Một số vấn đề lí luận về hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 27 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số vấn đề lí luận về hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát

1.3. Một số vấn đề lí luận về hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học năng lực học sinh ở trường tiểu học

1.3.1. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

Trong, HĐTN là một hoạt động bắt buộc. Hoạt động trải nghiệm giữ vai trò rất quan trọng, được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường.Hoạt động này được coi là phương pháp để phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự mình chiếm lĩnh kiến thức, giáo dục đức - thể - mĩ, phát triển tình cảm, thái độ, xây dựng niềm tin, chuẩn mực xã hội, nguyên tắc hành vi, hình thành các phẩm chất và kỹ năng sống cho bản thân mình. Thông qua hoạt động trải nghiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục bậc tiểu học, phát triển năng lực cho học sinh tiểu học.

Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mang tính định hướng, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn để biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học, từ đó hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, kỹ năng sống, có đời sống tâm hồn phong phú, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại [2]. Trong đó, chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất

và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt [2].

Mục tiêu chung của chương trình trải nghiệm giúp HS hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động thông qua các hoạt động thực tế khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập [3].

Hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực.

Hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học giúp HS hình thành thói quen tích cực, chăm chỉ lao động, thực hiện tốt trách nhiệm khi ở nhà và ở trường. HS biết cách tự đánh giá, điều chỉnh bản thân và hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa, rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm và năng lực giải quyết vấn đề.

Để thực hiện mục tiêu trên hoạt động trải nghiệm cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động thông qua các hoạt động thực tế khám phá bản thân.

Giúp học sinh hình thành thói quen tích cực, chăm chỉ lao động, thực hiện tốt trách nhiệm khi ở nhà và ở trường. HS biết cách tự đánh giá, điều chỉnh bản thân và

hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa, rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm và năng lực giải quyết vấn đề.

Hình thành và phát triển những tri thức về các chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống, giá trị sống ở học sinh, tích cực đối với các chuẩn mực đạo đức, hành vi và kỹ năng sống, giá trị sống.

Hình thành ở học sinh kỹ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và định hướng giá trị.

1.3.2. Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần hình thành trong hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học

Những yêu cầu về phẩm chất cần hình thành trong hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học gồm:

Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.

Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.

Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.

Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn.

Những yêu cầu về năng lực cần hình thành trong hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học gồm:

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới các em học sinh không chỉ được phát triển 5 phẩm chất nêu trên mà còn được hình thành và phát triển 10 năng lực thiết yếu để từ đó phát huy và vận dụng tối đa khả năng của mình vào thực tiễn. 10 năng lực đó được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn.

Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là: Tự chủ và tự học; Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác; Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.

Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới là: Ngôn ngữ; Tính toán; Tin học; Thể chất; Thẩm mỹ; Công nghệ; Tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

Đây chính là 5 phẩm chất và 10 năng lực mà chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng hình thành và phát triển các em học sinh, nhờ vậy mà học sinh phổ thông sẽ được phát triển toàn diện hơn.

1.3.3. Nội dung của hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [2] và chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp [3], nội dung của hoạt động trải nghiệm theo ở bậc tiểu học gồm:

Nội dung hoạt động trải nghiệm ở bậc tiểu học được xây dựng theo định hướng vừa hình thành kiến thức vừa phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, dạy học không

chỉ cung cấp kiến thức mà phải phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực. Trong đó, HĐTN cũng có nội dung đa dạng và mang tính chất tích hợp, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như giáo dục đạo đức, thể chất, tình yêu lao động, trách nhiệm với cộng đồng, v.v...

Nội dung của hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học được xây dựng mang tính chất mở và độc lập, song gần gũi với thực tế cuộc sống của HS, từ những trải nghiệm trên HS hiểu rõ hơn về những kiến thức đã được học, vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống. Với các nội dung chính đó là hướng vào bản thân, hướng đến xã hội và hướng đến tự nhiên với các yêu cầu đạt được phù hợp đã tích hợp, khắc họa sâu những kiến thức đã được học tập, mang tính tổng hợp cao giúp HS định hình giá trị cũng như hình thành năng lực và phẩm chất của công dân thời kỳ hội nhập.

Hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh giúp học sinh tiểu học hình thành các năng lực sau:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: hình thành năng lực hiểu biết về bản thân và môi trường sống với các nội dung cụ thể về sự thay đổi của cơ thể, hình thành những thói quen, nền nếp sống sinh hoạt và kỹ năng tự phục vụ, sự khác biệt giữa các cá nhân về thái độ, năng lực, sở thích và nhận diện được sự nguy hiểm từ môi trường sống đối với bản thân; kỹ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng sự thay đổi về làm chủ được cảm xúc, thái độ, sự tự tin trong cuộc sống.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động, kỹ năng đánh giá hoạt động.

- Năng lực định hướng nghề nghiệp: Hiểu biết về nghề nghiệp với các đặc trưng và ý nghĩa về công việc, chỉ ra một số phẩm chất cần có đối với từng vị trí công việc; hiểu biết và rèn luyện phẩm chất năng lực, liên quan đến nghề nghiệp thể hiện được sự quan tâm, sở thích và trách nhiệm trong công việc.

Trong đó, nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp:

Hoạt động khám phá bản thân: Ở hoạt động này HS mô tả được hình thức bên ngoài của bản thân và thể hiện được một số biểu hiện cảm xúc và hành vi yêu thương

phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp thông thường. Qua hoạt động trải nghiệm, HS nhận diện được hình ảnh thân thiện, luôn vui vẻ của bản thân và thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận của bản thân thông qua sản phẩm tự làm. HS giới thiệu được các sở thích của bản thân và sản phẩm được làm theo sở thích và nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

Hoạt động rèn luyện bản thân: Thông qua hoạt động trải nghiệm, HS thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi và nêu được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ. Có thói quen giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Nhận thức được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện những việc làm đảm bảo an toàn trong ăn uống; Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại và thực hiện được những hành động để phòng tránh bị xâm hại….

Hoạt động chăm sóc gia đình: HS thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện tình yêu thương với các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi. Biết tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng. Biết cách sử dụng một số dụng cụ gia đình một cách an toàn. HS biết tạo sự gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình bằng các cách khác nhau.

Hoạt động xây dựng nhà trường: HS thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô và nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi và thực hiện được những việc đó. HS tham gia các hoạt động giáo dục của Sao Nhi đồng và của nhà trường, biết cách hoà giải bất đồng trong quan hệ bạn bè và thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học, có ý thức giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.

Hoạt động xây dựng cộng đồng: Biết thiết lập các mối quan hệ với hàng xóm và tham gia một số hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi. HS thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong cộng đồng. HS tham gia một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo, giáo dục truyền thống do nhà trường, địa phương tổ chức để có ý thức xây dựng cộng đồng.

Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên: Thông qua hoạt động trải nghiệm, HS giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống và biết bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống.

Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường: Thông qua hoạt động trải nghiệm, HS nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp. Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp.

- Thông qua HĐTN theo định hướng phát triển năng lực, HS hình thành được các năng lực đặc thù sau:

+ Năng lực thích ứng với cuộc sống: đáp ứng được các yêu cầu trong đời sống hằng ngày và điều chỉnh bản thân để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm cá nhân và môi trường sống, dựa trên sự sẵn sàng thay đổi và chuẩn bị các điều kiện, các kĩ năng khác nhau cho hoàn cảnh mới.

+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: lập được kế hoạch hoạt động; thực hiện được các nhiệm vụ hoạt động: tạo động lực cho bản thân, thu hút người khác, hỗ trợ và tìm kiếm sự hỗ trợ, tư duy độc lập, linh hoạt điều chỉnh hoạt động, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; đánh giá được kết quả hoạt động một cách khách quan.

+ Năng lực định hướng nghề nghiệp: lựa chọn được hướng học tập hoặc nghề nghiệp phù hợp với sở thích, hứng thú, phẩm chất và năng lực của bản thân dựa trên những hiểu biết về nghề hoặc nhóm nghề và có kế hoạch hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.

Nội dung hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học hướng vào những năng lực sau:

- Năng lực khám phá bản thân. - Năng lực chăm sóc gia đình. - Năng lực xây dựng nhà trường. - Năng lực xây dựng cộng đồng.

- Năng lực xây dựng kế hoạch và tìm hiểu và bảo vệ môi trường.

- Năng lực hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp.

1.3.4. Nguyên tắc và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 27 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)