Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt độngCho vay ngang hàng tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 78 - 81)

Sơ đồ 1.2 : Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát

2.3. Thực trạng phát triển hoạt độngCho vay ngang hàng tại Trung Quốc

2.3.5. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt độngCho vay ngang hàng tại Trung Quốc

kinh doanh thứ cấp lớn và kêu gọi vốn cho doanh nghiệp thông qua chứng khoán hóa.

2.3.5. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc. Quốc.

Mặc dù nhiều vấn đề tiêu cực của hoạt động CVNH tại Trung Quốc đã xuất hiện từ năm 2014, ngành CVNH vẫn tiếp tục phát triển nhanh bởi chính sách thả lỏng của Trung Quốc trong giai đoạn này. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý ngành CVNH tại Trung Quốc. Chính vì vậy, Trung Quốc đã đƣa ra hệ thống quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn. Từ chính sách chỉ đạo đầu tiên về tài chính trực tuyến (PBOC 2015a) do Chính phủ Trung Quốc ban hành vào tháng 07 năm 2015, đã có nhiều quy định liên quan đến ngành CVNH đƣợc đƣa vào thực hiện. Những thay đổi về quản lý ở Trung Quốc trong năm đã đẩy mạnh quá trình hợp nhất ngành bằng cách nâng cao các yêu cầu hoạt động trên các nền tảng.

Nhìn chung, hoạt động CVNH tại Trung Quốc phải tuân thủ các quy định dành cho ngành Tài chính trực tuyến và Tài chính thay thế.

Tháng 07 năm 2015, sau khi cho phép sự phát triển nhanh chóng của tài chính trực tuyến và CVNH trong một số năm, chính phủ Trung Quốc đã đƣa chính sách chỉ đạo đầu tiên về tài chính trực tuyến (PBOC 2015a). Chính sách chỉ đạo này là bộ quy định tổng quát nhằm khuyến khích sự phát triển của các công ty dịch vụ tài chính trên mạng Internet, đồng thời khuyến khích sự đổi mới và hỗ trợ sự phát triển liên tục của tài chính Internet với các chính sách điều tiết lỏng lẻo vừa phải. Tiếp nối đó, năm 2017, “Biện pháp tạm thời về Quản lý các Hoạt động Kinh doanh của các Tổ chức trung gian cho vay trực tuyến”31 đƣợc ban hành bởi Cơ quan Quản lý

Ngân hàng, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Bộ Công an và Cục Quản lý Không gian ảo. Biện pháp tạm thời này giới hạn phạm vi hoạt động của các tổ chức trung gian cho vay trực tuyến, bao gồm cả việc cấm họ cho vay trực tiếp32.

Tài chính thay thế đề cập đến các kênh, quy trình và công cụ tài chính xuất hiện bên ngoài hệ thống tài chính truyền thống nhƣ các ngân hàng và thị trƣờng vốn33. Hiện tại đã có ba mục trong Luật hình sự có liên quan đến việc cho vay vốn; và do đó có ảnh hƣởng đến các loại hình Tài chính thay thế khác nhau: Điều 176 về thu hút tiền gửi của công chúng, Điều 192 về gian lận trong vay vốn, Điều 179 về phát hành cổ phiếu hoặc chứng khoán nợ của công ty hoặc doanh nghiệp mà không đƣợc phép. Các tài liệu pháp lý đƣợc sử dụng cho các hoạt động tài chính thay thế bao gồm các điều khoản trong các nguyên tắc chung của Luật Dân sự và Luật Hợp đồng, các quy định và quy tắc cụ thể cho ngành dịch vụ tài chính, các quy định liên quan đến các giao dịch tài chính thay thế do các nhà quản lý ngành hoặc các chính quyền địa phƣơng ban hành. Các quy định đối với các khoản vay nhỏ cũng có liên quan đến tài chính thay thế, đặc biệt đối với các NĐT CVNH.

Những thay đổi quan trọng nhất trong các quy định cho các công ty CVNH đã đƣợc Ngân hàng Nhân dân và Cơ quan Quản lý Ngân hàng ban hành vào ngày 22 tháng 2 năm 2017 và ngày 23 tháng 8 năm 2017. Tác động của hệ thống quản lý mới có thể sẽ đƣợc phản ánh trong suốt năm 2017. Tính đến năm 2016, nhiều nền tảng tài chính thay thế đã ngừng hoạt động và tốc độ tăng trƣởng của ngành đã đƣợc giảm mạnh trong giai đoạn 2015-2016 (138%) so với 2014-2015 (321%).

