Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 32)

3.1.1.1. Môi trường chính trị, xã hội.

Môi trƣờng chính trị, xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ và cho vay. Môi trƣờng chính trị ổn định là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế, giữa ổn định chính trị và ổn định và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là điều kiện để các tổ chức kinh doanh hoạt động hiệu quả, thúc đẩy đầu tƣ và thúc đẩy nhu cầu về vốn trong xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động CVNH.

Không chỉ có chính trị trong nƣớc mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác động đến mở rộng việc đầu tƣ và vay vốn. Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, các nền kinh tế của các quốc gia hiện nay đều phát triển theo xu hƣớng phát triển nền kinh tế mở để tranh thủ cơ hội phát triển kinh tế. Nền kinh tế mở chịu ảnh hƣởng rất lớn của nền kinh tế thế giới. Các biến động thị trƣờng thế giới ngay lập tức tác động đến nền kinh tế trong nƣớc, và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tác động đến hoạt động CVNH. Nền kinh tế thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy đầu tƣ và vay vốn.

3.1.1.2. Môi trường kinh tế vĩ mô.

Môi trƣờng kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hƣởng đến đầu tƣ và vay vốn. Gốc rễ để đầu tƣ và vay vốn an toàn, hiệu quả vẫn là phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển là nhân tố thúc đẩy sự phát triển đầu tƣ và vay vốn. Và ngƣợc lại, khi kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển đầu tƣ và vay vốn. Trong đó, kinh tế phát triển cũng chịu tác động của hàng loạt các nhân tố khác mà các nhân tố đó không còn chỉ đơn thuần là kinh tế nữa nhƣ các vấn đề về xã hội, an ninh, quốc phòng….

Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển ổn định, niềm tin tiêu dùng của công chúng tăng cao, đó là nhân tố mở rộng cho vay tiêu dùng, lĩnh vực mà các công ty CVNH đang tập trung đầu tƣ.

Các biến số kinh tế vĩ mô nhƣ: chỉ số CPI, các chỉ số thị trƣờng chứng khoán, tăng trƣởng kinh tế, cán cân thƣơng mại… là những nhân tố có ảnh hƣởng đến phát triển đầu tƣ và vay vốn. Có thể ví nền kinh tế nhƣ một cơ thể trong đó mỗi biến số vĩ mô là một cơ quan trong một cơ thể, vì vậy khi có sự thay đổi của biến số này sẽ ảnh hƣởng đến biến số khác và ngƣợc lại. Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tƣ tiến hành đầu tƣ, nhu cầu vốn đầu tƣ tăng tạo tiền đề để hoạt động CVNH phát triển.

3.1.1.3. Môi trường pháp lý.

Một trong những thách thức lớn đối với quản lý hoạt động CVNH là quản lý hoạt động gian lận và các sai sót thông tin. Chúng chỉ có thể đƣợc giảm thiểu khi có một hệ thống quy định chi tiết và cụ thể cho các công ty CVNH. Trên thế giới, tại các nƣớc nơi hoạt động CVNH đang phát triển, đã có nhiều hoạt động quản lý đƣợc tổ chức để quản lý và phát triển hoạt động CVNH một cách hiệu quả.

Tại Vƣơng quốc Anh, Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) chịu trách nhiệm quản lý và điều chỉnh hoạt động của các công ty CVNH. Trên thực tế, FCA đang tích cực kiểm tra các công ty CVNH có dấu hiệu gian lận và sai sót.

Trong khi đó ở Hoa Kỳ, các công ty CVNH cần phải tuân thủ các quy định của Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (Us Securities and Exchange Commission -SEC)7 và phải đồng bộ với luật của tiểu bang tƣơng ứng.

Trung Quốc đã để các công ty CVNH hoạt động tự do trong những năm đầu, dẫn đến sự nở rộ của một loạt những công ty CVNH lừa đảo và hoạt động kém hiệu quả. Bƣớc đi đầu tiên của chính phủ Trung Quốc để xây dựng một khuôn khổ chính sách đã đƣợc khởi xƣớng vào tháng 7 năm 2015 nhƣ là một chính sách hƣớng dẫn nhằm khuyến khích sự phát triển của các nền tảng nhƣ vậy thông qua các chính sách điều tiết lỏng lẻo vừa phải. Nhận thấy những bất cập của việc quản lý, vào tháng 8 năm 2016, các nhà quản lý ở Trung Quốc đã đƣa ra một loạt các biện pháp ngăn

chặn sự lan rộng của các công ty CVNH không uy tín. Thống kê của CRBC cho thấy trong số 4.127 nền tảng CVNH (cuối tháng 6 năm 2016), có 1.778 ngƣời không hài lòng với dịch vụ vì các lí do nhƣ quản lý kém.

