Sản lượng tôm nuôi, cá nuôi năm 1995 và 2005 phân theo vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 51 - 67)

(Đơn vị: tấn)

Các vùng

Cá nuôi Tôm nuôi

Năm 1995 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 Năm 1995 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Cả nước 209,1 971,2 2 096,7 2 458,7 55,3 327,2 446,6 634,5 Đồng bằng sông Hồng 48,2 167,5 296,7 374,7 1,3 8,3 6,9 13,2 Trung du và miền núi Bắc Bộ 12,0 41,7 72,6 108,4 0,5 5,4 7,5 8,5 Bắc Trung Bộ 11,7 44,9 67,4 84,7 0,9 12,5 19,5 27,3 Duyên hải Nam Trung Bộ 2,8 7,5 16,2 20,9 4,8 20,8 51,8 51,0 Tây Nguyên 4,4 11,1 21,0 29,5 0 0 0 0 Đông Nam Bộ 10,5 46,2 65,9 79,3 0,7 14,4 14,6 23,6 Đồng bằng

(Nguồn: SGK Địa lí 12 trang 103, cập nhật bổ sung)

Khi giảng về phần hiện trạng và phân bố ngành thuỷ sản của Việt Nam, GV kết hợp sử dụng kiến thức SGK và nội dung Atlát Địa lí Việt Nam Trang 20 - Phần thuỷ sản. Bằng việc khai thác và sử dụng các con số có trong Atlát, GV dễ dàng chứng minh sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản của Việt Nam:

* Sự phát triển ngành thuỷ sản:

- Giá trị sản xuất tăng nhanh: Năm 2000 là 26.620 tỉ đồng, đến 2007 là 89.378 tỉ đồng, trong vòng 7 năm tăng 3,6 lần.

- Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh: Năm 2000 là 2.250,5 nghìn tấn, đến 2007 là 4.197,8 nghìn tấn, trong 7 năm tăng 1,86 lần. Trong đó:

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng rất nhanh, từ 589,6 nghìn tấn lên 2.123,3 nghìn tấn, gấp 3,6 lần.

+ Sản lượng thuỷ sản đánh bắt cũng tăng nhưng chậm hơn, từ 1.660,9 nghìn tấn lên 2.074,5 nghìn tấn, gấp 1,25 lần.

* Sự phân bố ngành thuỷ sản:

- Về sản lượng thuỷ sản: Tất cả các tỉnh ven biển đều có ngành thuỷ sản phát triển nhưng các tỉnh phía Nam phát triển hơn. Sản lượng thuỷ sản của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn như Kiên Giang: 315.157 tấn, An Giang: 263.914 tấn, Đồng Tháp: 230.008 tấn... Tiếp đến là Bà Rịa -Vũng Tàu và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ... Đồng bằng sông Cửu Long có nghề nuôi trồng rất phát triển, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ phát triển mạnh ngành đánh bắt. - Về cơ cấu giá trị sản lượng thuỷ sản trong cơ cấu sản xuất nông lâm ngư: Một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long như Cà Mau, Bạc Liêu có giá trị ngành thuỷ sản chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp, một số tỉnh cực Nam Trung Bộ và hầu hết các tỉnh khác thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có giá trị ngành thuỷ sản chiếm từ 30 đến 50% cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp...

2.2.1.2. Dạng số liệu trong các bảng số liệu thống kê

- Đọc tên các bảng số liệu thống kê và xác định xem mục đích của bảng nhằm giải quyết nội dung gì, vấn đề gì của bài học, chương học?

- Xác định nội dung cơ bản của bảng số liệu đã cho. - Đọc các đề mục cột theo hàng ngang và hàng dọc.

- Xác định nguồn và tính chính xác của các con số đã cho.

- Xem xét đơn vị, tiến trình thời gian hay phân bố không gian của các số liệu. - Đưa ra những phân tích và nhận xét cơ bản về nội dung của bảng số liệu: + Phân tích mối quan hệ của các con số theo hàng ngang, hàng dọc.

+ So sánh con số trong bảng với một số số liệu khác cùng loại có liên quan. + Phân tích tính đặc biệt của các con số: Tăng nhanh, giảm nhanh, lớn nhất, nhỏ nhất...

Từ đó rút ra những kết luận cần thiết làm sáng tỏ các kiến thức lí thuyết đã học, đồng thời có thể phát hiện ra những nguồn kiến thức mới...

- Dự kiến sử dụng các con số nào phục vụ cho học tập và nghiên cứu?

