Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 58 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng

2.3.4. Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo cho học

đưa ra nhận xét: “Hiện nay, GV các trường tiểu học chưa tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh thành nhóm nhỏ tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình và các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi, phần lớn GV dành thời gian tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh về xây dựng nhà trường và xây dựng cộng đồng, những hoạt động này huy động số lượng lớn học sinh tham gia”. Mặt khác, một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cơ sở vật chất đã xuống cấp, nguồn tài chính chi cho hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh chưa thường xuyên, một số cha mẹ HS chưa quan tâm tới HĐTN nên chất lượng tổ chức các nội dung HĐTN theo định hướng phát triển năng lực học sinh chưa đạt hiệu quả cao. Những hạn chế này phần nào ảnh hưởng đến nhận thức của một bộ phận CBQL, GV về các nội dung hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh và theo chương trình phổ thông mới cho học sinh tiểu học.

2.3.4. Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo cho học sinh tiểu học tiểu học

Để tìm hiểu thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo cho học sinh tiểu học, chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của CBQL, GV ở câu hỏi số 4 (phần phụ lục 1) thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.4, cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên hình thức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực TT Hình thức Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Kết quả đạt được ĐTB Thứ bậc Không thực hiện Ít thực hiện TB Thường xuyên Rất thường xuyên Kém Yếu TB Khá Tốt SL SL SL SL SL SL SL SL SL SL

1 Sinh hoạt dưới cờ 20 28 15 16 41 3.25 2 21 28 16 15 40 3.21 3

2 Sinh hoạt lớp 35 25 15 22 23 2.78 8 34 26 16 23 21 2.76 8 3 Câu lạc bộ 38 9 6 37 30 3.10 4 38 10 7 36 29 3.07 4 4 Chủ đề giáo dục 12 36 16 28 28 3.20 3 11 37 15 29 28 3.22 2 5 Khám phá 0 24 22 16 58 3.90 1 0 25 21 17 57 3.88 1 6 Thể nghiệm, tương tác 32 15 22 28 23 2.96 5 33 14 21 29 23 2.96 5 7 Cống hiến 22 23 38 19 18 2.90 7 22 23 40 18 17 2.88 7 8 Nghiên cứu 24 17 34 35 10 2.92 6 24 17 36 34 9 2.89 6

Kết quả bảng cho thấy, CBQL, GV đánh giá thực hiện và kết quả đạt được ở mức trung bình từ 2.76 đến 3.88 điểm.

Hình thức khám phá thực hiện thường xuyên (3.90 điểm) và kết quả tốt (3.88 điểm). Trò chuyện với HS khối 4,5 trường tiểu học Tân Thành 2, tiểu học Hương Sơn, chúng tôi được biết hiện nay các trường tiểu học đã tổ chức hiệu quả cho HS hình thức tham quan, dã ngoại và hoạt động nhân đạo, hoạt động chiến dịch, cụ thể: tổ chức cho HS viếng lăng Bác Hồ vào dịp tháng 5 hằng năm; Tổ chức cho HS khối 3,4,5 thăm di tích lịch sử Đền Đô; Tổ chức cho HS khối 3,4,5 tham Văn miếu Quốc Tử Giám; Tổ chức cho HS khối 1,2,3 trải nghiệm tại trang trại giáo dục Bản Rõm (Sóc Sơn, Hà Nội); Tổ chức cho HS khối 1,2,3 trải nghiệm tại trang trại giáo dục Vạn An, Trang trại giáo dục Erahouse. Ngoài ra, tổ chức cho HS tham quan Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam; Tổ chức chương trình “Xuân yêu thương thắp sáng ước mơ” nhân dịp Tết Nguyên Đán, kêu gọi các nhà hảo tâm tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn; Tổ chức đến nhà học sinh trong trường có hoàn cảnh gia đình khó khăn để tặng quà nhân dịp Tết Nguyên Đán hằng năm; Tổ chức Hội chợ Xuân tại trường,…Trò chuyện với HS khối 4,5 về hứng thú của HS đối với hình thức tham quan, dã ngoại và hoạt động nhân đạo, hoạt động chiến dịch đang thực hiện trong chương trình phổ thông hiện hành, các em đều tỏ ra hứng thú khi tham gia. Tổ chức theo chủ điểm “Bông hoa tặng bà, tặng mẹ, tặng cô” nhân dịp ngày 8/3, hình thức tổ chức sân khấu hóa, học sinh làm chủ sân khấu và chương trình dưới sự hướng dẫn giáo của giáo viên, học sinh biểu diễn văn nghệ, kể chuyện về những tấm gương người phụ nữ tiêu biểu, học sinh tiêu biểu,… Học sinh tự đặt câu hỏi cho các bạn xoay quanh câu chuyện và cảm nghĩ của mình về câu chuyện đó, rút ra bài học gì cho bản thân,…

