Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

2.6. Những kết quả đạt được

2.6.1. Kết quả

- Các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã thực hiện theo đúng tinh thần công văn của Bộ Giáo dục và đào tạo về HĐTN. CBQL và GV có nhận thức được tầm quan trọng của HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh và nhận thức được mục tiêu của HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Các nhà trường đều thực hiện tổ chức trải nghiệm ngoài giờ học chính khóa, với việc lên kế hoạch, lịch trình và nội dung hoạt động. Các nhà trường kết hợp với phụ huynh tổ chức các chuyến trải nghiệm gắn với đặc thù vùng miền, đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường nhằm đưa học sinh về với những giá trị thực tiễn ngay trên mảnh đất mà các em sống. Nhờ đó, mỗi chuyến trải nghiệm đã mang lại kết quả thiết thực, bổ ích.

- Nhà trường đã phối hợp được với các lực lượng trong trường để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong nhà trường có sự phối hợp hiệu quả để tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Hiện nay các trường học đã thành lập Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

2.6.2. Tồn tại, hạn chế

Đa số các trường tiểu học được khảo sát chưa đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh như thiếu phòng học chức năng, hoặc có phòng chức năng nhưng thiếu các thiết bị dạy học hiện đại. Thư viện chưa trang bị đầy đủ các sách về HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh để GV và HS tìm đọc, một số trường hệ thống máy tính đã cũ, kết nối mạng internet không ổn định chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Tổ chuyên môn chưa hướng dẫn cụ thể cho GV xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS sau khi tham gia HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh và các hoạt động chuyên đề về HĐTN theo trong trường và theo cụm trường chưa tổ chức thường xuyên và hiệu quả.

Do kinh phí chi thường xuyên nhà trường chi cho tất cả các hoạt động chung nên nhiều trường chưa tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV về kiến thức, kỹ năng và bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh, còn trông chờ vào kế hoạch tập huấn của Sở GD&ĐT và Phòng GDĐT Thái Nguyên.

Hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để huy động các nguồn lực xã hội ở gia đình, địa phương phối hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, huy động sự hỗ trợ về kinh phí để tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn chưa hiệu quả.

Giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh như về thời lượng dành cho chương trình, yếu tố thuộc về hạn chế về năng lực của giáo viên.

2.6.3. Nguyên nhân

- Cán bộ quản lí, giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu, nội dung và hình thức tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Áp lực thực hiện nội dung chương trình giáo dục chính khóa cao. Thời lượng dành HĐTN trong chương trình chỉ là 105 tiết/khối lớp/năm học. Để đạt mục tiêu của HĐTN, yêu cầu GV phải đầu tư thời gian và công sức rất lớn từ lập kế hoạch, lựa chọn thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh,… trong khi đó vẫn phải thực hiện nội dung chương trình chính khóa bình thường nên nhiều GV nảy sinh tâm lý ngại đổi mới, ngại sáng tạo trong quá trình tổ chức.

- Kinh phí tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu của HĐTN. Các trường phải tính toán, phân bổ nguồn ngân sách sao cho hợp lý giữa các hoạt động giáo dục.

- Nhà trường còn thiếu cơ chế kiểm tra, đánh giá, giám sát các hoạt động trải nghiệm cũng như chưa xây dựng đội ngũ chuyên trách tổ chức hoạt động trải nghiệm. Về việc xây dựng đội ngũ chuyên trách tổ chức các HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Khi thực hiện ở cấp tiểu học là đội ngũ giáo viên phần lớn được đào tạo và đã giảng dạy nhiều năm theo định hướng dạy học “chủ yếu trang bị kiến thức cho học sinh” nay chuyển sang dạy học theo định hướng “phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh”. Vì vậy, để quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu để thực hiện cần phải có các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động này.

Kết luận chương 2

Kết quả hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cho thấy, CBQL, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của ý nghĩa, mục tiêu của HĐTN trong việc giúp HS tiểu học chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

Kết quả quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cho thấy, cán bộ quản lí đã thành lập Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm theo cho học sinh tiểu học, tuy nhiên trong công tác quản lý còn chưa quan tâm đến quản lý hoạt động của giáo viên và học sinh, tổ chức bồi dưỡng mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức HĐTN; công tác kiểm tra, đánh giá chưa có sự đổi mới,... Các trường chưa đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh như thiếu phòng học chức năng, hoặc có phòng chức năng nhưng thiếu các thiết bị dạy học hiện đại. Kinh phí tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu của HĐTN. Các trường phải tính toán, phân bổ nguồn ngân sách sao cho hợp lý giữa các hoạt động giáo dục. Nhà trường còn thiếu cơ chế kiểm tra, đánh giá, giám sát các hoạt động trải nghiệm cũng như chưa xây dựng đội ngũ chuyên trách tổ chức hoạt động trải nghiệm. Về việc xây dựng đội ngũ chuyên trách tổ chức các HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Các yếu tố như nhận thức và năng lực tổ chức HĐTN của GV, năng lực của CBQL, sự quan tâm của chính quyền địa phương đến hoạt động trải nghiệm, sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục là những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU

HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Định hướng và các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)