- Đưa ra các bài tập tương tự cho HS nhận xét, phân tích, so sánh và có thể tìm thêm những số liệu mới nhất có liên quan. Cuối cùng GV bổ sung, khái quát vấn đề và đưa ra kết luận cuối cùng.

Ví dụ: Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Khi hướng dẫn HS làm bài tập 3 trong SGK

Lượng lưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số điểm (mm) Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm

Hà Nội 1676 989 + 687

Huế 2868 1000 + 1868

TP Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245

GV cần hướng dẫn hoặc phân tích cho HS thấy rõ:

- Lượng mưa, lượng bốc hơi của cả cả Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh đều lớn và có cân bằng ẩm luôn +, tuy nhiên có sự khác nhau rõ rệt.

+ Lượng mưa lớn nhất ở Huế với 2.868 mm/năm, gấp 1,5 lần so với TP Hồ Chí Minh (1.931 mm/năm) và gấp 1,7 lần so với Hà Nội (1.676 mm/năm).

+ Lượng bốc hơi lớn nhất ở TP Hồ Chí Minh với 1.686 mm/năm, gấp 1,68 lần so với Huế (1000 mm/năm) và gấp 1,7 lần so với Hà Nội (989 mm/năm).

+ Cân bằng ẩm lớn nhất ở Huế với 1.868 mm/năm, gấp 2,7 lần so với Hà Nội (687 mm/năm) và gấp 7,6 lần so với TP Hồ Chí Minh (245 mm/năm).

- Sau khi phân tích như vậy, GV có thể lí giải nguyên nhân giúp HS nắm sâu thêm kiến thức: Huế mưa nhiều nhất vì có địa hình Bạch Mã và Trường Sơn Bắc chắn gió, chịu ảnh hưởng mạnh của bão, dải hội tụ... TP Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất vì có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, số giờ nắng lớn... và Huế có cân bằng ẩm lớn nhất vì có lượng mưa rất lớn nhưng có lượng bốc hơi nhỏ.

2.2.2. Kĩ năng ghi nhớ số liệu

Trong chương trình Địa lí 12 có rất nhiều các số liệu khác nhau, do đó người dạy và người học không thể nhớ tất cả những con số đó mà đòi hỏi phải nhớ những con số mang tính chọn lọc, cơ bản và quan trọng phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy, học tập và thi kiểm tra.

Đối với các con số, thông thường muốn nhớ chúng lâu không có cách nào khác là ghi nhớ máy móc các con số đó. Tuy nhiên cũng có kĩ năng riêng giúp người dạy và người học đơn giản hơn và không còn quá áp lực với các con số này:

* Lựa chọn ghi nhớ những con số cơ bản và quan trọng, nếu là bảng số liệu có quá nhiều mốc thời gian ta chỉ nên nhớ hai hoặc ba mốc thời gian quan trọng.

Ví dụ: Bài 17. Lao động và việc làm

Mục 2.a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế

Trong hệ thống số liệu về cơ cấu lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế gồm có 5 mốc thời gian với khoảng 15 nhóm con số khác nhau không theo một quy luật nào. Để nhớ máy móc hết các con số đó là một điều rất khó, ta có thể lược bỏ và chỉ cần nhớ số liệu của hai mốc thời gian là đủ để chứng minh cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong hai mốc thời gian lựa chọn ta nên chọn các mốc thời gian là năm chẵn và có một mốc thời gian là năm gần đây.

Cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế ở Việt Nam 2000 - 2014

(đơn vị: %)

Năm

Khu vực kinh tế 2000 2005 2010 2014

Nông- lâm- ngư nghiệp 65,1 57,3 49,5 46,3

Công nghiệp- xây dựng 13,1 18,2 20,9 21,3

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Bảng 17.2. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo hu vực kinh tế, giai đoạn 2000-2014 SGK Địa lí 12, cập nhật và bổ sung)

* Các con số được lựa chọn nên lấy cùng mốc thời gian và nguồn tài liệu để tránh nhầm lẫn, dễ so sánh.

Khi ghi nhớ các số liệu, đặc biệt là các số liệu KTXH, nên chọn thống nhất các mốc thời gian, nguồn số liệu để đơn giản hoá công việc ghi nhớ. Đối với các số liệu để minh chứng hiện trạng, nên nhớ vào mốc thời gian gần nhất và phổ biến nhất trong sách khoa, còn đối với các số liệu thể hiện tình hình phát triển hay sự chuyển dịch cơ cấu, ta nên nhớ số liệu ở hai hoặc ba mốc thời gian khác nhau và vào những năm chẵn, trong đó có một mốc thời gian gần nhất và được phổ biến sử dụng trong SGK. Ví dụ các mốc thời gian chẵn thường dùng là năm 1990, 1995, 2000 hay 2005.

