Quản lý quy mô Dự trữ ngoại hối Nhà nước

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78 - 84)

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐ

2.2.1. Quản lý quy mô Dự trữ ngoại hối Nhà nước

Quy mô DTNHNN kể từ năm 1995 đến 6/2012 biến động như sau:

66

Đơn vị: Tỷ USD

Biểu đồ 2.1: Tổng dự trữ ngoại hối nhà nước kể cả vàng từ 1995- 6/2012

(Nguồn: World Bank) DTNHNN kể từ khi hình thành (1991) đến năm 2006 đã tăng dần qua các năm. Đến cuối năm 2006, DTNHNN đạt 13,38 tỷ USD. Dưới đây, chúng ta đi nghiên cứu kỹ hơn về quy mô DTNHNN từ năm 2007 đến tháng 6/2012:

DTNHNN/giá trị 01 tuần nhập khẩu năm sau (= từ 12 - 24 tuần) (tuần) 18,5 12,6 11,28 7 7,6 7,4 M2/DTNHNN (= từ 5-10) 1,85 2,69 4,43 7,79 8,03 5,79 DTNHNN/nợ ngăn hạn nước ngoài (≥ 100) 10.1 7 7 2.808 290 187 203 DTNHNN/tiền gửi ngoại tệ

trong ngân hàng

(Nguồn: IMF)

Theo bảng so sánh về quy mô DTNHNN với các tiêu chí để đánh giá quy mô, có thể thấy quy mô DTNHNN hiện tại vẫn còn rất mỏng để có thể đáp ứng với yêu cầu thanh toán nhập khẩu giá trị về hàng hóa và dịch vụ. Quy mô này cần được tiếp tục gia tăng. Chúng ta đi xem xét tình hình biến động về quy mô DTNHNN qua từng năm.

67

Năm 2007 đã để lại cho nền kinh tế Việt nam những dấu ấn đáng ghi nhớ: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48%, cán cân thanh toán tổng thể cả năm 2007 thặng dư khoảng 10,11 tỷ USD, cao khoảng hơn 02 lần so với mức thặng dư năm 2006, trong đó chủ yếu do cán cân vốn đạt thặng dư gần 14 tỷ USD, cụ thể là nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tương đương khoảng 20 tỷ USD, tăng 100% so với năm 2006. Nguồn vốn FDI tăng làm tăng tài khoản vốn, từ đó nâng cao khả năng thanh toán quốc tế của quốc gia. Trong năm, NHNN mua được một lượng ngoại tệ khá lớn để tăng dự trữ, trong khi lượng ngoại tệ NHNN phải bán ra để can thiệp thị trường không đáng kể và chi trong năm từ DTNHNN theo lệnh của Thủ Tướng cũng ở mức vừa phải. Do vậy, DTNHNN năm 2007 đã tăng hơn 10 tỷ USD so với năm 2006, đạt 23,48 tỷ. Tuy nhiên, nguồn vốn FDI tăng trưởng quá nhanh cũng gây ra những tiêu cực cho nền kinh tế, đây có thể là mầm mống cho lạm phát và quy mô DTNHNN có khả năng sẽ bị sụt giảm khi các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Sang năm 2008, nguồn vốn FDI vào Việt nam không đạt được như năm 2007, do cuối năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở một số nước, hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nặng nề, tỷ lệ lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút vốn khỏi Việt nam. Lượng vốn rút ra ròng là 500 triệu USD, ngược hẳn với dự báo ban đầu là vốn vào ròng 6 tỷ USD. Trong những tháng đầu năm 2008, thị trường ngoại hối dư cung nên NHNN đã mua được nhiều ngoại tệ vào để tăng dự trữ. Nhưng từ cuối tháng 3/2008, cán cân thương mại luôn thâm hụt, dẫn đến tình hình thị trường ngoại hối có nhiều biến động phức tạp, có dấu hiệu đảo chiều, nhu cầu ngoại tệ tăng cao, tạo sức ép lên tỷ giá. Để ổn định thị trường, ngoài việc áp dụng biện pháp nới rộng biên độ tỷ giá, NHNN phải bán ngoại tệ cho các TCTD với quy mô lớn để can thiệp thị trường, đáp ứng nhu cầu thanh toán các mặt hàng nhập khẩu. Lượng ngoại tệ bán can thiệp cũng gần tương đương với lượng đã mua vào trong năm. Ngoài ra, trong năm, NHNN cũng phải trích DTNHNN để chi theo Quyết định của TTCP. Vì vậy, DTNHNN cuối năm 2008 đã giảm xuống còn 21,19 tỷ.

