Kinh nghiệm quản lý Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Hàn

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 47)

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Hàn

Thời điểm khủng hoảng tài chính 1997, DTNH của Hàn quốc cạn kiệt, xuống chỉ còn 8,9 tỷ USD. Sau khủng hoảng, DTNH của Hàn quốc khôi phục nhanh chóng. Tính đến tháng 7/2011, DTNH của hàn quốc đạt mức kỷ lục 311 tỷ USD, đứng thứ 6

29

trên thế giới, sau Trung quốc, Nhật bản, Nga , Ả rập và Đài loan. Chúng ta đi xem xét kinh nghiệm của Hàn quốc thông qua số liệu DTNH và thực tế quản lý dưới đây:

Bảng 1.2: Cơ cấu dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Hàn quốc

Tiền gửi 1,8 19,4 16,4 "30 101 27,9 26,3 20,29 Tại IMF 1,6 1,8 1,44 -0,31 1,58 0,84 1,25 1,55 SDR+ vàng “õã ~0,12 0,14 1,16 0,17 3,75 1,62

(Nguôn: Tài liệu khóa học quản lý dự trữ ngoại hối cho NHNNVN )

1.4.1.1. Vai trò quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc

Theo luật NHTƯ Hàn quốc và Luật Giao dịch ngoại hối, NHTƯ Hàn quốc là cơ quan độc lập với Chính phủ. NHTƯ Hàn Quốc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng phù hợp với chính sách kinh tế của Chính phủ. NHTƯ Hàn quốc là cơ quan quản lý DTNH của Hàn Quốc.

Bộ Tài chính và Kinh tế là cơ quan chịu trách nhiệm hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Chính phủ Hàn Quốc thành lập Quỹ Bình ổn Hối đoái (QBÔ) và giao cho Bộ tài chính và Kinh tế quản lý và điều hành để can thiệp thị trường ngoại hối, thực thi chính sách tỷ giá. Tuy nhiên, Bộ Tài chính và Kinh tế không trực tiếp quản lý QBÔ, mà gửi phần tài sản ngoại hối này cho NHTƯ Hàn Quốc để đầu tư trên thị trường quốc tế. Chính phủ hoàn toàn không can thiệp vào công tác quản lý DTNH của NHTƯ Hàn Quốc.

NHTƯ Hàn quốc trả lãi cho phần tiền gửi của QBÔ, lãi suất được xác định dựa trên lãi suất thị trường quốc tế và theo thoả thuận giữa NHTƯ Hàn Quốc và Chính phủ.

Do vậy, DTNH của Hàn Quốc bao gôm: (i)DTNH của NHTƯ Hàn Quốc và (ii) Ngoại hối thuộc QBÔ do Bộ Tài chính và Kinh tế uỷ quyền cho NHTƯ hàn quốc quản lý. Quy mô QBÔ chiếm khoảng 25% tổng DTNH của NHTƯ Hàn Quốc.

1.4.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc

30

tác quản lý DTNH:

Thống đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác quản lý DTNHNN, 01 Phó Thống đốc được phân công trực tiếp điều hành 03 vụ với sự phân tách rõ rệt 03 chức năng: giao dịch, phân tích và hạch toán, cụ thể:

(1) Vụ Quản lý DTNH: gồm 04 phòng thực hiện các chức năng Lập kế hoạch , Quản lý rủi ro, Phân tích hoạt động và Quản lý hoạt động uỷ thác đầu tư.

(2) Vụ Đầu tư DTNH; gồm Phòng Chiến lược đầu tư, 04 phòng quản lý danh mục đầu tư và 02 phòng giao dịch tại London và New York. Một uỷ ban đầu tư được thành lập trong vụ Đầu tư DTNH với thành viên gồm lãnh đạo Vụ và Trưởng các phòng nêu trên. Trên cơ sở Tiêu chuẩn và Hướng dẫn đầu tư và căn cứ vào tình hình diễn biến thị trường quốc tế, Uỷ ban này sẽ nhóm họp định kỳ hoặc đột xuất để ra các quyết định đầu tư.

(3) Bộ phận Hỗ trợ quản lý DTNH: gồm các phòng Thanh toán và tin học, thực hiện các chức năng hỗ trợ (Back office) như thanh toán, hạch toán kế toán, hỗ trợ thông tin.

1.4.1.3. Mục tiêu duy trì Dự trữ ngoại hối Nhà nước

Hàn quốc là một trong những nước thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt theo thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Vì vậy, duy trì DTNHNN có tầm quan trọng đặc biệt và công tác quản lý DTNHNN được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất của NHTƯ, gắn với mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo ổn định giá trị đồng nội tệ. NHTƯ Hàn Quốc nắm giữ DTNH nhằm mục đích:

- Đảm bảo khả năng can thiệp thị trường ngoại hối trong nước;

- Cung cấp tính thanh khoản cho thị trường ngoại hối;

- Đảm bảo khả năng đối phó với những tác động bên ngoài;

- Bảo toàn giá trị tài sản quốc gia.