Ví dụ 1: Bài 18. Đô thị hoá

Mục 1.b. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh

Ta vừa chọn lọc khái quát, vừa nhớ số liệu của 2 mốc thời gian là năm 2010 và năm 2015.

Số dân và tỉ lệ dân thành thị của Việt Nam thời kì 2000 - 2015

Năm 1990 2000 2005 2010 2015

Số dân thành thị (triệu người) 12,9 18,8 22,3 26,5 31,0 Tỉ lệ dân thành thị so với dân số cả nước (%) 19,5 24,2 26,9 30,5 33,8

(Nguồn: Bảng 18.1. trang 78 SGK Địa lí 12, đã cập nhật và bổ sung)

Ví dụ 2: Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mục 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Ta vừa chọn lọc khái quát, vừa nhớ số liệu của 2 mốc thời gian là năm 2005 và năm 2014.

Bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta qua các năm

(Đơn vị: %)

Năm

Ngành 1990 1995 2000 2005 2010 2014

Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 24,7 25,0 25,2 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 1,8 1,5 1,5

(Nguồn: Bảng 20.1. trang 83, SGK Địa lí 12, đã cập nhật và bổ sung)

* Làm nổi bật các con số cần nhớ bằng cách so sánh chúng với các con số cùng loại. Khi đó không chỉ giúp nhớ một con số đã cho mà còn có thể nhớ đến một số con số khác có liên quan.

Ví dụ 1: Bài 6. Đất nước nhiều đồi núi

Mục 1.a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

Khi giảng đến phần: Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ lãnh thổ. Nội dung đó đã cho ta biết diện tích ước lượng vùng đồi núi và đồng bằng của đất nước mà không cần phải ghi nhớ máy móc. Vì ở bài 2 - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ta đã biết diện tích của Việt Nam là 331.212 km2. Bằng việc so sánh tính toán, ta có diện tích của vùng đồi núi khoảng hơn 250.000 km2 và diện tích vùng đồng bằng khoảng 80.000km2.

Ví dụ 2: Bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Mục 2. Các hạn chế chủ yếu của vùng

Khi giảng đến phần: Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng là 1.225 người/km2, gấp 4,8 lần mật độ trung bình cả nước. Như vậy trong trường hợp này ta cũng không cần ghi nhớ mật độ dân số trung bình cả nước mà thông qua mức chênh lệch đó ta có thể tính toán được kết quả mật độ dân số trung bình của cả nước: 254 người/ km2.

* Sử dụng các công thức để ghi nhớ các số liệu có liên quan.

Ví dụ 1: Khi học về diện tích, dân số các vùng kinh tế trong cả nước, ta có thể thông qua các công thức tính được tỉ lệ diện tích và dân số của từng vùng với cả nước hay tính được mật độ dân số từng vùng mà không cần nhớ máy móc thêm các số liệu đó.

Bảng 2.4. Diện tích, dân số và mật độ dân số của 7 vùng kinh tế so với cả nước năm 2019

STT Vùng Diện tích (Km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/Km2) 1 Cả nước 331.235,7 96.208.984 290

2 Trung du miền núi phía Bắc 95.222,2 12.532.866 132 3 Đồng bằng sông Hồng 21.260,0 22.543.607 1.060

4 Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung

95.876,0 20.187.293 211

5 Tây Nguyên 54.508,3 5.842.681 107

6 Đông Nam Bộ 23.552,8 17.828.907 757

7 Đồng bằng sông Cửu Long 40.816,4 17.273.630 423

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 12/2019)

Tỉ lệ diện tích, dân số các vùng so với diện tích, dân số cả nước và mật độ dân số các vùng năm 2008 Vùng Đồng bằng SH Đồng bằng SCL TDMN phía Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải NTB Tây Nguyên Đông Nam Bộ Diện tích (%) 4.4 12.0 30.9 15.6 13.3 16.7 7.1 Dân số (%) 21.5 20.5 14.3 12.4 10.6 5.8 14.9 Mật độ dân số (Người/km2) 1253 443 120 207 208 90 546

* Đối với các số liệu tương đối trong tổng thể, ta chỉ cần nhớ n - 1 các số liệu thành phần. Như vậy giá trị của thành phần cuối cùng trong cùng mốc thời gian sẽ = 100% - (Tổng giá trị tương đối các thành phần từ 1 đến n - 1).

