Phương pháp sử dụng biểu đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 64 - 66)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.3. Phương pháp sử dụng biểu đồ

- Xác định xem biểu đồ thuộc loại nào? Được thể hiện bằng hình thức nào? - Xác định xem nội dung được thể hiện qua biểu đồ.

- Xem xét các số liệu được thể hiện trên biểu đồ đó là những thành phần nào? Xác định tỉ trọng của các thành phần và tương quan giữa chúng.

- Xác định vai trò, vị trí của các thành phần trong biểu đồ. - Các thao tác phân tích, tính toán tổng hợp…

- Nêu nhận xét phục vụ cho việc tìm hiểu, mở rộng tri thức địa lí. - Hướng dẫn kĩ năng (Vẽ và khai thác biểu đồ):

+ Biểu đồ vẽ để làm gì? Công dụng của nó ra sao đối với việc học tập địa lí? + Biểu đồ có mấy loại? ưu nhược điểm của từng loại…

+ Khi vẽ: Trước tiên phải dựa vào những số liệu nào? Xử lí số liệu đó ra sao? Có chuyển từ số liệu tuyệt đối ra tương đối không, vì sao phải làm như vậy…Là biểu đồ hình tròn thì nên chọn bán kính là bao nhiêu? Phải tính các tương quan về số liệu cần biểu hiện với diện tích hình tròn, hoặc các hình quạt trong hình tròn như thế nào?...Nếu là biểu đồ hình cột thì cách biểu hiện các đối tượng lên biểu đồ như thế nào thì hợp lí… + Giáo viên có thể làm mẫu trước cũng có thể gợi ý, hướng dẫn cho HS tự làm. (Đầu tiên cần làm gì, sau đó tiếp tục làm những gì cho đến hết…). Cho HS nhắc lại cách làm và ghi quy trình vào vở.

- Ra các bài tập để HS tập xây dựng và phân tích các biểu đồ tương tự.

- Sau đó GV kiểm tra (bổ sung, sửa chữa) đánh giá kết quả thực hiện của HS. Ví dụ: Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL

Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 (%)

(Nguồn: Hình 41.3, trang 188, SGK Địa lí 12)

Trước hết giáo viên cho học sinh xác định xem loại biểu đồ gì và được thể hiện như thế nào?

- Qua quan sát học sinh sẽ nhận thấy biểu đồ hình tròn, các số liệu được biểu thị dưới dạng tương đối (%)

- Nội dung được thể hiện qua biểu đồ: Cơ cấu sử dụng đất của ĐBSH và ĐBSCL năm 2014. Gồm 5 thành phần chính: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất khác).

- Dựa vào biểu đồ ta có thể so sánh cơ cấu sử dụng đất giữa ĐBSH và ĐBSCL như sau:

Có sự khác nhau giữa cơ cấu sử dụng đất ở 2 vùng đồng bằng:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: ở cả 2 vùng diện tích đất này đều chiếm tỉ trọng lớn nhất, ở ĐBSCL chiếm tỉ trọng lớn hơn (63,4 %), ĐBSH là (51,2 %). Lớn hơn (12,2%) + Đất lâm nghiệp: ở ĐBSCL chiếm tỉ trọng lớn thứ 3 (8,8 %), ở ĐBSH chiếm tỉ trọng lớn thứ 4 (8,3 %). Về đất lâm nghiệp ĐBSCL lớn hơn ĐBSH (0,5%).

+ Đất chuyên dùng: ở ĐBSCL chiếm tỉ trọng lớn thứ 4 (5,4 %), ở ĐBSH diện tích đất này chiếm tỉ trọng khá lớn, đứng thứ 2 với (15,5 %). ĐBSH lớn hơn so với ĐBSCL (10,1%).

+ Đất ở: ĐBSCL chiếm 2,7 % còn ở ĐBSH chiếm (7,8 %). Về diện tích đất ở thì ĐBSH lớn hơn ĐBSCL (5,1%).

+ Đất chưa sử dụng: ở cả 2 vùng đều chiếm tỉ trọng nhỏ nhất, ĐBSCL là (1,3 %) còn ĐBSH là (3,5%). Về diện tích đất chưa sử dụng thì ĐBSH lớn hơn ĐBSCL (2,3%).

+ Đất khác: ở ĐBSCL chiếm diện tích khá lớn, có tỉ trọng lớn thứ 2 chiếm (18,4 %), còn ở ĐBSH là (13,7 %). Về diện tích đất khác thì ĐBSH nhỏ hơn so với ĐBSCL (4,7%).

- Như vậy qua biểu đồ ta có thể dễ dàng so sánh được mục đích sử dụng đất ở cả hai đồng bằng với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp khai thác và sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực​ (Trang 64 - 66)