Quản lý cơ cấu Dự trữ ngoại hối Nhà nước

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 84 - 96)

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐ

2.2.2. Quản lý cơ cấu Dự trữ ngoại hối Nhà nước

Từ khi Nghị định 86/1999/NĐ-CP được ban hành, DTNHNN đã được quản lý theo cơ cấu. Cơ cấu DTNHNN được xem xét 06 tháng/lần để điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng tình hình tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế, với thực tế tình hình quản lý để đạt mục đích của quản lý DTNHNN. Kể từ khi bắt đầu áp dụng quản lý DTNHNN theo cơ cấu (năm 2000) cho đến năm 2006, những điều chỉnh về cơ cấu DTNHNN chủ yếu là nhằm quy chuẩn hóa dần cách thức quản lý đối với cơ cấu DTNHNN, do NHNN mới trong giai đoạn đầu áp dụng cách thức quản lý này, đồng thời cũng do tình hình tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế giai đoạn này tương đối ổn định, không ảnh hưởng nhiều tới DTNH của Việt nam, thể hiện rõ nét nhất là sự tăng đều về DTNH qua các năm, từ 1999 cho đến năm 2007. Từ năm 2008 cho đến giữa năm 2012, trước những biến động bất thường trên thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế, tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đối với

Năm 2002 2005

Tỷ lệ đồng USD trong dự trữ 70,2 % 60% Tỷ lệ đồng EUR trong dự trữ 20% 30%

71

DTNHN, mà rõ rệt nhất là sự sụt giảm về quy mô DTNHNN của Việt nam do phải sử dụng DTNH để can thiệp thị trường trong nước, NHNN đã có những điều chỉnh nhất định đối với cơ cấu DTNHNN nhằm thực hiện quản lý DTNH theo hướng chú trọng đặc biệt đến nguyên tắc an toàn, thanh khoản để bảo vệ DTNHNN và sẵn sàng can thiệp thị trường, nhưng vẫn không bỏ qua nguyên tắc sinh lời góp phần bù đắp, củng cố DTNH. Cụ thể:

2.2.2.1. Cơ cấu theo loại ngoại tệ

Theo Điều 9, Nghị định số 86/1999/NĐ-CP, cơ cấu ngoại tệ của Quỹ DTNHNN được xác định trên các cơ sở sau:

-Tỷ trọng các loại ngoại tệ sử dụng trong thanh toán xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam: Trong thanh toán xuất nhập khẩu của Việt nam, đồng USD vẫn là đồng tiền chiếm ưu thế, chiếm tới trên 90% %, còn lại là các loại ngoại tệ như EUR, JPY... cũng được sử dụng, tuy nhiên với tỷ lệ không đáng kể. Đây là căn cứ quan trọng nhất để xây dựng cơ cấu ngoại tệ cho Quỹ Bình ổn- nguồn được sử dụng để can thiệp thị trường ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu.

-Tỷ trọng các loai ngoại tệ vay và trả nợ nước ngoài của Việt Nam: Trong vay nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, đồng USD thường chiếm tới trên 90%, đồng EUR chiếm khoảng dưới 10% và đồng JPY khoảng dưới 3%. Trong vay nợ của Chính phủ, đồng JPY chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó đến SDR, USD và EUR. Tổng hợp chung lại theo giá trị, đồng USD vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong vay nợ nước ngoài và còn có xu hướng gia tăng trong khi tỷ lệ đồng EUR có xu hướng giảm.

-Dự báo xu hướng biến động của từng loại ngoại tệ và vàng: Đây cũng là một trong những căn cứ được xem xét để xây dựng cơ cấu DTNHNN, là căn cứ cần thiết nhưng xét về tầm quan trọng, vẫn đứng sau 02 căn cứ nói trên. Đó là vì DTNHNN được quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu chính sách và đáp ứng các nhu cầu thanh toán quốc tế của quốc gia. Do vậy, trong xây dựng cơ cấu, NHNN chú trọng đến xu hướng biến động về trung và dài hạn để đảm bảo an toàn và thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu can thiệp và nhu cầu thanh toán, mà không thay đổi cơ cấu theo những biến động mang tính chất ngắn hạn.

-Tỷ trọng của từng loại ngoại tệ trong dự trữ quốc tế và thanh toán quốc tế của các nước trên thế giới: Căn cứ này được sử dụng để tham khảo khi xây dựng cơ cấu ngoại tệ nhằm xây dựng một cơ cấu phù hợp với xu hướng dự trữ chung của

72

thế giới. Theo dự kiến Quý I/2012 của IMF về tình hình đầu tư DTNH của các nước trên thế giới, tỷ lệ đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong DTNH của thế giới, và hiện đang có xu hướng điều chỉnh tăng lên trong khi đồng EUR có xu hướng bị điều chỉnh giảm xuống, cụ thể: đồng USD: 60.99% - 62.20% và đồng EUR: 26,46% - 24,94%.

