Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Trung quốc

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 55)

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ

1.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương Trung quốc

1.4.2.1. Quy mô dự trữ ngoại hối

Tính đến cuối năm 2005, Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt đến con số 818,9 tỷ USD, đặt Trung Quốc vào lộ trình đạt mốc 1 nghìn tỷ USD và trở thành quốc gia có DTNH lớn nhất thế giới, vượt qua cả Nhật Bản - khi đó đang là quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới với 846,9 tỷ USD. Đến tháng 2/2006, Trung Quốc đã chính thức trở thành quốc gia có mức DTNH lớn thế giới.

Ngày 14/4/2011, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cho biết đến cuối tháng 3/2011, dự trữ ngoại hối của nước này là 3.044,7 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2010. Đây là lần đầu tiên dự trữ ngoại hối của Trung Quốc phá vỡ mốc 3.000 tỷ USD.

Sau đây là các mốc quan trọng về việc tăng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc:

36

- Tháng 11/1996 lần đầu tiên đạt mức 100 tỷ USD;

- 5 năm sau ( năm 2001) phá vỡ mức 200 tỷ USD;

-Tháng 2/2006, lần đầu tiên Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nước có số dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới;

- Tháng 10/2006, phá vỡ mức dự trữ ngoại hối 1.000 tỷ USD;

- Tháng 6/2009, phá vỡ mức 2.000 tỷ USD; - Tháng 3/2011, phá vỡ mức 3.000 tỷ USD.

* Nguyên nhân dự trữ ngoại hối Trung Quốc tăng mạnh:

Thứ nhất, do trước đây, Trung Quốc duy trì một chế độ tỷ giá cố định, buộc Trung Quốc phải tăng quy mô dự trữ ngoại hối của mình để đảm bảo khả năng can thiệp trên thị trường. Các luồng vốn khổng lồ chảy vào Trung Quốc gây áp lực tăng giá lên đồng nhân dân tệ và để kiểm soát tỷ giá , NHTƯ phải mua ngoại tệ vào và kết quả là dự trữ ngoại hối tăng nhanh chóng. Mặc dù, Trung quốc đã từng bước nới lỏng biên độ giao dịch của đồng nhân dân tệ với USD và hiện đã để cho đồng nhân dân tệ được tự do biến động theo thị trường trong phạm vi quản lý của NHTƯ, song với cơ chế tỷ giá này, Trung Quốc vẫn cần dự trữ một lượng ngoại hối lớn.

Thứ hai, do đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tăng mạnh. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực hấp dẫn FDI nhất thế giới và Trung quốc là một trong số 05 địa điểm thu hút FDI lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 6% tổng FDI toàn cầu.

2007 87 25,23

2008 924 6,21

2009 90,03 -2,56

2010 105,7 17,41

Năm Giá trị thặng dư thương mại __________(ty USD)__________ Tăng/giảm % 2005 102 2006 177,5 74 2ÕÕ7 262,2 47,7 2ÕÕ8 298,1 13,69 2009 196,1 -34,22 2Õ1Õ 183,1 -^7 2Õ11 155,14 - 14,5 (Nguồn: IMF)

Thứ Ba, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc liên tục tăng do khả năng của nền kinh tế ngày càng được cải thiện. Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng liên tục qua các năm, chỉ đến năm 2009 mới bắt đầu sụt giảm.

37

(Nguồn: IMF)

Như vậy, do một loạt những cải cách kinh tế, thương mại và đầu tư nước ngoài, do nền kinh tế Trung Quốc sau khủng hoảng phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh, thặng dư thương mại lớn, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, khiến cán cân vãng lai và cán cân vốn luôn thằng dư ở mức độ lớn đẩy dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tới các con số kỷ lục.