Tại Việt Nam, CVNH hiện tại vẫn là một hình thức tài chính khá mới mẻ. Do đó, Việt Nam vẫn chƣa xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh riêng biệt cho hoạt động này. Tuy nhiên, cũng nhƣ nhiều loại hình dịch vụ sử dụng công nghệ tài chính (Fintech) khác nhƣ thanh toán điện tử, tài chính cá nhân; hoạt động của các công ty CVNH đã nhận đƣợc sự quan tâm của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.

Tóm lại, cơ sở pháp lý điều chỉnh cho hoạt động CVNH nhìn chung mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng các hệ thống quy định của từng nƣớc, chứ chƣa có một nền tảng pháp lý mang tính chất quốc tế. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian để có sự nghiên cứu, thống nhất giữa các quốc gia mà hình thức tài chính này đang hoạt động.

3.1.1.4. Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng.

Nhu cầu vay vốn có thể cho sản xuất kinh doanh, có thể là tiêu dùng. Ở các địa phƣơng khác nhau có tập quán vay vốn và kinh doanh khác nhau. Có nơi mọi nhà mọi ngƣời đều có nhu cầu vay vốn để kinh doanh hay tiêu dùng, ngƣợc lại có nơi ngƣời dân có vốn không đầu tƣ kinh doanh mà chỉ cất trữ. Thực tiễn cho thấy ở các thành phố lớn, điểm giao thông thuận lợi, ở các làng nghề…nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng rất lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động CVNH phát triển. Ngƣợc lại ở vùng xâu, vùng xa ngƣời dân không có tập quán vay vốn để kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng ít hơn thì ở đó khó phát triển hoạt động CVNH hơn.

Nếu nhƣ nhu cầu vốn cho sản xuất có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế thì nhu cầu vốn cho tiêu dùng không chỉ có liên quan đến sản xuất mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác nhƣ niềm tin của ngƣời dân vào triển vọng nền kinh tế, tập quán tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng…Thậm chí có nhiều nhu cầu tiêu dùng không phụ thuộc vào nền kinh tế.

3.1.2. Nhân tố chủ quan.

3.1.2.1. Chiến lược kinh doanh của công ty CVNH.

Công ty CVNH muốn tồn tại, phát triển thì phải có phƣơng hƣớng, chiến lƣợc kinh doanh. Chiến lƣợc kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động kinh doanh ngày càng đƣợc mở rộng. Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về khách hàng, về đối thủ khách hàng, xác định vị thế của công ty CVNH trên địa bàn hoạt động; công ty CVNH phải xác định nên tăng cƣờng hoạt động kinh doanh hợp lý, nên chú trọng hơn vào những hƣớng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềm năng giúp mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty CVNH.

3.1.2.2. Năng lực và uy tín của công ty CVNH.

Các công ty muốn phát triển hoạt động CVNH cần phải có đủ năng lực: năng lực về nhân lực, mạng lƣới phân phối, công nghệ …

Về nhân lực: Bao gồm năng lực của lãnh đạo và năng lực của nhân viên. + Năng lực điều hành của ban lãnh đạo: Năng lực lãnh đạo của những ngƣời điều hành ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty CVNH. Nó thể ở các mặt sau:

+> Khả năng chuyên môn: có đƣợc khả năng này, ngƣời lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý và điều hành, vì kiến thức và kinh nghiện của nhà lãnh đạo luôn tạo đƣợc uy tín tuyệt đối không chỉ với cấp dƣới mà nhiều khi đối với cả đối thủ cạnh tranh.

+> Khả năng phân tích và phán đoán: dự đoán chính xác những thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh tƣơng lai từ đó hoạch định chính xác các chiến lƣợc, xác định các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp.

+> Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: là khả năng giao tiếp cũng nhƣ khả năng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ không chỉ đối với nhân viên, đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng. Nó còn gồm những khĩ năng khác về lãnh đạo, tổ chức phỏng đoán, quyết toán công việc.

Quy mô và chất lƣợng nhân viên của công ty CVNH có tác động lớn đến hoạt động phát triển hoạt động CVNH. Muốn mở rộng kinh doanh phải có nguồn nhân lực tƣơng ứng. Nguồn nhân lực không những có đủ về số lƣợng mà còn phải đáp ứng về chất lƣợng.

Về mạng lưới hoạt động: màng lƣới hoạt động rộng là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng kinh doanh. Màng lƣới rộng sẽ tạo điều kiện thu hút nhiều nhà đầu tƣ cũng nhƣ ngƣời đi vay, từ đó mà tác động đến việc phát triển thị trƣờng. Do lợi thế của công nghệ, thông thƣờng các công ty CVNH khi thành lập có trụ sở đóng ở các đô thị lớn; số lƣợng chi nhánh ít nhƣng vẫn có mạng lƣới hoạt động trực tuyến rộng khắp các tỉnh thành thông qua mạng Internet.

Về công nghệ: Các công ty CVNH rất quan tâm đến công nghệ, họ thƣờng đi đầu trong ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ tin học. Với khối lƣợng giao dịch lớn, hầu hết diễn ra trực tiếp trên trang web của công ty CVNH, các công ty CVNH cần trú trọng đảm bảo tăng cƣờng cải tiến công nghệ kịp thời. Ngƣợc lại khi công nghệ quản lý hiện đại sẽ tăng năng suất lao động, tăng chất lƣợng sản phẩm lại từ đó có tác động trở lại với mở rộng kinh doanh.

Năng lực cơ sở vật chất thiết bị: Cơ sở vật chất thiết bị có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của các công ty CVNH, do các công ty CVNH là các công ty ứng dụng mạng Internet và các công nghệ cao nhƣ công nghệ tài chính Fintech hay công nghệ dữ liệu lớn Big data, nên cơ sở vật chất là yếu tố cạnh tranh quan trọng. Nếu cơ sở vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các công việc của công ty sẽ đƣợc xử lý kém, chậm chạp; các hoạt động của công ty đƣợc thực hiện khó khăn. Điều đó làm cho công ty CVNH tụt hậu, kém phát triển, không thu hút đƣợc nhiều khách hàng sẽ làm hạn chế hoạt động kinh doanh. Ngƣợc lại, việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều có thể chấp nhận đƣợc sẽ giúp công ty CVNH tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu tăng cƣờng hoạt động kinh doanh.

Uy tín của công ty CVNH cũng là nhân tố tác động đến việc phát triển hoạt động CVNH. Công ty CVNH có uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến việc mở

rộng kinh doanh và ngƣợc lại công ty CVNH không có uy tín sẽ hạn chế mở rộng kinh doanh.

3.1.2.3. Thông tin tín dụng.

Thông tin luôn là yếu tố thiết yếu, không thể thiếu đƣợc với mọi doanh nghiệp nói chung và công ty CVNH nói riêng. Trong hoạt động tại công ty CVNH, các NĐT dựa trên sự tin tƣởng đối với nguồn thông tin do công ty CVNH cung cấp.

Do đó, công ty CVNH phải nắm bắt những thông tin cả bên trong và bên ngoài của (những thông tin bên ngoài gồm có: khách hàng, những biến đổi của môi trƣờng kinh tế, dân số, văn hoá, xã hội, chính trị, luật pháp, tự nhiên công nghệ, đối thủ cạnh trạnh nhu cầu khách hàng,..). Luồng thông tin bên trong cung cấp cho biết rõ những điểm mạnh, yếu của các nguồn lực khác nhau trong công ty mình. Yêu cầu thông tin: đầy đủ, chính xác, kịp thời. Nếu một công ty CVNH nắm bắt kip thời những thông tin về kinh tế, xã hội, thị trƣờng thì công ty đó sẽ đƣa ra những phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh phù hợp. Điều đó sẽ giúp cho công ty CVNH đem đến nhiều cơ hội đầu tƣ tốt cho NĐT, đồng thời hạn chế đƣợc những rủi ro cho những khoản đầu tƣ của NĐT.