Một số những quy định chính của các chính sách dành cho ngành CVNH đang đƣợc áp dụng hiện nay ở Trung Quốc đó là:

 Quy định về giới hạn khối lƣợng giao dịch: Sau khi công bố Chính sách chỉ đạo vào tháng 7 năm 2015, chính phủ cũng đƣa ra các quy định mới về thanh toán phi ngân hàng, đặt ra các giới hạn chặt chẽ về khối lƣợng giao dịch của bên thứ ba đối với các tài khoản cá nhân không liên kết với các tài khoản ngân hàng chính chủ tại các tổ chức ngân hàng đủ điều kiện (PBOC 2015b). Chính sách quy định: số dƣ vay nợ của một cá nhân tại một nền tảng cho vay trực tuyến không đƣợc vƣợt quá

200.000 Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 30.000 USD); và tổng số dƣ nợ trên tất cả các nền đƣợc cấp phép34 không vƣợt quá 1 triệu Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 150.000 USD). Số dƣ nợ của một công ty (pháp nhân) không vƣợt quá 1 triệu NDT và tổng cộng là 5 triệu Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 750,000 USD)35.

Các công ty tài chính trực tuyến cần thiết lập hệ thống lƣu ký của bên thứ ba tại một tổ chức ngân hàng thƣơng mại: Một công ty cho vay trực tuyến phải lƣu trữ các khoản tiền giao dịch của ngƣời vay hoặc ngƣời cho vay trong một tài khoản riêng tại các ngân hàng đủ điều kiện36. Yêu cầu mới này sẽ củng cố sự an toàn của mô hình CVNH, bởi các nhà cung cấp dịch vụ có thể đảm bảo an toàn cho các khoản tiền giao dịch của khách hàng. Đi cùng với quy định về tài khoản lƣu ký, chính sách chỉ đạo cũng đã chỉ định Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) làm cơ quan giám sát hoạt động CVNH tại nƣớc này.

Quy định về cung cấp thông tin: Chính sách chỉ đạo cũng quy định rằng các nhà cung cấp dịch vụ CVNH phải cung cấp dữ liệu cho Trung tâm Đăng ký Tín dụng Quốc gia (CRC) của Ngân hàng trung ƣơng Trung Quốc. Trƣớc đây, các tổ chức tài chính không đủ tiêu chuẩn nhƣ các công ty CVNH không có quyền truy cập chính thức vào CRC quốc gia hoặc đƣợc yêu cầu cung cấp dữ liệu tín dụng của họ. Chính sách mới đã khắc phục hạn chế này bằng cách đƣa ra các quy định yêu cầu các công ty CVNH cũng cấp dữ liệu cho CRC trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, Hƣớng dẫn thông tin minh bạch (Information Transparency Guidelines) đƣợc phát hành trong năm 2016 còn quy định rằng: các công ty CVNH phải cung cấp trong vòng năm ngày làm việc đầu tiên của mỗi tháng các thông tin liên quan đến giao dịch mà họ đã môi giới trong tháng trƣớc. Thông tin đƣợc báo cáo bao gồm: thông tin về công ty CVNH; chi tiết về giấy phép kinh doanh; chi tiết về quỹ dự trữ và chi tiết quản lý rủi ro; chi tiết về các khoản vay phát hành; tỷ lệ trả nợ đúng hạn; tỷ lệ nợ xấu; các loại phí; số dƣ nợ xấu trên 90 ngày; chi tiết về những ngƣời cho vay và ngƣời đi vay; đánh giá rủi ro tín dụng của ngƣời đi vay; tỷ lệ nợ quá hạn thanh toán của mƣời ngƣời vay có số vốn vay lớn nhất; tình hình nợ xấu của bên đi vay và bên liên quan.

Sau khi phân tích, tác giả nhận thấy rằng hoạt động CVNH tại Trung Quốc có một số đặc điểm đặc trƣng của hoạt động CVNH nhƣ: Cơ chế tính điểm tín dụng đa dạng, trong đó mạng xã hội nội bộ của các công ty CVNH tại Trung Quốc là cơ ở quan trọng góp phần đánh giá khả năng thanh toán của ngƣời đi vay. Bên cạnh đó, CVNH tại Trung Quốc là hình thức tín dụng nhanh chóng và thuận tiện cho các bên tham gia; điều này một phần là do khả năng đổi mới mô hình kinh doanh và sản phẩm kịp thời. Ngoài ra, các công ty CVNH tại Trung Quốc đánh giá hệ thống pháp lý cấp địa phƣơng phù hợp hơn so với cấp quốc gia. Tấn công mạng và gian lận đƣợc coi là hai rủi ro nghiệm trọng nhất vào năm 2016.

CVNH tại Trung Quốc đƣợc phân loại theo hai tiêu chí. Nếu dựa trên tiêu chí mục đích vay vốn nhƣ tại Anh hoặc Mỹ, CVNH đƣợc chia thành ba loại: CVNH TD, CVNH TM và CNVH BĐS. Theo phƣơng thức giao dịch: CVNH đƣợc chia thành hai loại: CVNH trực tiếp và CVNH gián tiếp.

Cơ sở pháp lý cho hoạt động CVNH tại Trung Quốc đã trải qua nhiều thay đổi sau khi quốc gia này thực hiện chế độ quản lý lỏng lẻo dẫn đến việc xuất hiện nhiều công ty CVNH hoạt động không hiệu quả và gian lận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)