Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 32 - 35)

Sơ đồ 1.2 : Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát

3.1.1. Nhân tố khách quan

3.1.1.1. Môi trường chính trị, xã hội.

Môi trƣờng chính trị, xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ và cho vay. Môi trƣờng chính trị ổn định là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế, giữa ổn định chính trị và ổn định và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là điều kiện để các tổ chức kinh doanh hoạt động hiệu quả, thúc đẩy đầu tƣ và thúc đẩy nhu cầu về vốn trong xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động CVNH.

Không chỉ có chính trị trong nƣớc mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác động đến mở rộng việc đầu tƣ và vay vốn. Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, các nền kinh tế của các quốc gia hiện nay đều phát triển theo xu hƣớng phát triển nền kinh tế mở để tranh thủ cơ hội phát triển kinh tế. Nền kinh tế mở chịu ảnh hƣởng rất lớn của nền kinh tế thế giới. Các biến động thị trƣờng thế giới ngay lập tức tác động đến nền kinh tế trong nƣớc, và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tác động đến hoạt động CVNH. Nền kinh tế thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy đầu tƣ và vay vốn.

3.1.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô.

Môi trƣờng kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hƣởng đến đầu tƣ và vay vốn. Gốc rễ để đầu tƣ và vay vốn an toàn, hiệu quả vẫn là phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển là nhân tố thúc đẩy sự phát triển đầu tƣ và vay vốn. Và ngƣợc lại, khi kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển đầu tƣ và vay vốn. Trong đó, kinh tế phát triển cũng chịu tác động của hàng loạt các nhân tố khác mà các nhân tố đó không còn chỉ đơn thuần là kinh tế nữa nhƣ các vấn đề về xã hội, an ninh, quốc phòng….

Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển ổn định, niềm tin tiêu dùng của công chúng tăng cao, đó là nhân tố mở rộng cho vay tiêu dùng, lĩnh vực mà các công ty CVNH đang tập trung đầu tƣ.

Các biến số kinh tế vĩ mô nhƣ: chỉ số CPI, các chỉ số thị trƣờng chứng khoán, tăng trƣởng kinh tế, cán cân thƣơng mại… là những nhân tố có ảnh hƣởng đến phát triển đầu tƣ và vay vốn. Có thể ví nền kinh tế nhƣ một cơ thể trong đó mỗi biến số vĩ mô là một cơ quan trong một cơ thể, vì vậy khi có sự thay đổi của biến số này sẽ ảnh hƣởng đến biến số khác và ngƣợc lại. Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tƣ tiến hành đầu tƣ, nhu cầu vốn đầu tƣ tăng tạo tiền đề để hoạt động CVNH phát triển.

3.1.1.3. Môi trường pháp lý.

Một trong những thách thức lớn đối với quản lý hoạt động CVNH là quản lý hoạt động gian lận và các sai sót thông tin. Chúng chỉ có thể đƣợc giảm thiểu khi có một hệ thống quy định chi tiết và cụ thể cho các công ty CVNH. Trên thế giới, tại các nƣớc nơi hoạt động CVNH đang phát triển, đã có nhiều hoạt động quản lý đƣợc tổ chức để quản lý và phát triển hoạt động CVNH một cách hiệu quả.

Tại Vƣơng quốc Anh, Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) chịu trách nhiệm quản lý và điều chỉnh hoạt động của các công ty CVNH. Trên thực tế, FCA đang tích cực kiểm tra các công ty CVNH có dấu hiệu gian lận và sai sót.

Trong khi đó ở Hoa Kỳ, các công ty CVNH cần phải tuân thủ các quy định của Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (Us Securities and Exchange Commission -SEC)7 và phải đồng bộ với luật của tiểu bang tƣơng ứng.

Trung Quốc đã để các công ty CVNH hoạt động tự do trong những năm đầu, dẫn đến sự nở rộ của một loạt những công ty CVNH lừa đảo và hoạt động kém hiệu quả. Bƣớc đi đầu tiên của chính phủ Trung Quốc để xây dựng một khuôn khổ chính sách đã đƣợc khởi xƣớng vào tháng 7 năm 2015 nhƣ là một chính sách hƣớng dẫn nhằm khuyến khích sự phát triển của các nền tảng nhƣ vậy thông qua các chính sách điều tiết lỏng lẻo vừa phải. Nhận thấy những bất cập của việc quản lý, vào tháng 8 năm 2016, các nhà quản lý ở Trung Quốc đã đƣa ra một loạt các biện pháp ngăn

chặn sự lan rộng của các công ty CVNH không uy tín. Thống kê của CRBC cho thấy trong số 4.127 nền tảng CVNH (cuối tháng 6 năm 2016), có 1.778 ngƣời không hài lòng với dịch vụ vì các lí do nhƣ quản lý kém.

Tại Việt Nam, CVNH hiện tại vẫn là một hình thức tài chính khá mới mẻ. Do đó, Việt Nam vẫn chƣa xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh riêng biệt cho hoạt động này. Tuy nhiên, cũng nhƣ nhiều loại hình dịch vụ sử dụng công nghệ tài chính (Fintech) khác nhƣ thanh toán điện tử, tài chính cá nhân; hoạt động của các công ty CVNH đã nhận đƣợc sự quan tâm của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.

Tóm lại, cơ sở pháp lý điều chỉnh cho hoạt động CVNH nhìn chung mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng các hệ thống quy định của từng nƣớc, chứ chƣa có một nền tảng pháp lý mang tính chất quốc tế. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian để có sự nghiên cứu, thống nhất giữa các quốc gia mà hình thức tài chính này đang hoạt động.

3.1.1.4. Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng.

Nhu cầu vay vốn có thể cho sản xuất kinh doanh, có thể là tiêu dùng. Ở các địa phƣơng khác nhau có tập quán vay vốn và kinh doanh khác nhau. Có nơi mọi nhà mọi ngƣời đều có nhu cầu vay vốn để kinh doanh hay tiêu dùng, ngƣợc lại có nơi ngƣời dân có vốn không đầu tƣ kinh doanh mà chỉ cất trữ. Thực tiễn cho thấy ở các thành phố lớn, điểm giao thông thuận lợi, ở các làng nghề…nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng rất lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động CVNH phát triển. Ngƣợc lại ở vùng xâu, vùng xa ngƣời dân không có tập quán vay vốn để kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng ít hơn thì ở đó khó phát triển hoạt động CVNH hơn.

Nếu nhƣ nhu cầu vốn cho sản xuất có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế thì nhu cầu vốn cho tiêu dùng không chỉ có liên quan đến sản xuất mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác nhƣ niềm tin của ngƣời dân vào triển vọng nền kinh tế, tập quán tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng…Thậm chí có nhiều nhu cầu tiêu dùng không phụ thuộc vào nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)