Thông qua hình thức này mục đích giúp các em phát triển năng lực như: Thiết kế chương trình; năng lực tổ chức hoạt động; năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo,…

Tuy nhiên, đối với hình thức sinh hoạt lớp và sinh hoạt dưới cờ, câu lạc bộ và chủ đề giáo dục đa số HS trả lời chưa hứng thú.

Hình thức câu lạc bộ (thực hiện trung bình 3.10 điểm; kết quả trung bình 3.07 điểm), tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được biết đối với hoạt động câu lạc bộ các trường chưa thành lập, bởi nếu thành lập phải theo quy định và có quy chế hoạt động, tuy nhiên, một số GV ngại thực hiện hình thức câu lạc bộ toán, câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ nghệ thuật,…vì không đủ thời gian để tổ chức các hoạt động. Mặt khác, do thiếu kinh phí nên các câu lạc bộ không duy trì trong thời gian dài.

Các hình thức như: Thể nghiệm, tương tác (thực hiện trung bình: 2.96 điểm; Kết quả trung bình: 2.96 điểm); Cống hiến (thực hiện trung bình: 2.90 điểm; Kết quả đạt được 2.88 điểm); Nghiên cứu (thực hiện trung bình: 2.92 điểm; Kết quả đạt được: 2.89 điểm) được đánh giá ở mức độ nhận thức trung bình. GV Đ.V.K trường tiểu học Núi Voi cho biết: Đối với các hình thức này, chúng tôi chưa hình dung phải tổ chức như thế nào nhằm giúp HS hình thành và phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động thông qua các hoạt động thực tế khám phá bản thân. HĐTN hiện nay chúng tôi đang thực hiện diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi, hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích chưa rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm và năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Đối với Chủ đề giáo dục (thực hiện trung bình: 3.20 điểm; Kết quả trung bình: 3.22 điểm); giáo viên còn yếu kém về kỹ năng lập kế hoạch và chưa được bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN nên hiệu quả các năng lực của HS theo không cao như: Năng lực tổ chức cho HS khám phá bản thân, năng lực tổ chức cho HS chăm sóc gia đình, năng lực tổ chức cho HS xây dựng nhà trường, năng lực tổ chức cho HS xây dựng cộng đồng, năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức cho HS tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức cho học sinh tìm hiểu và bảo vệ môi trường, năng lực tổ chức cho học sinh hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp.

Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được biết đối với các chủ đề giáo dục, một số GV ngại thực hiện vì không đủ thời gian để tổ chức các hoạt động. Mặt khác, do thiếu kinh phí nên chưa tổ chức các chủ đề giáo dục. Một số GV khi thực hiện các chủ đề GV chưa biết cách huy động kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan đến dự án và hoạt động nhóm theo sở thích, rèn luyện cho HS các kĩ năng thành phần để góp phần tạo nên mục tiêu về năng lực của chủ đề và khái quát và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống có liên quan đến HS. Tuy nhiên, một số GV chưa biết suy nghĩ và đầu tư thiết kế một chủ đề đòi hỏi huy động kinh nghiệm của HS, tạo được hứng thú cho học sinh và đặc biệt là làm xuất hiện vấn đề đòi hỏi HS giải quyết bằng những trải nghiệm của bản thân ở các hoạt động tiếp theo. Một số GV chưa biết chọn được những chủ đề theo sở thích gắn với thực tiễn cuộc sống của HS, tạo cơ hội càng nhiều càng tốt cho HS vận dụng những hiểu biết, kĩ năng được hình thành ở loại hình kiến thức và kỹ năng. Trong khi sự khái quát và vận dụng bậc cao nội dung các hoạt động và các kĩ năng được hình thành sẽ một lần nữa khắc sâu các nội dung giáo dục và được nhuần nhuyễn hơn về kĩ năng và thái độ thể hiện. Đó chính là con đường, từng bước một hình thành năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)