Với những căn cứ trên, DTNHNN của Việt nam được duy trì dưới dạng một rổ ngoại tệ bao gồm những đồng tiền tự do chuyển đổi của các nước trong nhóm G7. Cũng như các quốc gia khác, đồng USD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong rổ ngoại tệ DTNHNN của Việt nam do vị thế của đồng USD trong thanh toán quốc tế, trong vay trả nợ nước ngoài, do sự phát triển và quy mô của nền kinh tế Mỹ và đặc biệt là vị thế của thị trường tài chính Mỹ trên toàn cầu.

Từ những năm đầu dự trữ ngoại hối cho đến năm 2000, tại Quỹ DT, đồng USD thường chiếm tới 85-90%, còn lại là các ngoại tệ khác như FRF, GBP, JPY. Khi đồng EUR xuất hiện và được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế, EUR đã được các quốc gia nắm giữ như một đồng tiền dự trữ thứ hai trong cơ cấu DTNH. Theo số liệu thống kê của IMF, dự trữ bằng đồng USD của các nước phát triển và đang phát triển đều có xu hướng giảm dần, cụ thể:

(Nguồn IMF)

Bắt nhịp với khuynh hướng chung của thế giới, NHNN đã có những nghiên cứu về đồng tiền này và thực hiện điều chỉnh giảm tỷ trọng đồng USD và tăng tỷ trọng đồng EUR trong DTNH nhằm đa dạng hóa việc đầu tư dự trữ. Đây có thể coi là bước thay đổi căn bản về chiến lược đầu tư, thực hiện đa dạng hóa đồng tiền sau nhiều năm chỉ quan tâm đầu tư vào đồng USD. Đến năm 2007, cơ cấu DTNHNN của Việt nam đã được điều chỉnh tương đối phù hợp với xu hướng dự trữ của thế giới và đến năm 2010 các tỷ lệ này là 55% USD và 30% EUR. Cũng từ năm 2007, cách quy định về tỷ lệ cơ cấu cũng được thay đổi theo hướng chuẩn hóa quốc tế (trước đây quy định tỷ lệ theo khoảng, ví dụ từ 25%-30%, nay quy định điểm chuẩn và có kèm theo biên độ giao động, ví dụ: 30%±10%). Tuy nhiên, năm 2012, với khủng hoảng tài chính xảy ra tại khu vực châu Âu, một số nước trong khu vực

Năm Tỷ lệ các ngoại tệ trong Quỹ Dự ____________trữ (%)____________

Tỷ lệ các ngoại tệ trong Quỹ ________Bình ổn (%)________

USD EUR Ngoại tệ khác USD Ngoại tệ khác

2007 73.15 15.89 10.96 83.75 16.25

73

rơi vào tình trạng nợ công khổng lồ, không đáp ứng nổi các tiêu chí của khu vực đồng tiền khiến đồng EUR có khuynh hướng trở nên bấp bênh, mất giá nhiều so với đồng USD. Trước tình hình đó, đầu năm 2012, để hạn chế sự suy giảm về hiệu quả đầu tư và đảm bảo an toàn DTNH, NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ các ngoại tệ này theo chiều hướng ngược lại so với những năm trước với mức điều chỉnh khá lớn (tăng tỷ lệ USD và giảm tỷ lệ EUR). Chiến lược quản lý DTNHNN là chú trọng đến xu hướng biến động về trung và dài hạn để đảm bảo an toàn và thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu can thiệp và nhu cầu thanh toán, mà không chạy theo những biến động mang tính chất ngắn hạn. Do vậy, trong những giai đoạn bất ổn của thị trường tài chính, khi tỷ giá các loại ngoại tệ biến động phức tạp, khó lường, NHNN thực hiện chiến lược đầu tư hết sức thận trọng và không điều chỉnh cơ cấu DTNHNN theo những biến động ngắn hạn của tỷ giá ngoại tệ.

Ngoài 02 đồng tiền chủ chốt này, các đồng tiền mạnh khác cũng được đưa vào danh mục các ngoại tệ trong DTNHNN như: GBP, JPY, CHF để đa dạng hóa đồng tiền và đáp ứng các nhu cầu thanh toán khi cần thiết. Từ cuối năm 2009, chính phủ Nhật đã giúp đỡ Việt nam rất nhiều thông qua các dự án giải ngân bằng đổng JPY, do vậy, tỷ trong loại ngoại tệ này cũng tăng so với trước đây. Đồng SDR cũng là đồng tiền có trong cơ cấu ngoại tệ DTNHNN. Ban đầu, NHNN chỉ nắm giữ một lượng nhỏ đồng tiền này để đáp ứng nhu cầu thanh toán với IMF. Đến năm 2009, do khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, kinh tế tăng trưởng chậm, hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn, DTNHNN được sử dụng nhiều cho can thiệp thị trường và thanh toán quốc tế. Trước tình hình đó, IMF đã quyết định phân bổ lượng SDR cho các nước thành viên theo mức độ đóng góp của từng nước. Do vậy, tỷ lệ ngoại tệ này trong DTNHNN của Việt nam cũng tăng lên.

