Cơ hội và thách thức đối với việc thực hiện hiệu quả công tác quản lý Dự trữ

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 118 - 120)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với việc thực hiện hiệu quả công tác quản lý Dự trữ

trữ ngoại hối Nhà nước trong giai đoạn hiện nay

Xu thế kinh tế thời đại cùng với những diễn biến kinh tế tài chính tiền tệ quốc tế và trong nước mang đến những cơ hội nhưng cũng kèm theo những thách thức đối với ngành ngân hàng nói chung cũng như là đối với công tác quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước nói riêng.

102

3.1.2.1. Cơ hội

- Tham gia vào quá trình hội nhập, ngành Ngân hàng Việt nam có điều kiện mở rộng thị trường, tăng khả năng thu hút đầu tư, tranh thủ vốn của nước ngoài, một trong những nguồn thu ngoại tệ góp phần tăng DTNHNN;

- Tham gia vào quá trình hội nhập, ngân hàng Việt nam có điều kiện kế thừa các thành tựu khoa học trong lĩnh vực ngân hàng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ- kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về ngân hàng, trong đó có quản lý DTHNN, học hỏi và tận dụng những kinh nghiệm quản lý của ngân hàng nước ngoài;

- Tham gia vào quá trình hội nhập, ngân hàng Việt nam có điều kiện học hỏi và buộc phải thiết lập một hệ thống khuôn khổ pháp lý đồng bộ theo chuẩn mục pháp lý quốc tế cho các hoạt động ngân hàng, áp dụng các quy chuẩn và thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng thuộc các lĩnh vực như kế toán, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế....;

- Tham gia vào quá trình hội nhập, Việt nam thực hiện một số những cam kết, trong đó có việc thực hiện tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng đối với các giao dịch vốn, đồng thời bảo đảm cân đối nhu cầu ngoại tệ cho các chương trình, các dự án có đầu tư nước ngoài. Các cam kết này giúp tăng dự trữ ngoại hối do việc tự do hóa cán cân vãng lai, cán cân vốn nhằm thu hút ngoại tệ;

- Hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng mở ra các cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế về các vấn đề tài chính tiền tệ và có thêm điều kiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng;

- Hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngành ngân hàng Việt nam, đưa hoạt động ngân hàng Việt nam theo đúng chuẩn mức quốc tế, đồng thời nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng.

3.1.2.1. Thách thức

- Thách thức lớn nhất đối với ngân hàng Việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế là trình độ phát triển thấp, trình độ công nghệ, quản lý và quản trị yếu kém, hệ thống pháp lý thiếu đồng bộ và bất cập, trình độ và kiến thức của cán bộ cả ở cấp vĩ mô lẫn cấp vi mô đều không đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính;

103

vốn nhằm thu hút ngoại tệ mọt mặt góp phần tăng DTNHNN, nhưng mặt khác lại đặt ra những thách thức trong việc quản lý dòng vốn ra vào cũng như không được áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Neu quản lý dòng vốn không tốt, lượng DTNH tăng thêm cuối cùng cũng chỉ để chi dùng cho viêc cân đối lại cung cầu ngoại tệ trong nước mà thôi. Do vậy, để quản lý có hiệu quả đòi hỏi phải có những đổi mới và hoàn thiện về cơ chế, chính sách sao cho phù hợp.

- Tình hình kinh tế tài chính tiền tệ trong và ngoài nước là những thách thức lớn đối với công tác quản lý DTNHNN. Khủng hoảng tài chính tiền tệ khiến tỷ giá các loại ngoại tệ biến động khó lường, lãi suất đầu tư sụt giảm , dòng vốn vào hạn chế, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, tới khả năng tăng DTNH khiến cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý DTNH trở nên khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w