứng: Các em chưa tích cực chủ động trong quá trình tìm hiểu

tri thức. Khó khăn trong việc thành lập nhóm thảo luận, trình bày vấn đề chưa chính xác, thiếu chặt chẽ, logic, còn ngại và rụt rè khi trình bày câu trả lời. Khả năng khái quát hệ thống hóa kiến thức chưa tốt. Giờ học trầm hơn lớp thực nghiệm, kém hứng thú. Thực trạng học Địa lí ở những lớp này thường không sôi nổi. Các em chỉ học và trả lời những kiến thức có sẵn trong sách, khả năng tư duy và tìm tòi kém. Những câu hỏi mở rộng được giáo viên đưa ra các em ít khi trả lời đúng và đầy đủ. Thái độ đối với học tập không hào hứng, nhiệt tình, mang đậm tính sách vở, nhiều khi còn học vẹt, đối phó trong các giờ kiểm tra và các bài tập giáo viên cho về nhà.

3.4.1. Trong giờ học

Thông qua các bài học, tác giả nhận thấy với cách dạy học này, một cách gián tiếp đã góp phần rèn luyện được cho HS một số kỹ năng nhất định như hoạt động nhóm, khả năng thuyết trình trước đám đông, tìm tòi cập nhật kiến thức mới…Với thói quen học tập thụ động thoạt đầu HS chưa quen với việc hoạt động nhóm, với việc thuyết trình,... do đó HS còn rụt rè, e ngại. Nhưng sau một số tiết học HS đã dần bắt kịp được với các hoạt động này.

3.4.2. Thái độ của học sinh

Nhìn chung HS đều cảm thấy hứng thú, hăng say và mong chờ mỗi khi đến tiết học, bên cạnh đó cũng có HS có thái độ không tích cực trong học tập.

*Lớp thực nghiệm: (Dạy theo phương pháp dạy học vận dụng phương pháp sử

dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực)

- Tích cực hoạt động nhóm và thảo luận.

- Trò hoạt động là chủ yếu, chủ động và sôi nổi.

- Thầy tổ chức, điều khiển, dẫn dắt HS tự lĩnh hội kiến thức. - Có sự trao đổi qua lại thầy - trò, trò - trò

- HS không quan tâm nhiều đến thời gian tiết học, vẫn muốn tiếp tục khi hết giờ.

* Lớp đối chứng: (Dạy theo mô hình truyền thống không sử dụng PPDH vận dụng

số liệu thống kê trong dạy học địa lí 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực)

- Thầy nói và giảng bài là chủ yếu.

- Thầy truyền đạt kiến thức, trò thụ động tiếp thu. - Ít có sự trao đổi qua lại, lớp học trật tự, gò bó.

- HS không chú ý, chỉ thụ động ghi chép hoặc mệt mỏi, chán nản.

Trong quá trình hoạt động HS đã thể hiện được những hiểu biết về nội dung bài học cũng như câu hỏi, những thắc mắc về nội dung bài học cần được giải đáp, do đó GV là người đứng ra tổ chức cho các HS trao đổi, tranh luận với nhau nhiều hơn, không khí lớp học sôi nổi hơn. Mặt khác đã thay đổi quy trình sư phạm của giáo viên nghiệp vụ sư phạm theo hướng đổi mới được nâng cao hơn; Có kĩ năng điều hành các hoạt động dạy học; Biết cộng tác theo xu hướng mở.

Nhìn chung, sử dụng PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS đều cảm thấy hứng thú, hăng say và mong chờ mỗi khi đến tiết học, bên cạnh đó cũng có HS có thái độ tích cực học tập. Trong quá trình học HS đã biết cách tự học, tự quản, tự đánh giá mình và bạn trong nhóm. Tự giác tìm hiểu bài, chia sẻ những trải nghiệm cùng với sự trợ giúp của thầy cô và các bạn để chiếm lĩnh kiến thức mới. Các em đã tự tin hơn cởi mở hơn, mạnh dạn bộc lộ cảm xúc, sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và mọi người xung quanh mà trước đó các em còn rất rụt rè, nhút nhát thiếu các kĩ năng sống, không thể diễn đạt được trước chỗ đông người.

Từ việc trao đổi với các em HS sau các giờ thực nghiệm tác giả nhận thấy:

* Kết luận rút ra sau quá trình thực nghiệm sư phạm

- Thông qua các tiết học thực nghiệm, chúng tôi đã rút ra được một số kết luận như sau:

- Học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong học tập địa lí ở trường phổ thông vẫn đã được phổ biến nhưng lại áp dụng chưa cao hiệu quả con thấp. Học theo chương trình mới định hướng năng lực người học đòi hỏi GV và HS phải có nhiều thời gian trao đổi và hoạt động thường xuyên để cả GV và HS nhuần nhuyễn tạo thành thói quen tránh việc bỡ ngỡ khi GV mới áp dụng. Bởi vậy đây là lần đầu tiên các em học sinh trường THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Gang Thép, đặc biệt là các em HS trường THPT Phú Lương được làm quen với cách học này. Tuy nhiên các em đều rất hào hứng, nhiệt tình tham gia và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Kết quả bài thu hoạch của các em học sinh rất tốt, thể hiện sự hứng thú của các em với buổi trải nghiệm

- Thông qua buổi trải nghiệm, học sinh đã nhận thấy những kiến thức Địa lí không còn nặng nề, hàn lâm mà rất gần gũi, thiết thực với chính các bạn.

- Ngoài ra, nhiều năng khiếu của các em học sinh đã được bộc lộ thông qua hoạt động trải nghiệm: vẽ tranh, thuyết trình…

- Phần lớn học sinh đều có mong muốn được học địa lí dưới hình thức trải nghiệm. - Những kết quả trên đây dù chỉ là bước đầu, song đã khẳng định tầm quan trọng của hình thức học tập trải nghiệm trong việc nâng cao hứng thú học tập địa lí ở trường phổ thông.

- Trong quá trình thực hiện thực nghiệm bên cạnh những mặt tích cực đó cũng có không ít những khó khăn, hạn chế cần khắc phục:

- Các em học sinh vẫn chưa có thói quen làm việc nhóm, tự ghi chép, nghiên cứu khoa học nên bước đầu còn gặp khó khăn, lúng túng

- Khâu tổ chức, chuẩn bị, lên ý tưởng tổ chức các hoạt động mất nhiều thời gian, kinh phí còn hạn chế.

- Ngoài ra điều các em rất băn khoăn, lo lắng là với đánh giá kết quả học tập phát triển năng lực sẽ không phù hợp với cách ra đề thi như hiện nay.

- Tóm lại, với kết quả bước đầu đạt được trong quá trình thực nghiệm, tác giả đã thấy được những ưu điểm của hình thức học tập trải nghiệm, thấy được mong muốn của học sinh về việc học tập theo hình thức mới này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 81 - 85)