1.4.1.4. Nguyên tắc quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc

NHTƯ Hàn Quốc quản lý DTNH trên các nguyên tắc sau:

- An toàn: Đầu tư DTNH vaò những nơi an toàn, có rủi ro tín dụng và rủi ro biến động giá thấp (và bảo toàn giá trị tài sản);

- Thanh khoản: là đầu tư vào các tài sản có doanh số giao dịch cao trên thị trường, dễ dàng mua, bán mà không tác động lớn đến giá cả, chênh lệch giá mua, giá bán thấp;

31

-Lợi nhuận: là đạt lợi nhuận đầu tư tốt nhất có thể trên cơ sở đảm bảo tính an toàn và thanh khoản, điều này càng trở nên quan trọng khi quy mô DTNH càng lớn.

1.4.1.5. Các bộ phận thuộc Dự trữ ngoại hối

Căn cứ vào mục tiêu quản lý DTNHNN, NHTƯ Hàn Quốc phân chia DTNH thành 03 bộ phận để đưa ra các chiến lược đầu tư phù hợp với từng bộ phận:

-Bộ phận thanh khoản (liquidity tranche): Để phục vụ cho mục tiêu thanh khoản, bộ phận này bao gồm toàn bộ các tài sản ngắn hạn bằng USD như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tín phiếu kho bạc Mỹ. Do loại hình đầu tư này thường có khả năng sinh lời thấp nên chỉ để ở một tỷ trọng nhỏ trong tổng DTNH, đủ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản để giảm chi phí cơ hội.

- Bộ phận đầu tư (Investment tranche): chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng DTNH. Quỹ này được quản lý nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận, nhưng vẫn đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu thanh khoản. NHTƯ Hàn quốc đầu tư DTNHNN một cách đa dạng theo các loại ngoại tệ mạnh như EUR, GBP, JPY, USD vào các công cụ trung, dài hạn có thời hạn đến 10 năm, có lãi suất cố định như trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu công ty phát hành nhưng được Chính phủ bảo lãnh.

-Bộ phận uỷ thác (Trust tranche): đầu tư dài hạn hơn nhằm kiếm lợi nhuận cao hơn. Bộ phận này sử dụng dịch vụ Ủy thác đầu tư, nghĩa là một phần DTNHNN được uỷ thác cho các nhà quản lý nước ngoài thực hiện đầu tư thay cho NHTƯ Hàn quốc. Bộ phận dự trữ này được đầu tư vào các loại tài sản có mức sinh lời cao hơn và đi kèm với nó là có mức rủi ro cao hơn (thời hạn dài hơn nhiều, trái phiếu đầu tư có thể có kỳ hạn lên tới 52 năm, có thể đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp...), với mục đích thông qua việc uỷ thác, NHTƯ Hàn quốc nhận chuyển giao công nghệ từ bên ngoài, tăng cơ hội đào tạo cho cán bộ của NHTƯ Hàn quốc về kỹ năng quản lý DTNHNN. Đây cũng là một trong những chiến lược quan trọng trong quản lý DTNH của NHTƯ Hàn quốc.

1.4.1.5. Quy trình nghiệp vụ quản lý Dự trữ ngoại hối

Tại Hàn Quốc, quy trình nghiệp vụ quản lý DTNH được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: xây dựng các tiêu chuẩn và hướng dẫn đầu tư

- Tiêu chuẩn đầu tư: là một tập hợp các tài sản (theo loại ngoại tệ và công cụ đầu tư ) được xây dựng phù hợp với mục tiêu quản lý DTNH, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và xu hướng biến động của thị trường.

32

- Vai trò của tiêu chuẩn đầu tư

+ Là trạng thái trung hoà rủi ro đối với nhà quản lý. Các nhà quản lý danh mục đầu tư cần duy trì danh mục đầu tư trong tiêu chuẩn cho phép nếu không tin tưởng vào khả năng chiến thắng thị trường (quản lý thụ động).

+ Là cơ sở để xác định chiến lược đàu tư

+ Tiêu chuẩn đầu tư còn được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động và quản lý rủi ro của nhà quản lý.

+ Danh mục đầu tư tiêu chuẩn tạo ra 90% trên tổng lợi nhuận đầu tư DTNH.