1.4.2.2. Quản lý dự trữ ngoại hối

Theo Luật, NHTƯ Trung Quốc là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối. Tại đó, Cục quản lý ngoại hối ra các quyết định quản lý và Vụ quản lý dự trữ ngoại hối là đơn vị thực hiện các quyết định này. NHTƯ Trung Quốc quản lý dự trữ theo các tiêu chuẩn đầu tư và quản lý rủi ro theo mô hình tính toán rủi ro-thu nhập theo ngày. Hiện nay, Trung Quốc cố gắng đào tạo đội ngũ quản lý dự trữ ngoại hối chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Với sự gia tăng mạnh mẽ về dự trữ và để nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối, nâng cao mức sinh lời, NHTƯ Trung Quốc quản lý dự trữ theo hướng đa dạng hóa loại hình đầu tư dự trữ ngoại hối. Với các yêu cầu an toàn, thanh khoản trong quản lý ngoại hối, dự trữ được đầu tư vào các hình thức đầu tư truyền thống như mua trái phiếu Chính phủ, tiền gửi các ngân hàng có tín nhiệm cao, ngoài ra, dự trữ còn được đầu tư dưới hình thức uỷ thác đầu tư hay đầu tư vào cổ phần của các công ty có hệ số tín nhiệm cao và một phần nhỏ vào trái phiếu công ty và đầu tư theo các chiến lược dài hạn, không theo đuổi việc đầu cơ ngắn hạn trên thị trường ngoại hối. NHTƯ Trung Quốc cho rằng, một trong những rủi ro khó kiểm soát là rủi ro về biến động tỷ giá của các đồng tiền trong dự trữ ngoại hối. Điều này, gây khó khăn cho NHTƯ khi xác định cơ cấu đồng tiền tối ưu để dự trữ do mức độ biến động tỷ giá của các đồng

38

tiền có thể rất lớn. Ngoài ra, với tình hình lãi suất trên thị trường quốc tế hiện nay khó cho phép các nước đẩy đường thu nhập từ đầu tư dự trữ lên cao hơn mặc dù lãi suất đầu tư vào các công cụ đầu tư ngắn hạn có xu hướng tăng nhưng đổi lại các công cụ tư dài hạn lại có xu hướng giảm và về tổng thể phải có sự cân đối giữa đầu tư ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng các nhu cầu về thanh toán nợ nước ngoài ngắn hạn.

Thực tế, khoảng 2/3 dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được đầu tư vào tài sản định giá bằng USD. Theo thống kê của chính phủ Mỹ, tính đến giữa tháng 8/2011, Trung Quốc nắm giữ khoảng 1.500 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Việc nắm quá nhiều tài sản USD đã mang đến cho Trung Quốc một công cụ ngăn Mỹ có thể yêu cầu bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến chính sách tỷ giá đồng nhân dân tệ bằng việc đe dọa sẽ ngừng mua nợ và có thể bán đi số tài sản đang nắm giữ.

Thực tế Trung Quốc chưa bao giờ làm điều đó cho dù đã nhiều năm nay tuyên bố sẽ đa dạng dự trữ ngoại tệ. Tuy nhiên, Trung Quốc thường lo lắng về những gánh nặng nợ ngày một phình to của chính phủ Mỹ, bởi đồng USD yếu khiến giá trị các khoản đầu tư vào tài sản Mỹ giảm.

Mặc dù vậy, ngoại trừ khả năng về một cuộc chiến thương mại, Trung Quốc sẽ không bao giờ bán tháo số tài sản của họ, bởi điều này sẽ làm cho thị trường chấn động và chỉ khiến số tài sản họ đang nắm giữ tiếp tục mất giá trị.

Tuy nhiên, Trung Quốc có một hướng đi khác. Trong báo cáo thường niên mới công bố về thị trường tài chính toàn cầu, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tỏ ra lạc quan về triển vọng của vàng. Theo các quan chức cơ quan quản lý tiền tệ này, các đồng tiền mạnh trên thế giới như đồng USD hay EURO có nguy cơ tiếp tục mất giá do bong bóng tài sản và kinh tế Mỹ cũng như châu Âu phục hồi chậm chạp. Vì thế, cơ quan này cho rằng mua vàng là một biện pháp chống lại hiện tượng lạm phát và để bảo đảm tài chính trong bối cảnh các loại tiền tệ có xu hướng giảm giá. Ông Xia Bin, Cố vấn cao cấp của NHTƯ Trung Quốc nói: “Chiến lược dự trữ của Trung Quốc cần được xem xét lại một cách khẩn cấp. Thay vì mua các khoản nợ chính phủ của các nước phương Tây, Trung Quốc nên đầu tư vào các tài sản chiến lược và tích lũy như vàng”. Theo thông tin đưa ra trên trang mạng IPSNews, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có kế hoạch tăng dự trữ vàng của mình, ước tính tới con số 8000 tấn, từ mức 1.054 tấn. Thực tế, Trung Quốc cũng đã

39

và đang tăng cường dự trữ vàng. Năm 2010, dự trữ vàng của Trung Quốc là 1.054 tấn, chiếm 1,6% trong tổng dự trữ ngoại hối và con số này đang tăng dần lên. Điều này cho thấy việc tích trữ vàng có thể là một bước trong chiến dịch dài hạn nhằm đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế dẫn đầu về dự trữ vàng trên toàn thế giới.

