Thực trạng phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình tổ chức trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 62 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng

2.3.5. Thực trạng phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình tổ chức trả

nghiệm theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Để tìm hiểu thực trạng phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của CBQL, GV thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực

TT Lực lượng giáo dục Mức độ phối hợp ĐTB Thứ bậc Không thường xuyên Ít thực hiện Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên SL SL SL SL SL 1

Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội, giáo viên, nhân viên 40 13 5 20 42 3.09 2 2 Cha mẹ học sinh 36 25 14 22 23 2.76 6 3 Tổng phụ trách Đội 34 16 21 27 22 2.89 3 4 Chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, các tổ chức, doanh nghiệp 23 24 37 18 18 2.87 4 5 GV chủ nhiệm 25 18 34 35 8 2.86 5 6 Tổ chuyên môn 21 12 39 26 22 3.13 1

Các lực lượng như “Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội, giáo viên, nhân viên” trong nhà trường có sự phối hợp hiệu quả để tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS, tuy nhiên chưa có sự phối hợp

hiệu quả với “Cha mẹ học sinh” (2.76 điểm) và “Chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, các tổ chức, doanh nghiệp”(2.87 điểm).

Như vậy, hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục đặt ra yêu cầu cán bộ quản lí cần phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để huy động các nguồn lực xã hội ở gia đình, địa phương phối hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS, huy động sự hỗ trợ về kinh phí để tổ chức đa dạng các hình thức Hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS. Thực tế hiện nay, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hoạt động xã hội, nghệ nhân, người lao động tiêu biểu ở địa phương,... cho các hoạt động trải nghiệm chưa đạt hiệu quả.

2.3.6. Thực trạng đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên

Để tìm hiểu thực trạng đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên thu được kết quả thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng đánh giá kết quả tổ chức tổ chức theo định hướng phát triển năng lực học sinh

TT Đánh giá kết quả tổ chức tổ chức hoạt động trải nghiệm

Mức độ ĐTB Thứ bậc Kém Yếu TB Khá Tốt SL SL SL SL SL 1 Xác định chuẩn để đánh giá kết quả thực hiện 18 40 4 5 53 3.29 5

2 Xây dựng lực lượng đánh giá 5 41 14 12 48 3.48 2 3 Xác định các hình thức đánh giá 3 11 65 29 12 3.30 4 4 Xác định thời điểm đánh giá 24 14 8 17 57 3.58 1 5 Xây dựng kế hoạch đánh giá 32 11 6 14 57 3.44 3 6 Tổ chức thực hiện đánh giá theo 40 11 9 9 51 3.17 7

kế hoạch

7

Phân tích kết quả đánh giá và xây dựng kế hoạch cải tiến hoạt

động trải nghiệm 18 40 4 5 53 3.28 6

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã thực hiện tốt các nội dung: Xác định thời điểm đánh giá (3.58 điểm); Xây dựng lực lượng đánh giá (3.48 điểm); Xây dựng kế hoạch đánh giá (3.44 điểm).

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN của học sinh đã được triển khai về xây dựng lực lượng đánh giá, xây dựng lực lượng đánh giá, xác định thời điểm đánh giá.

Các nội dung thực hiện ở mức trung bình gồm: Xác định các hình thức đánh giá (3.30 điểm); Xác định chuẩn để đánh giá kết quả thực hiện (3.29 điểm); Phân tích kết quả đánh giá và xây dựng kế hoạch cải tiến hoạt động trải nghiệm (3.28 điểm); Tổ chức thực hiện đánh giá theo kế hoạch (3.17 điểm).

Trao đổi với giáo viên K.V trường tiểu học Tân Thịnh cho biết: Hiệu trưởng nhà trường chưa có những biện pháp chỉ đạo cụ thể về xác định các hình thức đánh giá, xác định chuẩn để đánh giá kết quả thực hiện, phân tích kết quả đánh giá và xây dựng kế hoạch cải tiến hoạt động trải nghiệm, tổ chức thực hiện đánh giá theo kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)