Huy động các nguồn lực để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 96 - 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển

3.2.5. Huy động các nguồn lực để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm

Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS.

3.2.5. Huy động các nguồn lực để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học

a/ Mục tiêu

Huy động các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường như cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan đoàn thể chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn,... nhằm tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực HS.

b/ Nội dung và cách thực hiện

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh về công tác xã hội hóa giáo dục:

Trước tiên phải nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên để mọi người hiểu được việc huy động các nguồn lực nhằm để phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy và học tập và đưa nhà trường phát triển. Vì giáo viên thường có tâm lí e ngại, không muốn phiền hà, coi việc xã hội hoá ngoài nhiệm vụ dạy học. Huy động được nhiều nguồn lực thì sẽ hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập rất nhiều. Nó

ảnh hưởng rất lớn đến công tác nâng cao chất lượng và tổ chức các hoạt động giáo dục, xử lí tốt các thông tin nôi bộ, có như vậy mới tạo ra sự đồng thuận từ bên trong. Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động cộng đồng qua đó có thể huy động nguồn tài chính nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học.

Huy động các nguồn lực như: ngân sách được cấp hàng năm, đóng góp của cha mẹ học sinh, mạnh thường quân, hỗ trợ của địa phương, các doanh nghiệp... trong việc trang bị cơ sở vật chất cần thiết. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người được phân công hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nước Hiệu trưởng nhà trường phải có khả năng thu hút mọi nguồn đầu tư để xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học.

Thực hiện tốt việc xã hội hóa giáo dục, từ đó từng bước nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường. CBQL tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương ưu tiên ngân sách địa phương, tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất: Dành ngân sách thỏa đáng từ nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường để tổ chức hiệu quả các HĐTN.

Hiệu trưởng tham mưu với cấp uỷ chính quyền các cấp, Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với sự đồng hành của phụ huynh tạo điều kiện tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học. Sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời; sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức môi trường trải nghiệm cho học sinh; sự chỉ đạo Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về tổ chức HĐTN cho GV của cấp ủy chính quyền địa phương sẽ là nguồn lực cũng như đòn bẩy thúc đẩy cho các HĐTN của các nhà trường diễn ra theo đúng tiến độ với kết quả cao nhất.

c/ Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải xây dựng tốt mối quan hệ với các lực lượng tham gia tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS như GV, Đoàn thanh niên, cha mẹ

học sinh, các đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp địa phương,… để nâng cao hiệu quả của HĐTN theo cho HS tiểu học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)