1.4.2.4. Tác động của việc tăng dự trữ ngoại hối - Những tác động tích cực

Đối với Trung Quốc, dự trữ ngoại hối lớn đã đánh lạc hướng sự chú ý đối vơi chính sách duy trì ổn định tỷ giá hối đoái của Trung Quốc thông qua hoạt động tích trữ hầu hết lượng đôla rót vào nước này dưới dạng các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiền xuất khẩu và các khoản đầu cơ. Mỹ và Châu Âu đã liên tiếp lên tiếng cho rằng việc giữ tỷ giá đồng CNY thấp một cách giả tạo, bất chấp việc vị thế của kinh tế nước này trong kinh tế toàn cầu ngày một đi lên, đã tạo ra lợi thế không công bằng nghiêng về phía các nhà xuất khẩu Trung Quốc trên trường quốc tế. Đáp trả lại một phần áp lực của Mỹ, ngày 21/7/2005, Trung Quốc đã ngưng việc neo đồng nhân dân tệ với đồng USD kéo dài suốt 1 thập kỷ trước đó và tăng giá trị đồng CNY lên 2% so vói USD, từ 1 đô-la Mỹ đổi 8,28 Nhân dân tệ tăng lên tới 1 đô-la Mỹ đổi 8,11 tệ. Sau đó đã xuất hiện quá trình tăng giá tương đối và dần dần giữa đồng Nhân dân tệ với đô-la Mỹ. Đến tháng 5/2012, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá tới mức kỷ lục là 1 đô-la Mỹ đổi khoảng 6,276 tệ, tổng cộng tăng giá trên 20%.

Dự trữ ngoại hối chủ yếu bằng đồng USD của Trung Quốc quá đủ để làm đòn bẩy đối với chính sách tiền tệ của Mỹ. Thông qua việc mua một lượng khổng lồ trái phiếu chính phủ Mỹ, Trung Quốc đã góp phần vào giữ tỷ lệ lãi suất của Mỹ thâp và thúc đẩy tiêu dùng ở cường quốc số 1 thế giwois này. Nếu Trung Quốc quyết định bán USD trong kho dự trữ thì ngay lập tức đồng tiền nước Mỹ sẽ mất giá và buộc Mỹ phải tăng tỷ lệ lãi suất để thu hút nguồn vốn rót vào nhằm trang trải cho khoản hâm hụt tài khoản vãng lai khổng lồ. NHTW Trung Quốc có thể thực hiện đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của mình sang đồng EUR và các ngoại tệ khác, song họ vẫn khẳng định không hề có ý định bán lượng USD đang nắm giữ.

Khối lượng dự trữ ngày càng tăng cho thấy Trung Quốc có chính sách rất lỏng đối với đầu tư trưc tiếp nước ngoài và đây cũng là môi trường hấp dẫn với các nguồn vốn quốc tế. Cùng lúc, nó thể hiện năng lực quốc gia được cải thiện, vị thế quốc tế được tăng cường và niềm tin vào đồng nhân dân tệ được gia tăng. Họ hy vọng đồng

40

tiền này sẽ ngày càng mạnh và trở thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi.

- Những tác động tiêu cực

Mặc dù dự trữ ngoại hối lớn có ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế, giảm bớt các tác động xấu từ dòng vốn ngoại, song dự trữ ngoại hối lớn cũng gây nhiều rắc rối cho nền kinh tế.

