Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 39)

1.3. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước

nước

1.3.3.1. Những nhân tố chủ quan

a. Cơ chế quản lý: Cơ chế quản lý bao gồm các yếu tố sau:

- Hệ thống các văn bản pháp lý: Bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào trong xã hội cũng cần có hệ thống pháp lý đi kèm. Hệ thống văn bản pháp lý là toàn bộ các văn bản luật và dưới luật quy định phạm vi, đối tượng thực hiện nhằm điều chỉnh các hoạt động thuộc một lĩnh vực nào đó. Đó là cơ sở, là hành lang pháp lý cho việc thực hiện hoạt động. Nếu không có hệ thống pháp lý đi kèm, hoạt động sẽ được thực hiện một cách tuỳ tiện, bất luận các ảnh hưởng tiêu cực của nó. Do vậy, hệ thống văn bản pháp lý càng đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ thì hiệu quả xã hội của hoạt động sẽ càng cao. Quản lý DTNHNN là một trong những hoạt động có tầm vĩ mô, kết quả của hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, đến tiềm lực tài chính của quốc gia. Do vậy, một hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ lại càng cần thiết cho hoạt động này hơn bất kỳ một hoạt động độc lập nào khác.

- Mô hình cơ cấu tổ chức: là hệ thống kết cấu nguồn nhân lực được phân chia thành các bộ phận ở các cấp độ khác nhau với sự phân nhiệm cụ thể đối với từng bộ phận để thực hiện công việc, trong đó có những bộ phận có chức năng quản lý và điều hành, có những bộ phận vừa quản lý và điều hành ở cấp thấp hơn vừa thực thi công việc, có những bộ phận chỉ chịu trách nhiệm thực thi và báo cáo. Một mô hình cơ cấu tổ chức với sự phân chia phù hợp về quản lý, điều hành và thực thi công việc sẽ góp phần tăng hiệu quả cho công việc được thực hiện bằng cách hạn chế sự chồng chéo của các khâu công việc, sự lòng vòng trong cơ chế báo cáo và tiếp đó là sự điều hành chậm trễ, không tức thời, khiến cho các quyết định trong điều hành thực hiện không đem lại hiệu quả như mong muốn.

17

tiên cho đến khâu kết thúc. Quy trình nghiệp vụ phải được văn bản hoá để hướng dẫn thực hiện, đồng thời để làm cơ sở cho việc đối chiếu, kiểm tra các bước thực hiện. Quy trình nghiệp vụ rõ ràng, hợp lý, chặt chẽ sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện nghiệp vụ được nhanh gọn, hiệu quả, hạn chế được nhầm lẫn, sai sót.

b. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc quản lý

Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm các trang thiết bị làm việc, các ứng dụng công nghệ trong thực hiện hoạt động quản lý. Đây là các phương tiện để thực hiện hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra. Hoạt động quản lý DTNHNN chủ yếu được thực hiện trên nền tảng công nghệ. Do vậy, trong quản lý DTNHNN, cơ sở hạ tầng càng hiện đại, mức độ ứng dụng công nghệ càng lớn sẽ càng thuận lợi cho việc đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của hoạt động, giảm thiểu khối lượng công việc thủ công và hạn chế sai sót trong quá trình thực hiện.

c. Năng lực quản lý, điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đây là nhân tố con người. Nó bao gồm các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, tư duy. Đây là nhân tố quan trọng hang đầu, có vai trò quyết định đối với các nhân tố chủ quan khác. Năng lực quản lý, điều hành tốt là điều kiện để tạo dựng được một cơ chế quản lý chặt chẽ nhằm phát huy những ảnh hưởng tốt, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu tới hiệu quả quản lý, đồng thời cũng là điều kiện để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. Đặc biệt, trong công tác quản lý DTNHNN- một hoạt động có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro mang tính khách quan như rủi ro thị trường-nhân tố này lại càng đóng vai trò quan trọng. Với một năng lực tốt, một trình độ chuyên môn cao sẽ giúp rất nhiều cho nhà quản lý, không chỉ trong việc tạo dựng cơ chế quản lý, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng mà cả trong thực tiễn điều hành, để có thể điều hành một cách nhanh nhạy, linh hoạt, đặc biệt là trong việc nhận định, dự đoán tình hình thị trường một cách chính xác , từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp, đồng thời có những biện pháp quản lý chặt chẽ những rủi ro tiềm ẩn nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý DTNHNN. Nhân tố này kết hợp với các nhân tố chủ quan khác tạo nên một ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý DTNHNN.