- Tiêu chuẩn và hướng dẫn đầu tư chiến lược

+ Được xây dựng và quyết định hàng năm

+ Căn cứ vào các yếu tố: (i) các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô; (ii) cơ cấu kinh tế và thị trường ngoại hối trong nước; (iii) tham khảo kinh nghiệm NHTƯ các nước trên thế giới; và (iv) xu hướng biến động thị trường dài hạn

+ Do Thống đốc NHTƯ Hàn Quốc quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến của Uỷ ban Quản lý rủi ro. Uỷ ban này bao gồm các Uỷ viên quản trị và Tổng vụ trưởng của các Vụ liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Các nội dung quy định trong Tiêu chuẩn đầu tư chiến lược

+ Cơ cấu DTNH theo loại ngoại tệ: NHTW Hàn quốc đầu tư dự trữ chủ yếu vào các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY, GBP. Cơ cấu ngoại tệ được xác định dựa trên 04 yếu tố: (i) loại ngoại tệ thường được sử dụng trong thanh toán; (ii) cơ cấu nợ nước ngoài, (iii) quy mô thị trường trái phiếu quốc tế và (iv) tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

+Tỷ lệ các loại công cụ và thời hạn đầu tư: theo các tiêu chí như hình thức đầu tư , tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm, kỳ hạn... NHTƯ Hàn quốc đầu tư vào các ngoại tệ thông qua các công cụ đầu tư có lãi suất cố định như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do chính phủ bảo lãnh, trái phiếu công ty do các tổ chức tài chính phát hành, trái phiếu đa quốc gia. Các công cụ này được đầu tư vào các đối tác có xếp hạng tín nhiệm từ AA trở lên. Ngoài ra, việc quản lý DTNHNN còn được thực hiện dựa vào việc cơ cấu theo đối tác đầu tư (Chính phủ hay các tổ chức tài chính) hay kỳ hạn đầu tư.

+ Mức lợi nhuận mục tiêu

33

tế lượng và phần mềm phân tích hiện đại như Shortfall risk, Tracking error, Mean- variance optimization.

- Tiêu chuẩn và hướng dẫn đầu tư chiến thuật:

+ Xác định hàng tháng, trên cơ sở dự báo thị trường trung và dài hạn

+ Do Giám đốc đầu tư (Vụ trưởng Vụ Đầu tư DTNH) quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến của Uỷ ban Chiến lược đầu tư. Uỷ ban này bao gồm các trưởng nhóm của vụ Đầu tư DTNH.

+ Hướng dẫn đầu tư quy định các giới hạn, ràng buộc đối với các nhà quản lý danh mục đầu tư nhằm quản lý rủi ro đầu tư.

- Nội dung của Tiêu chuẩn đầu tư chiến thuật

+ Các công cụ được phép đầu tư

+ Biên độ cho phép mà nhà quản lý danh mục đầu tư được phép đi lệch ra khỏi tiêu chuẩn đầu tư (Ví dụ; tỷ lệ USD trong cơ cấu DTNH là 60% với biên độ cho phép là ± 5%). Biên độ này được coi là mức độ rủi ro chấp nhận Risk Tolerance level)

+ Tổng giới hạn rủi ro hoặc hạn mức rủi ro động. Áp dụng mô hình giới hạn giá trị rủi ro (Value at Risk -VaR) , rà soát lỗi (tracking error)

+ Các hạn mức đầu tư áp dụng đối với các công cụ đầu tư, đối tác đầu tư.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch đầu tư

Trên cơ sở Tiêu chuẩn và hướng dẫn đầu tư, bước tiếp theo là xây dựng Kế hoạch đầu tư theo tháng, tuần và hàng ngày. Kế hoạch này do tập thể các bộ phận quản lý danh mục đầu tư xây dựng và thực hiện.

Bước 3: Giao dịch

Các giao dịch viên thực hiện giao dịch theo Kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt. NHTƯ Hàn Quốc thực hiện các nghiệp vụ chính là tiền gửi, mua bán ngoại tệ và các loại giấy tờ có giá thông qua hệ thông giao dịch điện tử toàn cầu 24 giờ của hãng Bloomberg và Reuters. Ngoài ra, các nghiệp vụ khác như cho vay chứng khoán, cho vay vàng và thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh cũng được NHTƯ Hàn Quốc sử dụng trong quản lý DTNHNN.

Bước 4: Hỗ trợ của các phòng giữa và sau:

Các bộ phận Phòng giữa và Phòng sau có nhiệm vụ thực hiện các chức năng hỗ trợ như thanh toán, hạch toán kế toán, quản lý rủi ro, đánh giá hoạt động.

