Những thuận lợi và khó khăn của các nhà trường tiểu học trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng

2.3.7. Những thuận lợi và khó khăn của các nhà trường tiểu học trên địa

thành phố Thái Nguyên khi triển khai hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Về thuận lợi, chúng tôi trò chuyện với CBQL, GV được biết: Trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, đa số các nhà trường đều thực hiện tổ chức trải nghiệm ngoài giờ học chính khóa, với việc lên kế hoạch, lịch trình và nội dung hoạt động cụ thể. Nhờ vậy, mỗi chuyến trải nghiệm đều diễn ra hiệu quả, nhanh gọn. Trước đây, để tổ chức trải nghiệm cho học sinh là một việc làm rất khó khăn đối với các nhà trường vì liên quan đến nhiều yếu tố như kinh phí, thời gian, lực lượng.

Những năm gần đây, nhờ sự linh hoạt và mục đích trải nghiệm nên các nhà trường đã tổ chức khá hiệu quả. Các nhà trường kết hợp với phụ huynh tổ chức các chuyến trải nghiệm gắn với đặc thù vùng miền, nhằm đưa học sinh về với những giá trị thực tiễn ngay trên mảnh đất mà các em sống. Nhờ đó, mỗi chuyến trải nghiệm đã mang lại kết quả thiết thực, bổ ích.

Hoạt động trải nghiệm được các nhà trường gắn với mô hình “Trường học đa văn hóa”, “Trường học gắn với thực tiễn”. Nhờ đó, hoạt động trải nghiệm được các nhà trường tổ chức có kế hoạch cụ thể, có mục đích và có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi trường đóng nhằm đưa học sinh đến gần với thực tiễn, những giá trị văn hóa, những phong tục, tập quán để các em thêm yêu quê hương, xứ sở qua việc tìm hiểu bản sắc văn hóa cổ truyền.

Về khó khăn: Kết quả khảo sát trên 120 cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy 100% ý kiến đều cho rằng do năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học của giáo viên còn hạn chế.

Khó khăn do hứng thú và tính tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS của học sinh tiểu học chưa cao cũng tác động đến tổ chức HĐTN, nguyên nhân do hạn chế về điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường trải nghiệm chưa tốt nên HS chưa hứng thú và tích cực.

Hiện nay, chương trình và kế hoạch bài học giáo viên phải hoàn thành bài học theo khung thời gian quy định, nên giáo viên không có thời gian để tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học (62/120 đạt 51.6% ý kiến).

Mặt khác, hạn chế về cơ sở vật chất, tài chính có 51/120 đạt 42.5% ý kiến. Trao đổi với giáo viên, giáo viên cho biết mỗi lần tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học, giáo viên cần huy động nguồn tài chính để giúp học sinh trang trí khánh tiết, hóa trang, mua phần thưởng để kích tích tính tích cực học tập của học sinh nhưng đối với trường tiểu học thì các nguồn kinh phí chi cho họa động còn rất hạn hẹp.

viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh và Liên đội trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học đã làm cho kết quả hoạt động trải nghiệm chưa đạt hiệu quả mong muốn.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)