1.3.3.2. Những nhân tố khách quan

a. Xuất khẩu ròng và đầu tư của nước ngoài

18

DTNH. Xuất khẩu ròng và đầu tư của nước ngoài tăng sẽ tạo điều kiện tăng DTNH, nhưng nếu nhà quản lý muốn tăng quy mô dự trữ nhưng không có xuất khẩu, không có đầu tư của nước ngoài sẽ không thể tăng dự trữ theo ý muốn. Do vậy, đây là những nhân tố có ảnh hưởng tới quy mô DTNHNN. Quy mô DTNHNN là một trong những tiêu chí để đo lường hiệu quả quản lý DTNHNN, nhưng bản thân nó cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý DTNHNN. Quy mô lớn sẽ dễ dàng đáp ứng được những yêu cầu đặt ra đối với việc quản lý DTNHNN như thanh khoản, sinh lời, do vậy, tạo thuận lợi cho việc đạt được hiệu quả quản lý cao. Ngược lại với một quy mô nhỏ, mức độ đáp ứng các yêu cầu đặt ra cũng chỉ đạt ở một chừng mực nào đó. Như vậy, xuất khẩu ròng và đầu tư của nước ngoài sẽ là nhân tố khách quan gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý.

b. Mức độ chi dùng DTNHNN

Mức độ chi dùng DTNHNN cũng là một trong những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý DTNHNN. Quy mô DTNHNN dù lớn, nhưng nếu các nhu cầu can thiệp thị trường và nhu cầu chi tiêu của Chính phủ cũng lớn và thường xuyên sẽ khiến cho nhà quản lý bị động, và thậm chí phải thay đổi chiến lược đầu tư ban đầu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả. Đây cũng được coi là nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả, bởi lẽ việc chi dùng DTNHNN nhiều hay ít, thường xuyên hay không cũng không phải do ý muốn chủ quan của nhà quản lý.

c. Mức độ biến động về tỷ giá và tình hình lãi suất của các đồng tiền có trong Dự trữ ngoại hối Nhà nước

Đây là nhân tố khách quan có ảnh hưởng vô cùng lớn tới hiệu quả quản lý DTNHNN bởi lẽ ảnh hưởng của nó tác động tới mọi khía cạnh của hiệu quả quản lý. Với những biến động có lợi về tỷ giá và lãi suất của các đồng tiền trong dự trữ, việc đầu tư dự trữ sẽ đảm bảo được mục đích an toàn, sinh lời, đồng thời góp phần gia tăng

DTNHNN. Nhưng với những biến động bất lợi, mức sinh lời từ đầu tư dự trữ đạt thấp,

thậm chí nếu biến động mạnh, giá trị các tài sản dự trữ có thể bị sụt giảm, khi đó không

những mục tiêu sinh lời không đạt được mà ngay cả mục tiêu an toàn DTNHNN cũng

khó được đảm bảo. Mức độ biến động càng lớn, càng thường xuyên, liên tục, ảnh hưởng sẽ càng nhiều. Do vậy, hiệu quả quản lý DTNHNN chịu ảnh hưởng lớn của mức độ biến động về tỷ giá và lãi suất của các đồng tiền có trong DTNHNN.

19

1.3.4. Cách thức quản lý hiệu quả Dự trữ ngoại hối Nhà nước

Việc sử dụng DTNHNN được thực hiện đồng thời trên hai khía cạnh: (1) sử dụng dự trữ nhằm thực hiện các vai trò của nó đối với nền kinh tế và đối với quốc gia, (2) đầu tư dự trữ với mục đích bù đắp chi dùng, củng cố và gia tăng giá trị để luôn đảm bảo có đủ DTNHNN cho nhu cầu chi dùng của quốc gia.

Hai khía cạnh đó tạo nên những ảnh hưởng đối lập với quy mô DTNHNN: một bên luôn làm suy giảm quy mô DTNHNN, một bên nỗ lực duy trì và góp phần gia tăng quy mô DTNHNN. Việc sử dụng DTNHNN để thực hiện các chức năng của nó sẽ khiến cho dự trữ của quốc gia bị sụt giảm nếu tiêu dùng liên tục và không có các biện pháp để bù đắp, củng cố và gia tăng. Vì vậy, quản lý DTNHNN là phải quản lý theo cả 02 khía cạnh này, bởi chúng luôn tồn tại song song, đồng hành với nhau do chính vai trò quan trọng của DTNHNN đối với mỗi quốc gia.

