Tăng cường chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển

3.2.3. Tăng cường chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt

a/ Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu thông qua việc xác định mục đích đánh giá, nội dung đánh giá, xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS để giáo viên đánh giá kết quả quá trình tham gia hoạt động của học sinh trong quá trình tham gia trải nghiệm. Đây cũng là cơ sở để người CBQL điều chỉnh kế hoạch, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS ở giai đoạn tiếp theo.

b/ Nội dung và cách thực hiện

- Xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá: Xác định quy trình lập kế hoạch đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Phân tích thực trạng hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá và quản lí đổi mới kiểm tra, đánh giá; Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá và đánh giá tính khả thi của mục tiêu, chỉ tiêu đó; Xác định các hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá của nhà trường tương ứng với các mục tiêu; Xác định các nguồn lực (con người, cơ sở vật chất, sách và thiết bị dạy học, tài chính...) thực hiện hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá của nhà trường; Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá của nhà trường; Trình bày kế hoạch đổi mới kiểm tra, đánh giá của nhà trường.

Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động kiểm tra, đánh giá gồm các nội dung:

+ Cải tiến hoàn thiện tổ chức: Trên cơ sở phân tích năng lực tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS của GV trong nhà trường để phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Thành lập bộ phận kiểm tra, đánh giá với đầy đủ các thành viên có uy tín, năng lực để làm công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS.

+ Nâng cao công tác chỉ đạo: CBQL thường xuyên, liên tục theo dõi và giám sát công tác này để chỉ huy, ra quyết định cho các cá nhân, bộ phận và các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch đã xây dựng. Công tác chỉ đạo phải phối hợp được các lực lượng giáo dục nhằm tạo sự liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong nhà trường. Định hướng công việc rõ ràng, tránh chồng chéo, tạo điều kiện các thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ. Theo dõi sát sao, chỉ đạo kịp thời, thưởng phạt phân minh, luôn động viên giúp đỡ cấp dưới sẽ giúp giảm thiểu và hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với quản lí hoạt động và hoạt động kiểm tra, đánh giá tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS:

+ Kiểm tra hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS là quá trình CBQL xem xét thực tiễn để phát hiện, đánh giá thực trạng về hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm thực hiện việc xây dựng hoàn thiện và ban hành các quy chế, quy định, các văn bản hướng dẫn, hệ thống các tiêu chuẩn, đề xuất các biện pháp điều chỉnh hoạt động kiểm tra, đánh giá.

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS nhằm chỉ ra xem các nội dung trong kế hoạch hoạt động kiểm tra, đánh giá có được thực hiện đầy đủ hay không? Có được thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất có thể hay không, các nội dung có hướng tới kết quả mong đợi không?

- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra, đánh giá HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên:

+ Bồi dưỡng năng lực của CBQL, giáo viên về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS: Có kế hoạch định kì hàng năm tổ chức các buổi bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn chuyên môn cho CBQL, GV về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS.

+ Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch cho CBQL: Xác lập các mục tiêu tổng quát cũng như kế hoạch cụ thể cho công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS. Kế hoạch được xây dựng phải sát với thực tế, phù hợp với nhà trường.

- Hiệu trưởng các trường cần đưa ra hội đồng giáo viên thảo luận để xây dựng nên tiêu chí để giám sát tổ chức hoạt động trải nghiệm đồng thời thiết lập các chế tài xử lí vi phạm của giáo viên, học sinh nếu làm sai những quy định chung về hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Để hoạt động đánh giá kết quả tổ chức trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS đạt hiệu quả cần phải:

+ Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS.

+ Xây dựng nội dung, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS dựa trên chương trình chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra.

+ Xây dựng thang đánh giá và bộ công cụ đo kết quả đạt được ở mỗi học sinh. + Phổ biến thang đánh giá và bộ công cụ đánh giá quản lí hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS tới GV trong trường ngay từ đầu năm học.

+ CBQL tiến hành đôn đốc, kiểm tra kế hoạch trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS của giáo viên một cách thường xuyên.

c/ Điều kiện thực hiện biện pháp

Có nhiều cách để phối hợp để tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN theo định hướng phát triển năng lực HS:

- Kiểm tra giáo án: Giáo án phải thể hiện được mục tiêu, nội dung, công tác chuẩn bị, phương pháp, hình thức tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực HS. Khi tiến hành kiểm tra phải có biên bản kiểm tra và có đánh giá xếp loại dựa trên các tiêu chí đã xây dựng.

* Đối với học sinh: Kiểm tra sự tham gia hoạt động của HS các lớp. Đây là căn cứ để đánh giá thi đua của GV chủ nhiệm và thi đua của đơn vị lớp dựa vào tiêu chí xây dựng từ đầu năm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)