34

- Thanh toán cho các giao dịch

Với mục tiêu đặt ra trong hoạt động thanh toán là tỷ lệ mắc lỗi bằng không, hầu hết các bước trong qui trình thanh toán được tự động hóa. Qui trình thanh toán phải qua nhiều người kiểm soát chứ không phải chỉ có một người. Đối với các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế, bộ phận thanh toán sẽ gửi lệnh yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước ngoài thực hiện thanh toán, thường lựa chọn các NHTM có uy tín làm đại lý thanh toán để tránh các rủi ro tín dụng và rủi ro trong thanh toán. Đối với các giao dịch mua bán ngoại tệ trong nước bằng đồng bản tệ thực hiện thanh toán thông qua hệ thống thanh toán tổng tức thời (RTGS) trong nước.

Đối với các giao dịch mua bán giấy tờ có giá, NHTƯ Hàn Quốc sử dụng NHTƯ các nước làm nhà lưu ký cho mỗi loại ngoại tệ, không sử dụng dịch vụ lưu ký toàn cầu.

- Hạch toán kế toán

Đặc trưng của hệ thống kế toán tại NHTW Hàn Quốc là chi phí tính theo chi phí thực tế, chưa thực hiện tính theo giá thị trường. Sử dụng tài khoản điều chỉnh đánh giá lại vào thời điểm cuối các tháng, không đánh giá lỗ lãi do biến động tỷ giá của các loại ngoại tệ.

- Quản lý rủi ro

NHTƯ Hàn Quốc thực hiện quản lý các loại rủi ro chính như sau:

+ Rủi ro thị trường: Được quản lý thông qua việc theo dõi các hạn mức được phép đi chệch khỏi tiêu chuẩn đầu tư, trên cơ sở đó sử dụng phần mềm chuyên dụng để tính toán giá trị rủi ro (VAR) hang ngày đối với từng loại tài sản đầu tư, danh mục đầu tư cũng như đối với toàn bộ tài sản DTNH.

+ Rủi ro tín dụng: Được quản lý thông qua việc quy định hạn mức đối với từng loại hình đàu tư, từng đối tác đầu tư theo các tiêu chí xếp hạng tín nhiệm. Ngoài ra, đối với loại rui ro này còn phải quản lý bằng cách theo dõi thông tin hàng ngày thông qua các phương tiện khác nhau và đặc biệt là nhận các thông tin phân tích, đánh giá của công ty Moody’s và Standard &Poor.

NHTƯ Hàn Quốc, chỉ đầu tư vào các công cụ của các tổ chức tín dụng có mức xếp hạng từ A trở lên và gửi tiền gửi ngắn hạn vào các đối tác có mức xếp hạng tín dụng là P-1/A-1 trở lên và tiền gửi dài hạn từ A-(A3) trở lên. Nếu các đối tác đó bị xuống hạng, không đủ tiêu chuẩn theo qui định hiện hành cuả NHTƯ Hàn

Năm Tổng giá trị FDI trong năm (tỷ USD) Tăng/ giảm (%)

2005 60,33

2006 69,47 15,15

35

quốc, NHTƯ Hàn Quốc sẽ thực hiện bán các loại giấy tờ có giá đang nắm giữ trong vòng 1 tháng và tạm ngừng giao dịch với đối tác đó ngay lập tức.

+ Rủi ro hoạt động: Được quản lý thông qua cơ chế phân công trách nhiệm, quyền hạn cụ thể đối với từng cấp cán bộ tham gia quản lý DTNH. Đồng thời có bộ phận chuyên trách kiểm soát nội bộ theo dõi, giám sát việc tuân thủ Tiêu chuẩn đầu tư và hướng dẫn đầu tư hàng ngày

+ Rủi ro thanh khoản: Quản lý loại hình rủi ro này thông qua phương pháp dự báo và phân tích thống kê. Phải đưa ra được mức tối thiểu và tối đa để đáp ứng được nhu cầu thanh khoản và giảm thiểu chi phí.

- Đánh giá hoạt động: NHTƯ Hàn Quốc đánh giá quá trình hoạt động trên cơ sở xác định mức lợi nhuận thu được, theo số tuyệt đối và theo tỷ lệ phần trăm, từ hoạt động đầu tư dự trữ. Mức lợi nhuận được tính toán theo các chỉ tiêu:

+ Lợi nhuận thực tế: bao gồm thu nhập thực tế từ các khoản đầu tư (lãi trái phiếu,

tiền gửi....) và các khoản lãi/lỗ thực (mua, bán trái phiếu, chuyển đổi ngoại tệ...);

+ Tổng lợi nhuận: gồm lợi nhuận thực tế và các khoản lãi/lỗ hạch toán (unrealized profit/loss).

1.4.1.6. Hệ thống công nghệ thông tin

NHTƯ Hàn Quốc sử dụng và khai thác các loại dịch vụ và hệ thống mạng ưu

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w