Để quản lý theo cả hai khía cạnh này, trong lúc duy trì và đầu tư toàn bộ số dư DTNHNN hiện có dưới dạng các loại tài sản khác nhau nhằm củng cố và gia tăng DTNHNN, NHTƯ vẫn luôn phải đảm bảo có đủ mức dự trữ cần thiết và sẵn sàng tiêu dùng bất kể lúc nào. Đó là yêu cầu đối với việc quản lý DTNHNN và vì vậy, để quản lý đạt được yêu cầu đặt ra, hay nói cách khác là quản lý một cách hiệu quả, NHTƯ phải quản lý đồng thời theo các nội dung sau:

1.3.4.1 Quản lý về quy mô

Quản lý quy mô DTNHNN là quá trình NHTƯ kiểm soát lượng dự trữ ngoại hối, kiểm soát các khoản thu/chi dự trữ ngoại hối nhằm đảm bảo chi đúng, thu đủ, hướng tới đáp ứng yêu cầu dự trữ ngoại hối về mặt lượng để thực hiện được các vai trò của DTNHNN.

Như vây, trước hết, để thực hiện quản lý quy mô DTNHNN, NHTƯ cần phải xác định một mức dự trữ ngoại hối cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, như quy mô nền kinh tế, quy mô nợ nước ngoài, tình hình cán cân vãng lai, cán cân vốn, cơ chế điều hành tỷ giá, đồng thời có tính đến mối tương quan giữa lợi ích và chi phí của việc dự trữ ngoại hối.

Theo thông lệ quốc tế, các quốc gia thường sử dụng một trong các tiêu chí sau đây để xác định mức dự trữ ngoại hối cần thiết cho mình:

- Tỷ lệ DTNH/Giá trị 1 tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo

20

đương từ 3 đến 4 tháng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước đó, tức là lượng dự trữ ngoại hối phải đảm bảo khả năng thanh toán vãng lai của nước đó cho 12- 24 tuần nhập khẩu sắp đến.

Nguyên tắc này chỉ tập trung so sánh dự trữ ngoại hối với cán cân vãng lai, do vậy, sẽ không thích hợp khi cán cân vốn được tự do hoá cho các luồng vốn đầu tư quốc tế. Cán cân vốn có thể bù đắp cho thâm hụt của cán cân vãng lai, vì thế, sẽ làm giảm nhu cầu dự trữ ngoại hối. Tuy vậy, rủi ro khủng hoảng khả năng thanh toán quốc tế vẫn rất lớn vì khả năng rút các luồng vốn ngắn hạn một cách nhanh chóng ra nước ngoài.

- Tỷ lệ DTNH/nợ ngắn hạn nước ngoài

Đây là phương pháp áp dụng nguyên tắc Greenspan. Theo đó, tổng dự trữ ngoại hối phải tương đương để đảm bảo khả năng thanh toán 100% nợ ngắn hạn (dưới 1 năm) của quốc gia.

Với việc tự do hoá các giao dịch vốn, các nhà kinh tế đã xét tới chỉ số nợ ngắn hạn để xác định nhu cầu về dự trữ ngoại hối cần thiết. Các nghiên cứu kiểm chứng cho thấy chỉ số này phản ánh rõ nhất mối quan hệ với khủng hoảng. Nó đảm bảo khả năng trả nợ ngắn hạn và chống đỡ đối với các cuộc tấn công tiền tệ hoặc đối với việc rút vốn ào ạt khỏi quốc gia. Như vậy, việc một quốc gia duy trì mức dự trữ ngoại hối lớn hơn so với nợ ngắn hạn nước ngoài sẽ làm giảm mức độ trầm trọng của khủng hoảng tại quốc gia đó khi xảy ra khủng hoảng quốc tế dây chuyền. Tuy nhiên, mức tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với nợ ngắn hạn nước ngoài là bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng nước, tuỳ thuộc vào cơ chế tỷ giá, năng lực quản lý và giám sát rủi ro tài chính, rủi ro của khu vực tư nhân, quy mô và cơ cấu đồng tiền trong nợ ngắn hạn nước ngoài.

