Nội dung và cách tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 98 - 128)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo sát tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất

3.4.2. Nội dung và cách tiến hành

của cá́c nhà quản lý giáo dục, chuyên gia về các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Bước 2: Lựa chọn các nhà quản lý để tham khảo ý kiến về các biện pháp đề xuất được lựa chọn theo các yêu cầu sau:

- Có năng lực về tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực, có́ năng lực chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực.

- Có trình độ chuyên môn về quản lý giáo dục.

Từ việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 3 đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục Đào tạo và 22 cán bộ quản lý các nhà trường, 10 tổ trưởng chuyên môn, 100 giáo viên ở 8 trường tiểu học.

Bước 3: Xin ý kiến các nhà quản lý, chuyên gia. Phiếu khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Nội dung phiếu hỏi: Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động trải nghiệm theo cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cần thực hiện các biện pháp sau.

Sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 2) chúng tôi thu thập ý kiến đánh giá của khách thể khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất, kết quả ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp TT Các biện pháp Mức độ ĐTB Thứ bậc Không cần thiết Ít cần thiết TB Cần thiết Rất cần thiết SL SL SL SL SL 1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học

0 0 12 34 89 4.57 1

2

Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học

0 0 12 78 45 4.24 2

3

Tăng cường chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học

0 0 13 88 34 4.16 4

4

Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính phục vụ hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh

0 0 16 76 43 4.20 3

5

Huy động các nguồn lực để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo định

TT Các biện pháp Mức độ ĐTB Thứ bậc Không cần thiết Ít cần thiết TB Cần thiết Rất cần thiết SL SL SL SL SL

hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học Kết quả khảo sát cho thấy:

Biện pháp Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học có tính cần thiết thứ 1 (4.57 điểm).

Biện pháp Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học xếp thứ 2 (4.24 điểm).

Biện pháp Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính phục vụ hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh xếp thứ 3 (4.20 điểm).

Biện pháp Tăng cường chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học xếp thứ bậc 4 (4.16 điểm).

Biện pháp Huy động các nguồn lực để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học xếp thứ bậc 5 (4.14 điểm).

Sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 2) chúng tôi thu thập ý kiến đánh giá của khách thể khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất, kết quả ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp Mức độ ĐTB Thứ bậc Không khả thi Ít khả thi TB Khả thi Rất khả thi SL SL SL SL SL 1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học

0 0 9 33 93 4.62 1

2

Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học

0 0 10 77 48 4.28 2

3

Tăng cường chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học

0 0 11 87 37 4.19 4

4

Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính phục vụ hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh

0 0 15 74 46 4.23 3

5

Huy động các nguồn lực để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học

0 3 11 81 40 4.17 5

Kết quả khảo sát cho thấy, biện pháp Biện pháp Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học

sinh về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học có tính khả thi thứ 1 (4.62 điểm).

Biện pháp Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học xếp thứ bậc 2 (4.28 điểm).

Biện pháp Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính phục vụ hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh xếp thứ bậc 3 (4.23 điểm).

Biện pháp Tăng cường chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học xếp thứ bậc 4 (4.19 điểm).

Biện pháp Huy động các nguồn lực để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học xếp thứ bậc 5 (4.17 điểm).

Với kết quả khảo nghiệm trên cho thấy CBQL không nên coi nhẹ hay chú trọng một biện pháp nào mà cần áp dụng đồng bộ các biện pháp vào quản lý HĐTN theo cho HS tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Kết luận chương 3

Từ kết quả nghiên cứu thực trang hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên chúng tôi xin đề xuất các biện pháp sau:

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học.

Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học.

Tăng cường chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học.

Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính phục vụ hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Huy động các nguồn lực để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học.

Các biện pháp này theo đánh giá của khách thể khảo sát đều có tính cần thiết và tính khả thi, cần áp dụng vào hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm theo cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

Nội dung của HĐTN theo định hướng phát triển năng lực tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi. Do vậy, để thực hiện các nội dung này phải có kết hợp tổ chức đa dạng các hình thức và có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục, mặt khác, cần đánh giá kết quả đạt được của HS nhằm kịp thời đưa ra các điều chỉnh cần thiết.

Quản lý HĐTN theo định hướng phát triển năng lực CBQL nhà trường chú trọng lập kế hoạch HĐTN, tổ chức HĐTN, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh…

Thực trạng HĐTN theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực về mặt nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên. CBQL, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh, qua đó tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới, hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.

Thực trạng HĐTN theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cho thấy, CBQL rất chú trọng quản lý tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực, hoạt động của GV và HS, quản lý sự

phối hợp của các lực lượng giáo dục trong nhà trường đã phối hợp hiệu quả từ Ban Giám hiệu, giáo viên, nhân viên, Tổng phụ trách Đội, Bí thư chi đoàn,...tổ chức HĐTN cho HS theo .Tuy nhiên chưa có sự phối hợp hiệu quả với gia đình học sinh, chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, các tổ chức, doanh nghiệp,…Vẫn còn tồn tại một số nội dung chưa thực hiện hiệu quả như: Xây dựng kế hoạch đánh giá và tổ chức đánh giá theo kế hoạch; Đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, năng lực đạt được của học sinh; Xây dựng lực lượng đánh giá và công cụ để đánh giá. Xác định các hình thức đánh giá và xác định thời điểm đánh giá,...

Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi xin đề xuất các biện pháp như sau:

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh về hoạt động trải nghiệm và quản lý hoạt động trải nghiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học.

Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học.

Tăng cường chỉ đạo đổi mới kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học.

Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính phục vụ hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Huy động các nguồn lực để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học.

Với kết quả khảo nghiệm trên cho thấy CBQL không nên coi nhẹ hay chú trọng một biện pháp nào mà cần áp dụng đồng bộ các biện pháp vào quản lý HĐTN theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên:

Hằng năm cần có các hội nghị sơ kết, tổng kết, khen thưởng các trường tiểu học tổ chức các HĐTN theo định hướng phát triển năng lực hiệu quả.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý HĐTN theo định hướng phát triển năng lực.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực và kỹ năng tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực cho giáo viên.

Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn GV tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực.

- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên:

Mời chuyên gia, giảng viên từ các viện nghiên cứu, trường đại học tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý HĐTN theo định hướng phát triển năng lực và bồi dưỡng nâng cao năng lực và kỹ năng tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực cho giáo viên.

Tăng cường huy động các lực lượng giáo dục hỗ trợ về nguồn tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để tổ chức hiệu quả các HĐTN theo định hướng phát triển năng lực.

- Đối với các trường tiểu học:

- Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực, cần có sự sáng tạo, linh động, đổi mới trong cách tổ chức.

- Động viên, khen thưởng kịp thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tinh thần cho người trực tiếp thực hiện hoạt động này. Phát huy năng lực, tư duy sáng tạo ở giáo viên, mạnh dạn giao quyền cho giáo viên khi phân công nhiệm vụ cho họ.

- Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên nhà trường về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2009), Một số khái niệm quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể, (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông: Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018

4. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường cán bộ quản lý GD&ĐT và Trường ĐHSP Hà Nội 2, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Dung (2019, “Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4, 5, Luận án tiến sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội.

6. Trần Thị Thùy Dung và Nguyễn Thị Vân Anh, Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nội dung làm đồ chơi dân gian phần công nghệ lớp 3 theo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 98 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)