Với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 133 - 137)

- Thứ Nhất, chủ động phối hợp với NHNN trong việc thực hiện cơ chế quản lý ngoại tệ tập trung tại NHNN .

- Thứ Hai, cho phép NHNN trích một tỷ lệ phần trăm trên tổng số lợi nhuận thu được hàng năm từ các hoạt động đầu tư để lập quỹ đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ các cấp tham gia công tác quản lý DTNHNN.

117

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với sự phân tích cụ thể những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý DTNHNN tại chương 2, Chương 3 đi vào phân tích thêm về tình hình kinh tế tài chính trong nước và quốc tế để thấy rõ những cơ hội cũng như những thách thức, những vấn đề đang được đặt ra hiện nay đối với công tác quản lý DTNHNN. Trên cơ sở những phân tích này, Chương 3 đã tập trung nêu ra những giải pháp nhằm xử lý, hạn chế những tồn tại trong công tác này.

Đó là những giải pháp mang tính chất tổng thể đối với mọi khía cạnh của công tác quản lý DTNHNN như hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cấp phương thức hoạt động nghiệp vụ, hoàn thiện cơ chế hạch toán kế toán, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực thống kê, dự báo, quan tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Phần cuối của chương là kiến nghị đối với cơ quan quản lý ở các cấp, như kiến nghị với NHNN, với Bộ Tài chính và với Chính phủ để nhận được sự đồng thuận, sự quan tâm, tạo điều kiện của các cơ quan này cho việc thực hiện các giải pháp nhằm đạt tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả quản lý DTNHNN.

118

KẾT LUẬN

DTNHNN có vai trò quan trọng trong việc can thiệp thị trường ngoại hối nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Việc duy trì một mức dự trữ ngoại hối vừa đủ là cần thiết, nhằm bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính. Điều này là phù hợp với mọi nền kinh tế, nhưng sẽ là đặc biệt quan trọng hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển bắt đầu thực hiện mở cửa, tự do hóa các giao dịch vốn quốc tế. Tuy nhiên, nếu dự trữ quá lớn sẽ làm phát sinh chi phí cho việc nắm giữ DTNHNN do lợi nhuận thu được từ đầu tư DTNHNN thường thấp hơn chi phí đi vay vốn nước ngoài. Do vậy các quốc gia hiện nay đều quan tâm đến việc xác định mức DTNHNN vừa đủ, phù hợp với qui mô của nền kinh tế, với tình hình tự do hóa cán cân vãng lai và cán cân vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo vệ giá trị đồng nội tệ, cân bằng giữa lợi ích điều hành chính sách tiền tệ và chi phí của việc nắm giữ DTNHNN. Thông thường, mức DTNHNN vừa đủ là mức dự trữ tương đương từ 3 đến 6 tháng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước đó.

DTNHNN của Việt Nam kể từ khi hình thành cho đến năm 2007 đã liên tục tăng trưởng và đạt tới đỉnh cao tương đương trên 18,5 tuần nhập khẩu. Tuy nhiên, từ khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 cho đến năm 2010, DTNHNN của ta đã bị sụt giảm nhiều. Sang năm 2011, DTNHNN mới bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại nhưng với quy mô vẫn còn thấp, chưa đảm bảo mức yêu cầu đối với một nền kinh tế đang từng bước hội nhập và gặp rất nhiều thách thức.... Thực tế đó đòi hỏi phải có sự phân tích, nhìn nhận lại tình hình để có sự đánh giá chính xác, đầy đủ về công tác quản lý DTNHNN hiện tại và trên cơ sở đó có những sự thay đổi, điều chỉnh phù hợp mang lại hiệu quả mong muốn.

Trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ kinh tế, bài viết đã hoàn thành những nội dung cơ bản cần đề cập, đó là : 1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dự trữ ngoại hối Nhà nước và hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước để có cơ sở so sánh với thực tiễn; 2) Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự trữ ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước để thấy những được mặt tích cực nhằm tiếp tục phát huy và tìm ra những mặt hạn chế cũng như những nguyên nhân của nó; 3) Đề xuất

119

các giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước trong điều kiện hiện nay.

Là một đề tài tương đối mới mẻ, Luận văn không tránh khỏi những nhược điểm, thiếu sót cả về mặt khảo sát lẫn ý kiến đề xuất. Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn .

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của PGS, Tiến sĩ Lê Thị Tuấn Nghĩa, của các thầy cô giáo trong khoa sau đại học, Học viện ngân hàng, các đồng nghiệp và Ban Giám đốc Sở Giao dịch NHNN trong thời gian tác giả xây dựng và hòan thành Luận văn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1- Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ;

2- Chính phủ (2008), Nghị định số 96/2008/NĐ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

3- Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2008), Quyết định số 2213/QĐ-NHNN ngày 6/10/2008 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch;

4- Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XI (2005), Pháp lệnh ngoại hối ngày 13/12/2005;

5- Chính phủ (2006), Nghị định 160/2006/NĐ-CP về việc qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối;

6- Chính phủ (1999), Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 về Quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước;

7- Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2001), Quyết định 653/2001/QĐ - NHNN ngày 17/5/2001 về việc ban hành Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước;

8- Ngân hàng Nhà nước Việt nam (1999), Quyết định 373/1999/QĐ-NHNN13 ngày

20/10/1999 về việc ban hành Qui chế quản lý ngoại tệ của NHNN ở nước ngoài;

9- Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2005), Qui định số 1647/QĐ-SGD qui định về nguyên tắc quản lý nội bộ trong quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước và các nguồn ngoại tệ khác;

10- Các văn bản pháp lý khác liên quan đến quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước;

11- NHTW Hàn quốc, Tài liệu khóa học “Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước” dành cho cán bộ NHNNVN ;

12- Các tài liệu hội thảo liên quan đến các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do các ngân hàng nước ngoài tổ chức;

“Balance of Payments Manual”.

14- International Monetary Fund, Washington, D.C., (2001) “Guidelines for Foreign Exchange Reserve Management”

15- Ingo Walter - Mergers and Acquisitions in banking and finance- Oxford University press 2004.

16- The Royal Bank of Scotland, Central Banking Publication, (2003), How countries manage reserve assets.

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w