Năm 2009, trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, để có thể đạt được mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, ngăn chặn suy giảm kinh tế và giữ ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ lãi suất, gói hỗ

68

trợ tiêu dùng và gói hỗ trợ đầu tư. Trong đó, các cấu phần có tác động mạnh nhất là gói hỗ trợ lãi suất 4% và chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp. Các gói này được xem như một liều thuốc giải cứu giúp các doanh nghiệp phục hồi và duy trì sản xuất. Đồng thời chúng cũng góp phần quan trọng làm cho hệ thống ngân hàng trong nước cải thiện được tính thanh khoản và đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng. Trong khi các nguồn vốn đầu tư trong nước có sự gia tăng thì nguồn vốn FDI năm 2009 lại giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 70% so với năm 2008. Mặt khác, trong năm 2009, thị trường ngoại hối luôn trong tình trạng căng thẳng do tác động của các yếu tố: cán cân thanh toán thâm hụt ở mức cao (khoảng 8,8 tỷ USD), khủng hoảng tài chính toàn cầu, kỳ vọng về sự giảm giá của đồng Việt nam đã làm tăng tình trạng găm giữ ngoại tệ của các tổ chức và dân cư. Bên cạnh đó, do hiệu ứng của chính sách hỗ trợ lãi suất, các doanh nghiệp có ngoại tệ có xu hướng găm giữ ngoại tệ để kỳ vọng hưởng lãi do biến động tỷ giá, thay vào đó là vay đồng Việt nam để mua ngoại tệ dẫn đến cầu ngoại tệ tăng, gây mất cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Để ổn định thị trường và đảm bảo tính thanh khoản, đầu năm, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ ±3% lên ±5%. Đến cuối năm 2009, để tháo gỡ căng thẳng và tạo thanh khoản cho thị trường, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,44% và giảm biên độ tỷ giá từ ±5% xuống ±3% đồng thời liên tục bán ngoại tệ can thiệp với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó nhu cầu chi ngoại tệ của Nhà nước trong năm 2009 cũng tăng đáng kể. Mặc dù, trong năm 2009, NHNN đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để hạn chế sự suy giảm DTNHNN như: điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, bảo đảm mức chênh lệch lãi suất tiền đồng và ngoại tệ ở mức thích hợp để không gây áp lực lên tỷ giá, phối hợp với các bộ, ngành để thỏa thuận vay vốn và nhanh chóng giải ngân từ các chương trình, dự án vay, viện trợ nước ngoài nhằm mua ngoại tệ bổ sung dự trữ, kiến nghị Thủ tướng áp dụng kết hối đối với một số tập đoàn, tổng công ty.... Tuy nhiên, do lượng ngoại tệ chi ra lớn, nguồn cung ngoại tệ bổ sung DTNHNN chỉ bằng khoảng một nửa so với lượng bán can thiệp, do vậy, đến thời điểm cuối năm 2009, quy mô DTNHNN đã giảm gần 05 tỷ so với năm 2008, còn 16,45 tỷ.

