Quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 26 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một trong các thành tố chung cấu thành quản lý nhà trường. Quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng bao gồm các hoạt động như: xác định mục tiêu, lập kế hoạch và xây dựng chương trình, xác định và bố trí nguồn lực trong và ngoài nhà trường, cách thức tổ chức, đánh giá kết quả hoạt động và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. HĐTN được tiến hành ngoài giờ trên lớp với sự tham gia của các lực lượng xã hội dưới sự quản lý của nhà trường. HĐTN được tiến hành trong chương trình dạy học và được diễn ra suốt năm học.

Như vậy, Quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học là những tác động có mục đích có kế hoạch của hiệu trưởng thông qua việc thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý đến quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực nhằm giúp HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học được xem là các tác động có mục đích của Hiệu trưởng tới giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh với sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới mà cụ thể ở cấp tiểu học là tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi.

Hiệu trưởng cần nhận thức đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo cho học sinh, từ đó quản lý mục tiêu, nội dung và chương trình hoạt động trải nghiệm; Quản lý hoạt động của giáo viên và học sinh theo kế hoạch; Quản lý hình thức tổ chức và các điều kiện, phương thức tổ chức động hoạt động trải nghiệm

theo theo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở bậc tiểu học; Quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm theo theo theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở bậc tiểu học. Hoạt động trải nghiệm được triển khai qua bốn mạch nội dung hoạt động chính: hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.

Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm theo cho HS tiểu học gồm: Lậ̣p kế hoạch hoạt động trải nghiệm, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)