Ví dụ: Bài 31. Vấn đề phát triển thương mại, du lịch Mục 1.a. Nội thương

Khi khai thác và sử dụng số liệu trong biểu đồ về cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế. Vì đây là cơ cấu trong tổng thể nên ta chỉ cần nhớ hai thành phân bất kì, như vậy tỉ lệ thành phần còn lại sẽ = 100% - Tổng tỉ lệ hai thành phần đã nhớ. Nhưng thông thường để thống nhất và dễ nhớ, ta ghi nhớ số liệu của hai thành phần đầu.

Năm 1995 Năm 2005 Năm 2014

Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam 2015(%)

Năm 2005 2015

Khu vực Nhà nước 12.9 10.6

Khu vực ngoài Nhà nước 83.3 85.5

(Nguồn: Hình 31.1.trang 137, SGK Địa lí lớp 12, đã cập nhật và bổ sung) Mục 2.b. Ngoại thương 76,9 22,6 0,5 83,3 12,9 3,8 85,5 10,6 3,9 40,1 49,6 44,4 46,9 43,6 47,6 50,2 50,0 59,9 50,4 55,6 53,1 56,4 52,4 49,8 50,0 0 20 40 60 80 100 1995 1999 2003 2005 2007 2011 2012 2013 % Năm

Xuất khẩu Nhập khẩu

Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư

(Nguồn: Hình 31.2. trang 138, SGK Địa lí 12, đã cập nhật và bổ sung)

Khi phân tích hình 31.2 - Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta thời kì 1990 - 2005 (%) để thấy được sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta theo tiến trình gian đã cho, ta vừa thực hiện chọn lọc số liệu và các mốc thời gian để ghi nhớ. Như vậy ta chỉ cần chọn 3 mốc thời gian 1990, 1995 và 2005 và chỉ cần nhớ cơ cấu giá trị của xuất khẩu, khi đó cơ cấu giá trị của nhập khẩu sẽ = 100% - cơ cấu giá trị xuất khẩu.

Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta thời kì 1995 - 2013(%)

Năm 1995 2011 2013

Tỉ lệ xuất khẩu 40.1 47.6 50.0

* Làm tròn các số liệu theo nguyên tắc toán học: Có rất nhiều số liệu quan trọng nhưng rất khó nhớ, đối với những số liệu như vậy ta có thể làm tròn số theo nguyên tắc toán học vừa đảm bảo tính khoa học, vừa giúp người dạy và người học dễ dàng hơn với các con số vốn không theo một quy luật nào.

Đối với những con số khi ta là tròn theo nguyên tắc toán học, khi phân tích, so sánh hay chứng minh ta nên dùng thêm từ “khoảng”. Như vậy vừa đảm bảo khoa học, chính xác và dễ ghi nhớ đối với các con số lẻ, cồng kềnh.

Ví dụ 1: Bài 16. Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư nước ta

Mục 3.a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du miền núi

Khi chứng minh về sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, bảng 16.2 cung cấp số liệu về mật độ dân số của các vùng trong cả nước. Tuy nhiên trong bảng đó có những số liệu lẻ nên ta có thể làm tròn để ghi nhớ dễ hơn.

(Đơn vị: người/km2)

Năm

Các vùng 2006 2010 2015

Đồng bằng sông Hồng 1225 1249 1324

Trung du và miền núi Bắc Bộ 118 121 160

- Đông Bắc 148 149 185

- Tây Bắc 69 74 91

Duyên hải Nam Trung Bộ 200 199 272

Tây Nguyên 89 95 103

Đông Nam Bộ 511 613 684

Đồng bằng sông Cửu Long 429 425 434

(Nguồn: Bảng 16.2. Mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2006-2015 trang 69, SGK Địa lí 12 trang 69, dẫn cập nhật và bổ sung)

Mật độ dân số của một số vùng trong cả nước - 2006 (Người/km2) Vùng Số liệu đã cho Số liệu làm tròn

Đông Bắc 148 150

Tây Bắc 69 70

Tây Nguyên 89 89

Đồng bằng sông Cửu Long 429 430

Ví dụ 2: Bài 24. Vấn đề phát triển thuỷ sản và lâm nghiệp Mục 1.b. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 51 - 67)