Đánh giá về mặt tâm lí sư phạm đối với học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 83 - 85)

7. Cấu trúc đề tài

3.4.4. Đánh giá về mặt tâm lí sư phạm đối với học sinh

Từ việc trao đổi với các em HS sau các giờ thực nghiệm tác giả nhận thấy:

* Kết luận rút ra sau quá trình thực nghiệm sư phạm

- Thông qua các tiết học thực nghiệm, chúng tôi đã rút ra được một số kết luận như sau:

- Học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong học tập địa lí ở trường phổ thông vẫn đã được phổ biến nhưng lại áp dụng chưa cao hiệu quả con thấp. Học theo chương trình mới định hướng năng lực người học đòi hỏi GV và HS phải có nhiều thời gian trao đổi và hoạt động thường xuyên để cả GV và HS nhuần nhuyễn tạo thành thói quen tránh việc bỡ ngỡ khi GV mới áp dụng. Bởi vậy đây là lần đầu tiên các em học sinh trường THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Gang Thép, đặc biệt là các em HS trường THPT Phú Lương được làm quen với cách học này. Tuy nhiên các em đều rất hào hứng, nhiệt tình tham gia và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Kết quả bài thu hoạch của các em học sinh rất tốt, thể hiện sự hứng thú của các em với buổi trải nghiệm

- Thông qua buổi trải nghiệm, học sinh đã nhận thấy những kiến thức Địa lí không còn nặng nề, hàn lâm mà rất gần gũi, thiết thực với chính các bạn.

- Ngoài ra, nhiều năng khiếu của các em học sinh đã được bộc lộ thông qua hoạt động trải nghiệm: vẽ tranh, thuyết trình…

- Phần lớn học sinh đều có mong muốn được học địa lí dưới hình thức trải nghiệm. - Những kết quả trên đây dù chỉ là bước đầu, song đã khẳng định tầm quan trọng của hình thức học tập trải nghiệm trong việc nâng cao hứng thú học tập địa lí ở trường phổ thông.

- Trong quá trình thực hiện thực nghiệm bên cạnh những mặt tích cực đó cũng có không ít những khó khăn, hạn chế cần khắc phục:

- Các em học sinh vẫn chưa có thói quen làm việc nhóm, tự ghi chép, nghiên cứu khoa học nên bước đầu còn gặp khó khăn, lúng túng

- Khâu tổ chức, chuẩn bị, lên ý tưởng tổ chức các hoạt động mất nhiều thời gian, kinh phí còn hạn chế.

- Ngoài ra điều các em rất băn khoăn, lo lắng là với đánh giá kết quả học tập phát triển năng lực sẽ không phù hợp với cách ra đề thi như hiện nay.

- Tóm lại, với kết quả bước đầu đạt được trong quá trình thực nghiệm, tác giả đã thấy được những ưu điểm của hình thức học tập trải nghiệm, thấy được mong muốn của học sinh về việc học tập theo hình thức mới này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 83 - 85)