Cơ sở điều chỉnh hoạt độngCho vay ngang hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 102 - 103)

Sơ đồ 1.2 : Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát

3.1. Thực trạng hoạt độngCho vay ngang hàng tại Việt Nam

3.1.3. Cơ sở điều chỉnh hoạt độngCho vay ngang hàng tại Việt Nam

Tính đến hết năm 2017, Việt Nam vẫn chƣa ban hành bất cứ một Văn bản pháp luật nào quy định riêng cho ngành CVNH. Hiện tại, các mô hình CVNH ở Việt Nam chƣa đƣợc chính thức cấp phép, nên các công ty CVNH đang hoạt động dƣới hình thức là các công ty tƣ vấn tài chính/ đầu tƣ. Nhƣ vậy, các công ty CVNH tại Việt Nam hiện nay phải tuân thủ các quy định trong Luật doanh nghiệp và các quy định liên quan.

Một số quy định trong Luật doanh nghiệp mà các công ty CVNH phải tuân thủ đó là:

Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tƣ và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tƣ kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và ngƣời tiêu dùng.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, các công ty CVNH đƣợc coi thuộc nhóm công ty fintech. Trƣớc sự xuất hiện của nhiều hình thức tài chính mới sử dụng công nghệ tài chính (fintech), trong đó có hình thức CVNH, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã có

sự những hành động thể hiện sự quan tâm đến hình thức tài chính mới này. Cụ thể, ngày 16/3/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 328/QĐ-NHNN về việc thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính, với mục đích chính là tham mƣu đề xuất với Thống đốc các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, kể cả hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam phát triển, phù hợp với chủ trƣơng, định hƣớng của Chính phủ; Tổ chức thảo luận và trình Thống đốc quyết định những nội dung quan trọng liên quan đến Fintech nhƣ chiến lƣợc và kế hoạch phát triển lĩnh vực Fintech tại Việt Nam. Tuy nhiên, sẽ phải mất thêm rất nhiều thời gian để Việt Nam đƣa ra khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động tài chính công nghệ cao, trong đó có hoạt động CVNH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 102 - 103)