Đối với Quỹ Bình ổn, trong những năm đầu thực hiện theo cơ cấu, cơ cấu ngoại tệ của Quỹ được xây dựng tương tự như cơ cấu Quỹ DTNH. Cùng với việc điều chỉnh dần tỷ lệ các loại ngoại tệ theo chiến lược đầu tư đa dạng hóa đối với Quỹ Dự trữ, từ năm 2007, cơ cấu ngoại tệ của Qũy Bình ổn cũng được điều chỉnh phù hợp hơn với mục đích sử dụng của Quỹ, do vậy được điều chỉnh khác biệt với quỹ Dự trữ. Cơ sở điều chỉnh từ đây chủ yếu dựa trên căn cứ thứ hai (tỷ trọng ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu), do nhu cầu can thiệp thị trường và việc

74

mua từ thị trường vào để tăng dự trữ khi cung ngoại tệ trong nước tăng, chủ yếu được thực hiện bằng đồng USD. Do vậy, tại Quỹ BO, NHNN chỉ để một tỷ lệ rất nhỏ dành cho các ngoại tệ khác, còn lại duy trì bằng đồng USD để đảm bảo khả năng can thiệp cho Quỹ, hạn chế những chi phí chuyển đổi ngoại tệ nếu duy trì bằng các đồng tiền khác. Tỷ lê cơ cấu dự trữ theo loại ngoai tệ từ năm 2007 đến

tháng 6/2012 như sau:

2008 70.85 20.19 896 79.39 20.61 2009 51.38 33.84 14.78 81.24 18.76 2010 45.98 35.81 18.11 79.75 20.25 2ÕĨĨ 60.25 25.43 14.32 89.13 10.87 Jun-12 69.38 18.46 12.16 93.41 639

(Nguồn NHNN)

Cơ cấu ngoại tệ Dự trữ ngoại hối Nhà nước

■ USD BEUR BCACNGOAITtKHAC BUSD ■ CÁC NGOẠI TỆ KHÁC

Quỹ dự trữ Quỹ bình ổn

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngoại tệ Dự trữ ngoại hối Nhà nước đến tháng 6/2012

(Nguồn NHNN)

2.2.2.2. Cơ cấu theo hình thức đầu tư

Thời gian đầu, khi lượng DTNHNN còn đang rất mỏng manh, DTNHNN được đầu tư chủ yếu dưới hình thức đầu tư truyền thống là tiền gửi với một số lượng đối tác cũng rất hạn hẹp (dưới 10 đối tác). Từ khi Nghị định 86 được ban hành, hình thức đầu

Năm

Tỷ lệ theo hình thức đầu tư

______trong Quỹ Dự trữ (%)_______________Quỹ Bình ổn (%)_________Tỷ lệ theo hình thức đầu tư trong Tiền gửi Giấy tờ có giá Tiền gửi Giấy tờ có giá

2007 20.00 80.00 45.00 55.00

75

tư DTNHNN của NHNN đã mang một màu sắc mới: đa dạng hóa danh mục đầu tư và tiếp cận với các phương thức đầu tư của thế giới. Theo đó, Thống đốc quy định một số hình thức đầu tư được phép trong DTNHNN kèm theo các tỷ lệ, như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, giấy tờ có giá (trái, tín phiếu các nước có đồng tiền trong DTNHNN, trái phiếu công ty được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu do các tổ chức quốc tế phát hành) và ủy thác đầu tư. Để thực hiện đa dạng hóa đồng thời đảm bảo đầu tư an toàn, thanh khoản và sinh lời, tỷ lệ quy định về các hình thức đầu tư đã được điều chỉnh dần qua các năm theo hướng giảm tỷ lệ tiền gửi, tăng đầu tư vào các loại hình khác. Để đảm bảo các mục tiêu hàng đầu của quản lý DTNHNN là an toàn và thanh khoản, Thống đốc cũng quy định quỹ Dự trữ luôn được đầu tư vào loại hình giấy tờ có giá với tỷ trọng lớn hơn cả (giao động trong khoảng 70%-85%), trong đó quy định trái phiếu chính phủ Mỹ chiếm một tỷ lệ lớn nhất định (từ 50%-70%). Theo đó, DTNHNN có những thời kỳ được đầu tư vào hầu hết các công cụ được phép nêu trên nhằm tăng thu lợi nhuận từ đầu tư DTNHNN. Tuy nhiên, với thứ tự các mục tiêu trong quản lý DTNHNN là an toàn, thanh khoản và sinh lời, kể từ năm 2005, DTNHNN dần được tập trung đầu tư vào các công cụ có tính an toàn cao nhất: tiền gửi tại các ngân hàng đủ tiêu chuẩn quy đinh, các loại trái phiếu chính phủ hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Nhật, trái phiếu trung hạn (MTI) do ngân hàng Thanh toán quốc tế phát hành (BIS). Quỹ Bình ổn được đầu tư vào tiền gửi và trái phiếu, trong đó tiền gửi không kỳ hạn luôn được duy trì môt lượng nhất định để đảm bảo can thiệp thị trường. Việc điều chỉnh tỷ lệ về hình thức đầu tư căn cứ vào tình hình thị trường và nhu cầu thanh khoản.