Thực tế ở Việt Nam, việc tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ vẫn còn nhiều khó khăn và trở ngại.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI.

2.1. Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Anh.

Anh là một trong những cái nôi cho hoạt động CVNH trên thế giới. Nếu so sánh về quy mô, thị trƣờng CVNH tại Anh có độ lớn không bằng thị trƣờng Trung Quốc và Mỹ, tuy nhiên hiệu qua hoạt động của thị trƣờng lại đƣợc đánh giá cao, với ý kiến phản hồi từ ngƣời sử dụng tƣơng đối khả quan. Một trong những nguyên nhân chính là do Hệ thống quản lý cho hoạt động CVNH khá phù hợp và đổi mới phù hợp với sự phát triển của mô hình, có sự tồn tại của tổ chức CVNH uy tín nhất trên thế giới hiện nay.

2.1.1. Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng.

Về sản lƣợng, năm 2016, sản lƣợng CVNH tại Anh đạt 3,5 tỷ bảng Anh, tăng 48% so với năm 2015 (2,4 tỷ bảng Anh). Tuy nhiên, so với tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2014-2015 (85%), tốc độ tăng trƣởng trong giai đoạn này đã giảm gần một nửa.

Bảng 2.1: Sản lƣợng và tăng trƣởng của các mô hình Cho vay ngang hàng tại Anh giai đoạn 2013-2016.

Đơn vị: Triệu bảng Anh.

Mô hình CVNH

2014 2015 2016

Quy mô Tỷ

trọng Quy mô trọng Tỷ Quy mô trọng Tỷ

Tiêu dùng 749 58% 881 37% 1.232 35%

Thƣơng mại 547 42% 909 38% 1.169 33%

Bất động sản - - 609 25% 1.147 32%

Tổng 1.296 100% 2.399 100% 3.548 100%

Nguồn: Báo cáo ngành Tài chính thay thế của Anh lần thứ 4.

Về cơ cấu, hình thức CVNH TD là mô hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn 2015-2016. Năm 2016, CVNH TD chiếm hơn 1,23 tỷ bảng Anh cho vay và tƣơng ứng với 35% sản lƣợng CVNH, tiếp theo là CVNH TM với sản lƣợng 1,16 tỷ bảng Anh, chiếm 33%, và cuối cùn là CVNH BĐS.

Về mức độ tăng trƣởng, CVNH BĐS có mức độ tăng trƣởng nhanh nhất, với tỷ lệ 88%, trong khi CVNH TD tăng 47% và CVNH KD 36% trong giai đoạn 2015- 2016.

Năm 2016, nguồn vốn CVNH TM đƣợc đầu tƣ vào năm lĩnh vực chính đó là: Tài chính, Bất động sản và Nhà ở; Xây dựng; Giải trí và khách sạn; Tài chính và Sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, không có số liệu cụ thể về tổng mức đầu tƣ của CVNH TM vào từng lĩnh vực này.

2.1.2. Đặc điểm.

2.1.2.1. Đầu tư của các tổ chức có xu hướng tăng.

Tỷ lệ ngƣời vay.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tổng số khoản vay mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CVNH TM so với ngân hàng tại Anh giai đoạn 2012-2016.

Nguồn: Dữ liệu Hiệp hội các ngân hàng Anh.

So sánh quy mô của CVNH TM so với Hiệp hội các ngân hàng Anh (BBA) trong các khoản cho vay mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), có thể thấy tỷ lệ cho vay của CVNH TM đã tăng đều đặn từ 0.3% năm 2012 (0,06% so với 18,2%) lên 6,56% (1,2% so với 18,3%) vào năm 2016. Các dữ liệu cũng cho thấy rằng, hình thức CVNH TM đƣợc sử dụng nhiều nhất bởi những ngƣời vay doanh nghiệp nhỏ, với giá trị khoản vay trung bình khoảng 95.000 bảng Anh - năm 2016.

Đồng thời, biểu đồ 2.2 dƣới đây cho thấy rằng khối lƣợng cho vay doanh nghiệp ngang hàng tại Anh hiện nay tƣơng đƣơng với hơn 15% của tất cả các khoản vay ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ vào năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)