- Tỷ lệ cung tiền mở rộng M2/ DTNH

Đây là phương pháp áp dụng nguyên tắc Calvo, so sánh tỷ lệ dự trữ ngoại hối với lượng tiền rộng M2.

Tỷ lệ này theo chuẩn quốc tế là từ 5-10. Tỷ lệ này có ý nghĩa quan trọng ở những quốc gia có khả năng thất thoát vốn trong nước do hệ thống ngân hàng quá yếu kém hoặc chính sách điều hành tỷ giá cứng nhắc theo kiểu cố định. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, tỷ số này không có mối tương quan cao so với nợ ngắn hạn.

- Tỷ lệ DTNH/lượng tiền gửi bằng ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng thương mại.

Xếp hạng Quốc gia Dự trữ ngoại hối Thời điểm Xếp hạng Quốc gia Dự trữ ngoại hối Thời điểm ĩ Trung Quốc 3.240 6/20ĩ2 ĩĩ Ản độ 289,74 6/20ĩ2 2 Nhật Bản ĩ.272,78 7/20ĩ2 12 Đức 244,97 7/20ĩ2 3 Hệ thống đồng EURO 883,ĩ5 6/20ĩ2 13 Singapore 243,38 6/20ĩ2 4 Ả Rập 592,36 5/20ĩ2 ĩ4 Algeria 200 6/20ĩ2 21

Cách xác định này thường được áp dụng tại những nước có tình trạng đô la hoá cao để đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu dự trữ tài sản bằng ngoại tệ thay vì đồng nội tệ của người cư trú trong nước.

Dựa vào các nguyên tắc nêu trên, mỗi quốc gia sẽ xác định cho mình một mức DTNHNN cần thiết để thực hiện hay phấn đấu thực hiện. Việc duy trì DTNHNN với quy mô hợp lý sẽ làm tăng khả năng chống đỡ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài, mặt khác, giảm được chi phí cơ hội của việc dự trữ ngoại hối.

Việc dự trữ ngoại hối làm phát sinh chi phí. Trong trường hợp Nhà nước tăng dự trữ ngoại hối thông qua vay mượn thì chi phí sẽ là khoảng cách lợi tức giữa quản lý dự trữ ngoại hối và nợ quốc gia. Trường hợp dự trữ ngoại hối được tích luỹ thông qua hình thức can thiệp trung hoà thì chi phí quản lý dự trữ ngoại hối sẽ là khoảng cách lợi tức giữa quản lý dự trữ ngoại hối và chi phí trung hoà. Khi các luồng vốn quốc tế chảy vào nhiều, NHTW có thể phản ứng lại bằng việc thực hiện nghiệp vụ can thiệp mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối, tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc lượng tiền trong lưu thông cũng sẽ tăng lên. NHTW khi đó sẽ sử dụng nghiệp vụ can thiệp trung hoà (phát hành tín phiếu) để thu hút lại lượng tiền "dư thừa" trong lưu thông. Thực tế cho thấy, chi phí của nghiệp vụ can thiệp trung hoà tại các nước đang phát triển thường cao hơn so với mức lãi thu từ hoạt động đầu tư dự trữ ngoại hối, do vậy, cần phải xác định mức dự trữ hợp lý để hạn chế được chi phí cơ hội của việc dự trữ ngoại hối.

Khi đã xác định được mức dự trữ hợp lý rồi, vấn đề còn lại đối với NHTƯ đó là kiểm soát quy mô dự trữ ngoại hối thực tế trong mối tương quan so sánh đối với mức dự trữ hợp lý để phấn đấu đạt được hay nỗ lực duy trì DTNHNN thực tế theo mức hợp lý bằng việc quản lý thu, chi DTNH sao cho hợp lý, hiệu quả, đồng thời có các chính sách, biện pháp nhằm thu hút lượng ngoại hối trôi nổi trong nền kinh tế về gia tăng dự trữ cho quốc gia. Dưới đây xin tham khảo danh sách 20 quốc gia đứng đầu về dự trữ ngoại hối tính đến năm 2012:

22

1.3.4.2 Quản lý về cơ cấu

Bảng 1.1: 20 quốc gia đứng đầu về dự trữ ngoại hối tính đến năm 2012

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w