Khủng hoảng của thị trường tài chính quốc tế năm 2008 bắt đầu từ Mỹ đã khiến hàng loạt các ngân hàng trên thế giới lâm vào tình trạng khó khăn, nhiều đối tác đầu tư bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm, có ngân hàng đã phải tuyên bố phá sản. Trước tình hình đó, để đảm bảo an toàn và tăng tính thanh khoản cho DTNHNN, kịp thời đối phó với sự biến động của thị trường tiền tệ thế giới và đảm bảo có đủ nguồn can thiệp thị trường ngoại hối trong nước khi cần thiết, NHNN đã giảm mạnh tỷ lệ đầu tư tiền gửi có kỳ hạn và tăng hơn nữa tỷ lệ đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ cho Quỹ Dự trữ. Việc điều chỉnh các tỷ lệ đó giúp NHNN điều chuyển kịp thời các khoản tiền gửi đến hạn tại một số ngân hàng chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng về đầu tư tại các NHTW hoặc mua trái phiếu chính phủ. Đối với Quỹ Bình ổn, ban đầu, NHNN nới rộng biên độ các hình thức đầu tư nhằm hạn chế

76

việc thường xuyên phải chuyển đổi giữa các hình thức, tạo thuận lợi cho việc can thiệp thị trường và việc rút tiền gửi khỏi một số ngân hàng bị xuống hạng để đầu tư vào trái phiếu. Năm 2011, NHNN bỏ tỷ lệ quy định về hình thức đầu tư đối với Quỹ BO để tạo thuận lợi cho việc thực hiện can thiệp thị trường. Đến nay, khi những ảnh hưởng sâu rộng của khủng hoảng đã tạm lắng xuống, các tỷ lệ tiền gửi, giấy tờ có giá trong quỹ DTNH đã được điều chỉnh theo hướng trở về như khi chưa có khủng hoảng nhằm tăng khả năng thu lợi nhuận cho NHNN. Tỷ lê cơ cấu dự trữ theo hình thức đầu tư từ năm 2007 đến tháng 6/2012 như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu Dự trữ ngoại hối Nhà nước theo hình thức đầu tư

2008 17.00 83.00 45.04 54.96 2009 14.00 86.00 44.58 55.42 2010 16.00 84.00 49.10 50.90 2011 23.00 77.00 89.13 10.87 Jun-12 22.00 78.00 91.18 882 (Nguồn: INN)∖I

Cơ cấu về hình thức đầu tư Dự trữ ngoại hối

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu về hình thức đầu tư DTNHNN đến 30/6/2012

Tỷ lệ theo thời hạn đầu tư trong Quỹ Dự trữ (%)

Tỷ lệ theo thời hạn đầu tư trong Quỹ Bình ổn (triệu USD) ≤ 1

năm Từ 1-3 năm ≥ 3 năm Không kỳ hạn ≤ 1 năm

2007 33.78 49.94 16.2

8 250.00 Còn lại

77

2.2.2.3. Cơ cấu theo thời hạn đầu tư

Một trong những mục tiêu hàng đầu đặt ra trong quản lý DTNHNN là đảm bảo tính thanh khoản nên kỳ hạn đầu tư DTNHNN của Việt Nam tương đối ngắn. Theo quy định của Thống đốc, kỳ hạn đầu tư DTNHNN được chia làm 03 loại: dưới 1 năm, từ 1 - 3 năm và trên 3 năm. Đối với Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, với mục tiêu sử dụng là để can thiệp thị trường khi cần thiết, do vậy được quy định chỉ đầu tư ngắn hạn dưới 1 năm, trong đó có một lượng nhất định phải duy trì bằng tiền gửi không kỳ hạn. Quỹ Dự trữ ngoại hối được phép đầu tư vào các loại kỳ hạn, tối đa dưới 05 năm. Kỳ hạn đầu tư được xác định bằng số ngày đầu tư còn

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w