Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 87 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển

3.2.2. Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo

a/ Mục tiêu của biện pháp

Nhằm khắc phục tính chất đơn điệu lập đi lập lại một vài hình thức đã quá quen thuộc có thể gây nhàm chán tẻ nhạt đối với các HS, thu hút các em tham gia vào hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nhà trường, giáo viên và các lực lượng tham gia tổ chức trải nghiệm phải nghiên cứu để làm sao có thể đa dạng hóa các hoạt động này cho các em.

b/ Nội dung và cách thực hiện

Giáo viên cần chủ động đổi mới cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh bằng cách phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường đa dạng các hoạt động trải nghiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự thay đổi này phù hợp với mục đích, yêu cầu của môn học, phù hợp với khả năng,

tâm lí lứa tuổi học sinh. Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung của tuần, tháng. Ngay bản thân các hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh tự nó vô cùng đa dạng, nếu CBQL biết lựa chọn, đầu tư và sử dụng sẽ giúp HS hứng thú hơn.

Các bộ quản lí chỉ đạo giáo viên tổ chức các hình thức tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh được thiết kế theo chủ đề như: Chủ đề trường học, GV tổ chức cho tham quan phòng truyền thống nhà trường và bổ sung tài liệu cho phòng truyền thống, HS tìm hiểu công việc của giáo viên và tập làm thầy/cô giáo và tìm hiểu về lịch sử/danh nhân mà trường mang tên. Kết hợp với hình thức vẽ tranh về ngôi trường trong tương lai. Chủ đề nông nghiệp với các hình thức như: Tham quan trang trại chăn nuôi, giúp HS học cách sử dụng nông cụ trong vườn trường. Tổ chức cho HS làm chú nông dân thông qua hội thi, cuộc thi,…

Các bộ quản lí chỉ đạo giáo viên kết hợp các chủ đề với hình thức câu lạc bộ, cụ thể đối với chủ đề thể dục thể thao, GV tổ chức cho HS tham gia mô hình câu lạc bộ các môn thể thao tại trường như cờ vua, bóng đá, khiêu vũ thể thao,…; Tham gia chương trình “tìm kiếm tài năng Dance sport nhí”; Tham gia hội khỏe phù đổng toàn trường; Tham quan thực tế một câu lạc bộ bóng đá địa phương; giao lưu với vận động viên thể thao nổi tiếng. Tổ chức CLB toán học giúp HS có điều kiện tiếp cận với toán học, giúp các em phát huy năng lực toán học của mình và tiếp cận nhanh nhất, nhớ lâu, hiểu sâu các vấn đề toán học. Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì. Có thể tổ chức câu lạc ở tiểu học theo khối lớp, theo Trường... Tên của câu lạc bộ toán học ở tiểu học có thể đặt: “CLB Toán tuổi thơ”, “CLB toán 1, 2, 3...” hoặc “CLB Toán học...”.

Mặt khác, hình thức sinh hoạt câu lạc bộ có thể là Hội vui học tập, Hái hoa dân chủ, Giải ô chữ, Rung chuông vàng, Tọa đàm, Hội thảo, Thảo luận về một đề tài được lựa chọn.

Đối với lĩnh vực học tập thì có câu lạc bộ, dự án học tại hiện trường, thực tế địa phương, thi tìm hiểu,...

Đối với lĩnh vực giáo dục đạo đức, lối sống, CBQL chỉ đạo GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động từ thiện, tình nguyện, trải nghiệm đóng góp cải tạo môi trường, chăm sóc các công trình văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ, thi tìm hiểu, sân khấu hóa các hoạt động theo chủ đề,...

