Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 82 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm theo

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi khi thực hiện các biện pháp quản lí HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh phải phù hợp điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường về nhân lực và vật lực; đảm bảo tính toàn diện, cân đối, có tính hệ thống và liên tục giữa các biện pháp, tránh trùng lặp, không nhất quán trong quá trình thực hiện. Các biện pháp đề ra phải có tính khoa học, tính thực tiễn đồng bộ, phải có sự kết hợp các biện pháp quản lí có tính hệ thống; phải tác động vào các khâu của quá trình quản lí từ lập kế hoạch, tổ chức kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đến kiểm tra, đánh giá các HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học.

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh phải đảm bảo nguyên tắc gắn với những vấn đề thực tiễn cần giải quyết ở địa phương như các lĩnh vực: Ngành nghề sản xuất, các giá trị lịch sử văn hóa, các vấn đề chính trị xã hội nổi bật,… Dựa vào các chủ đề này các GV có thể thiết kế nội dung chương trình học tập dựa vào trải nghiệm.

Các hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh phải đảm bảo yếu tố phù hợp với các nội dung kiến thức của học sinh đã được học trên ghế nhà trường.

Các hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh khi tổ chức phải tính đến điều kiện về cơ sở vật chất thực tiễn mà nhà trường đang có, với nguồn tài chính là cha mẹ học sinh có thể đóng góp.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lí HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh, chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc này. Sự kế thừa, tôn trọng những thành quả đã đạt được trong quá khứ là cơ sở để chúng ta tiếp tục phát

triển, triển khai có hiệu quả quản lí hoạt động trải nghiệm trong nhà trường. Trên cơ sở đó chúng ta chắt lọc và kế thừa những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, tiếp tục hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh, từ đó hoàn thiện biện pháp quản lí HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học cho phù hợp với điều kiện của mỗi nhà trường.

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần được lên ý tưởng về nội dung rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và điều kiện nhà trường, địa phương; đảm bảo tính thời sự và gắn đời sống thực tiễn của địa phương, đất nước và hòa nhập quốc tế.

Các hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh phải đảm bảo nội dung chương trình chính khóa có thể được lồng ghép trong chương trình chính khóa, nhưng phải đảm bảo lượng kiến thức từ thấp đến kiến thức nâng dần lên bậc cao hơn. Khi đó, học sinh sẽ không bị bỡ ngỡ và tập dần thích nghi với phương pháp học mới.

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)