Các chuyên gia cho rằng sự tăng trưởng dự trữ ngọai hối của Trung Quốc về thực chất không hoàn toàn chứng tỏ sức mạnh tỏng thể của nền kinh tế mà còn tạo áp lực bên trong và bên ngoài lên quốc gia này. Đó là áp lực phải nâng giá đồng nội tệ và tăng lãi suất tiền gửi cũng như là áp lực về sự gia tăng nợ gián tiếp. Chức năng quan trọng của dự trữ ngoại hối là đóng vai trò nguồn thanh toán quốc tế, nhưng nó phải thực sự là tài sản quốc gia. Chẳng hạn như Nhật bản trong nhiều năm là nước có dự trữ ngoại hối đứng đầu thế giới và phần lớn nguồn dự trữ này đến từ nguồn thu thặng dư thương mại. Nhưng trong trường hợp của Trung quốc, khối lượng dự trữ khổng lồ lại chủ yếu đến từ sự gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, do vậy đây là nguồn không ổn định nếu các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút khỏi thị trường Trung quốc.

Ngoài ra, sự gia tăng nhanh chóng dự trữ ngoại hối làm tăng khối lượng tiền cơ sở. Để làm cân bằng hiệu ứng tăng cung tiền do việc tăng lên của dự trữ ngoại hối , NHTƯ Trung quốc đã phải áp dụng biện pháp can thiệp triệt tiêu bằng cách bán trái phiếu trên hị trường mở. Tuy nhiên, việc bán trái phiếu đã không đủ để bù đắp được hết luồng tiền chảy vào lưu thông, kết quả là cung tiền tăng lên đáng kể, làm gia tăng áp lực lạm phát. Thêm vào đó thu nhập từ đầu tư dự trữ ngọai hối ở nước ngoài trong điều kiện lãi suất thị trường thấp không đảm bảo trang trải được chi phí phát hành trái phiếu để có được lượng dự trữ đó.

Mặc dù có số lượng ngoại hối dự trữ lớn nhất thế giới, song Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nền kinh tế vẫn tăng trưởng nóng, lạm phát cao (tháng 3/2011 trên 5%). Các nhà lãnh đạo Trung Quốc mong muốn thời gian tới dự trữ ngoại hối của nước này tăng chậm lại để giảm sức ép lạm phát. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chưa thể giảm. Số liệu thống kê cho thấy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đã giảm, song kim ngạch nhập khẩu còn giảm mạnh hơn, do đó cán cân thương mại vẫn xuất siêu lớn. Mặt khác, dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào nhiều. Dự đoán trong thời gian tới, thậm chí trong vài năm tới, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc còn tiếp tục tăng. Dự trữ ngoại hối

41

Trung Quốc chỉ có thể giảm khi Trung Quốc có những thay đổi rõ rệt về chính sách tỷ giá, chính sách quản lý giao dịch vốn hoặc kinh tế trong nước có biến động lớn.

1.4.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý của các nước

Từ thực tế quản lý DTNHNN của những quốc gia nói trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để quản lý DTNHNN một cách hiệu quả, cụ thể như sau:

-Phải xác định rõ mục tiêu quản lý DTNHNN, đồng thời có các nghiên cứu, theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường trong nước và quốc tế để từ đó xây dựng các chiến lược đầu tư, mua bán phù hợp.

-Cần xác định mức DTNHNN vừa đủ để đáp ứng được các nhu cầu sử dụng dự trữ của quốc gia và của nền kinh tế, đồng thời tiết giảm được chi phí cơ hội của việc gia tăng dự trữ.

-Quản lý DTNHNN theo phương pháp chuyên nghiệp với các kỹ thuật quản lý hiện đại sẽ giúp nhà quản lý nhận diện, đo lường rủi ro, lợi nhuận, từ đó có các biện pháp quản lý, hạn chế rủi ro, đồng thời tạo điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi rủi ro cho phép.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận căn bản về DTNHNN, đó là: DTNHNN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Quản lý DTNHNN là quá trình nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi để dự trữ ngoại hối thực hiện được các vai trò vốn có của nó. Hiệu quả của quản lý được đo lường bằng mức độ đạt được các yêu cầu của việc quản lý, hay chính là khả năng thực hiện vai trò của dự trữ. Tiếp đó là các vấn đề liên quan đến hiệu quả của quản lý DTNHNN- vấn đề cốt lõi của chương. Sau cùng là kinh nghiệm của một số nước để đúc rút ra bài học có ý nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

Nắm vững được các cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý DTNHNN như về

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w