Nội dung sinh hoạt câu lạc bộ có thể là về các bài toán, câu chuyện lịch sử toán học; xem các bộ phim về lịch sử toán học hay về các nhà toán học; giải các câu đố trí tuệ, logic, các câu đố IQ phù hợp; làm thơ về Toán;... tham quan, dã ngoại học tập các địa danh du lịch, làng nghề của địa phương, tiếp cận các vấn đề toán học qua việc tham quan đó như tìm hiểu về lịch sử của địa danh, cách thiết kế, xây dựng các di tích, chụp ảnh, kí họa, tạo mô hình trên máy tính hoặc phác họa trên bản vẽ khi trải nghiệm tham quan... Chẳng hạn, bồi dưỡng hứng thú học tập Hình học cho HS, qua CLB có thể cho HS xem bộ phim về lịch sử hình học “The story of Geometry” của Maria Montessory,...

Đổi mới tổ chức diễn đàn: Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của HS thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Qua diễn đàn, HS có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về các vấn đề học toán, học hình học thể hiện nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của học sinh. Hóc sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình. Đây cũng là dịp để HS biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Diễn đàn được tổ chức linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với học sinh. Có thể tổ chức cho HS nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập, ngày lễ lớn, có thể ở buổi sơ kết, tổng kết năm học hoặc hướng dẫn các em tham gia diễn đàn trên báo Toán Tuổi thơ, báo Nhi đồng, báo Thiếu niên... qua đó giáo viên, phụ huynh hiểu biết hơn về tâm tư, nguyện vọng, khó khăn trong học Toán để có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ học sinh.

Đổi mới tổ chức hội thi/cuộc thi: Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi giải toán, thi sưu tầm các bài toán dân gian, thi vẽ, thi thiết kế hình học, thi làm mô hình kiến trúc hình học, thi chụp ảnh nghệ thuật hình học với cuộc sống, thi tìm hiểu lịch sử toán học, lịch sử hình học, thi đố vui,

thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác thơ, sáng tác bài hát, hội thi học tập... Các hội thi có thể gắn với giáo dục về một chủ đề nào đó như giáo dục an toàn giao thông, giáo dục về môi trường... Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học, điều kiện thực hiện của HS, thời gian chuẩn bị và tổ chức hội thi phù hợp, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn.

Đổi mới hình thức tổ chức tham quan với chủ đề đa dạng, ví dụ như chủ đề nông nghiệp như tham quan ao nuôi cá kết hợp tổ chức trò chơi câu thủy – hải sản để nhận biết một số loài; Chủ đề thủ công nghiệp như tham quan tìm hiểu về các sản phẩm thủ công nghiệp ở địa phương kết hợp tổ chức vẽ tranh về các sản phẩm thủ công nghiệp hoặc tạo hình sản phẩm thủ công nghiệp bằng các chất liệu đơn giản: làm lọ hoa, trống đồng, nón...bằng đất sét, bìa cứng.

Đổi mới các hình thức trên nhằm giúp HS có năng lực nhận biết được sự thay đổi của cơ thể, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, hình thành được một số thói quen, nếp sống sinh hoạt và kĩ năng tự phục vụ, HS nhận ra được nhu cầu phù hợp và nhu cầu không phù hợp và hát hiện được vấn đề và tự tin trao đổi những suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó, giúp HS có kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi, giúp HS có thái độ và hành vi của mình và thể hiện sự tự tin trước đông người và tự lực trong việc thực hiện một số việc phù hợp với lứa tuổi.

Đổi mới các hình thức trên giúp HS tiểu học có kỹ năng lập kế hoạch (Xác định được mục tiêu cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm; Tham gia xác định được nội dung và cách thức thực hiện hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm) và kỹ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động (Thực hiện được kế hoạch hoạt động của cá nhân, HS biết tìm sự hỗ trợ khi cần thiết và tham gia tích cực vào hoạt động nhóm, thể hiện được sự chia sẻ và hỗ trợ bạn trong hoạt động. Biết cách giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động)….

c/ Điều kiện thực hiện

Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải xây dựng và phê duyệt kế hoạch trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS chung cho cả năm học của trường, kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng tuần, tháng, học kỳ cho từng hoạt động để làm cơ sở cho giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động tránh chồng chéo với các hoạt động khác của nhà trường, của địa phương.

3.2.3. Tăng cường chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)