Sang năm 2010, kinh tế vĩ mô trong nước có dấu hiệu cải thiện sau các gói kích thích kinh tế của Chính phủ từ năm 2009, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất

69

trung dài hạn vẫn còn tiếp tục được giải ngân trong năm 2010. Những tháng đầu năm, lạm phát được duy trì ở mức thấp, sự gia tăng của chuyển tiền kiều hối, vốn FII khiến cán cân thanh toán quốc tế tổng thể trong năm diễn biến tương đối khả quan, lượng thâm hụt giảm nhiều so với năm 2009 (từ mức 8,8 tỷ xuống còn 3,5 tỷ USD). NHNN thực hiện đồng bộ một số giải pháp như điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng (03 lần) kết hợp với thực hiện kết hối đối với một số tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Nhờ đó thị trường ngoại hối tương đối ổn định, quy mô DTNHNN bắt đầu tăng từ cuối tháng 3/2010 đến cuối tháng 9/2010. Tuy nhiên, từ tháng 10/2010 cho đến cuối năm, tình hình lại có nhiều biểu hiện bất ổn trở lại. Giá vàng, giá năng lượng quốc tế tăng kéo theo việc gia tăng lạm phát trong nước cùng với hiện tượng dân đổ xô đi mua ngoại tê và vàng. Tình hình nhập siêu vẫn cao, cán cân thu nhập đầu tư thâm hụt, dòng vốn FDI có dấu hiệu chững lại, vay vốn nước ngoài trung dài hạn ròng giảm mạnh khiến tình hình cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng, chênh lệch tỷ giá tự do và tỷ giá trên thị trường chính thức tăng cao. Để bình ổn thị trường ngoại hối, NHNN đã phải bán can thiệp khá lớn, đồng thời chi trong năm theo Quyết định của TTCP cũng khá nhiều. Trong khi đó, cung ngoại tệ giảm nhiều so với năm 2009, NHNN chỉ mua vào được khoảng 2/3 lượng đã bán can thiệp. Tính đến cuối năm 2010, quy mô DTNHNN giảm gần 4 tỷ so với năm 2009, xuống còn 12,47 tỷ USD.

Đầu năm 2011, thị trường ngoại hối luôn trong tình trạng căng thẳng, NHNN phải bán can thiệp để bình ổn thị trường, thêm vào đó là các lệnh chi ngoại tệ theo Quyết định của TTCP, trong khi đó lượng ngoại tệ mua được rất ít. Để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu và giảm áp lực lên quy mô DTNHNN, đầu năm 2011, NHNN điều chỉnh tỷ gía bình quân LNH, tăng khoảng 9% và thu hẹp biên độ từ +3% xuống còn 1%. Đến 9/3/2011 quy mô DTNHNN tiếp tục sụt giảm xuống còn tương đương 05 tuần nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ dự báo năm 2011 là 85,3 tỷ USD). Sau đó, nhờ thực hiện một số biện pháp theo tinh thần của Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011, NHNN đã bắt đầu mua được ngoại tệ từ cuối tháng 4 đến tháng 7/2011 và đạt mức dự trữ cao nhất trong năm là gần 17 tỷ USD. Tuy nhiên, từ cuối tháng 8/2011, do giá vàng thế giới tăng cao, thị trường ngoại hối trong nước chịu nhiều áp lực, NHNN lại phải bán ngoại tệ để can thiệp, bình ổn thị trường khiến cho quy mô DTNHNN thời điểm cuối năm lại giảm

10

xuống. Tổng DTNHNN cuối năm 2011 là 13,54 tỷ USD.

Trong 06 tháng đầu năm 2012, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012, Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 12/3/2012, NHNN đã: (1) điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, giảm mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát và điều kiện thị trường tiền tệ; (2) Điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần tăng DTNHNN, cụ thể như: Duy trì ổn định tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tích cực mua ngoại tệ tăng DTNHNN, giám sát chặt chẽ thị trường ngoại tệ để can thiệp khi cần thiết; tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định về quản lý ngoại hối nhằm tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường ngoại tệ, giảm tình trạng đô la hóa thông qua việc thu hẹp đối tượng cho vay bằng ngoại tệ nhằm chuyển dần quan hệ huy động-cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ. Việc điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá kết hợp với chính sách quản lý ngoại hối phù hợp đã góp phần ổn định tỷ giá, tăng lòng tin vào đồng Việt nam, thị trường ngoại hối ổn định, dư cung ngoại tệ nên NHNN gần như không phải can thiệp thị trường, mà trái lại đã mua được một lượng ngoại tệ đáng kể làm tăng quy mô DTNHNN mặc dù trong kỳ cũng phải thực hiện các lệnh chi của Chính phủ.

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w