Hoa Kỳ là một trong những thị trƣờng tiên tiến nhất thế giới, là miền đất hứa cho việc phát triển các ngành tài chính thay thế và công cụ tài chính trực tuyến hỗ trợ công nghệ. Sự liên tục đổi mới, cùng với nhu cầu ngày càng tăng của ngƣời tiêu dùng và các doanh nghiệp và các NĐT tổ chức, đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của các mô hình tài chính thay thế, trong đó CVNH là một trong những hình thức nổi bật cả về quy mô, sự đổi mới sản phẩm, đa dạng mô hình, sự tham gia của tổ chức và số lƣợng công ty CVNH.
2.2.1. Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng.
Về quy mô: Quy mô của hoạt động CVNH tại Mỹ có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2015-2016. Năm 2016, tổng sản lƣợng CVNH tại Mỹ đạt 23,4 tỷ đô Mỹ, tăng lên 9% so với năm 2015 (32,4 tỷ đô Mỹ). Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của tổng sản lƣợng ngành giai đoạn 2015-2016 (9%) lại giảm sút đến gần 15 lần so với giai đoạn 2014-2015 (145%).
Bảng 2.7: Quy mô và tỷ trọng ngành CVNH tại Mỹ năm 2016. Đơn vị tính: Tỷ USD Mô hình CVNH 2014 2015 2016 Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng Tiêu dùng 7.6 87% 18 84% 21.1 90% Thƣơng mại 0.9756 11% 2.6 12% 1.3 6% Bất động sản 0.1348 2% 0.782 4% 1 4% Tổng 8.7104 100% 21.382 100% 23.4 100%
Nguồn: Báo cáo tài chính thay thế Âu Mỹ năm 2017.
Về tỷ trọng: CVNH TD là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lƣợng CVNH tại Mỹ. Năm 2016, riêng mô hình CVNH TD đã đóng góp 21,1 tỷ đô la mỹ, chiếm đến 90% tổng số vốn vay của CVNH. Sản lƣợng CVNH TM đạt 1,3 tỷ đô Mỹ, chiếm 6% tổng sản lƣợng ngành. CVNH BĐS chiếm 4% sản lƣợng ngành với số vốn vay là 1 tỷ đô Mỹ. Nhìn chung, cơ cấu ngành của CVNH Mỹ không có sự biến động lớn trong giai đoạn 2015-2016.
Về tốc độ tăng trƣởng: Nhìn chung trong giai đoạn 2015-2016, tất cả các thành phần của mô hình CVNH tại Hoa kỳ đều có tốc độ tăng trƣởng giảm gấp nhiều lần so với giai đoạn 2014-2015. Nếu nhƣ giai đoạn 2014-2015, tốc độ tăng trƣởng của tất cả các ngành đều đạt trên 130%, thì sang giai đoạn 2015-2016, tốc độ tăng trƣởng chỉ còn dƣới 20%, cụ thể CVNH TD tăng 17%, CVNH TM giảm 50%, và CVNH BĐS tăng 8%.
2.2.2. Đặc điểm.
2.2.2.1. Tỷ trọng đầu tư của các tổ chức lớn.
Tại Hoa Kỳ, các NĐT tổ chức (nhƣ các quỹ, ngân hàng và các công ty quản lý tài sản) luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho khách hàng vay. Không giống nhƣ thị trƣờng Châu Á Thái Bình Dƣơng, nơi chủ yếu tập trung các NĐT bán lẻ (ví dụ nhƣ các cá nhân), các mô hình tài chính thay thế của Hoa Kỳ
phụ thuộc nhiều hơn vào sự tham gia của các tổ chức, nguyên nhân chính là do các quy định hạn chế hoặc cắt giảm việc đƣợc công nhận và quyền đƣợc tham gia thị trƣờng của nhóm NĐT nhỏ lẻ.
Các NĐT không đƣợc công nhận là các NĐT có tài sản ròng dƣới 1 triệu USD. Các NĐT không đƣợc công nhận chỉ đƣợc cho phép đầu tƣ trong một số lĩnh vực nhất định. Nhiều công ty CVNH tại Mỹ cũng đã phát triển mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng Mỹ.12CVNH đang ngày càng đƣợc nhìn nhận ở Mỹ không phải là cạnh tranh với các ngân hàng, mà là một cơ hội, cung cấp một nguồn tài sản đầu tƣ mới cho các ngân hàng với các quỹ dƣ thừa, tài trợ cho các khoản vay cho những ngƣời cần vốn, và nhƣ là một mô hình cải tiến công nghệ cho cả khách hàng gửi tiền và cho vay. Năm 2016, tỷ lệ góp vốn của các NĐT tổ chức đạt từ 25-38%.
Bảng 2.8: Tỷ lệ góp vốn của mô hình CVNH tại Mỹ năm 2016.
Đơn vị tính: % STT Mô hình Tỷ lệ vốn đầu tƣ Các NĐT không đƣợc công nhận Các NĐT đƣợc công nhận/ tổ chức 1 CVNH tiêu dùng 75 25 2 CVNH thƣơng mại 73 27 3 CVNH bất động sản 62 38
Nguồn: Báo cáo tài chính thay thế Âu Mỹ năm 2017. 2.2.2.2. Chế độ tự động có vai trò quan trọng.
Chế độ tự động đã trở thành phƣơng thức phổ biến đối với hoạt động CVNH tại Hoa Kỳ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tham gia của các bên.
Vào năm 2016, có đến 99% các công ty CVNH TD tại Hoa Kỳ cung cấp chế độ tự động. Tỷ lệ này đối với CVNH TM là 30%, trong khi hình thức CVNH BĐS chỉ ghi nhận 8% mức sử dụng giá thầu tự động. Những con số này phản ánh đặc trƣng của các mô hình đầu tƣ.
2.2.2.3. Nhận thức về rủi ro.
Trong Báo cáo tài chính thay thế Âu Mỹnăm 2017, các công ty đƣợc yêu cầu đánh giá các yếu tố rủi ro đối với hoạt động của ngành CVNH. Có bảy yếu tố rủi ro đƣợc đem ra để đánh giá là: gian lận, tăng tỷ lệ v nợ, sự sụp đổ của các nền tảng nổi tiếng do sai sót, xâm phạm an ninh mạng, làm đông đảo các NĐT cá nhân, thay đổi quy định của quốc gia và thay đổi các quy định của nhà nƣớc, trong đó có các yếu tố nhận đƣợc sự quan tâm hơn cả của các NĐT: 88% coi sự sụp đổ của các công ty CVNH có nguy cơ rủi ro trung bình đến rất cao; 79% nền tảng cho rằng các vi phạm an ninh mạng là một nguồn nguy cơ vừa và rất cao tại Hoa Kỳ; và 52% coi những thay đổi trong các quy định của quốc gia là rủi ro từ trung bình đến rất cao.
2.2.3. Phân loại.
Các loại dịch vụ CVNH tại Mỹ rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên có thể phân loại thành 3 loại chính đó là: CVNH tiêu dùng, CVNH thƣơng mại và CVNH Bất động sản.
CVNH TD: Một số công ty CVNH nổi tiếng đang hoạt động trong lĩnh vực này Prosper và Lending Club - hai công ty lâu đời nhất tại Mỹ, chủ yếu tập trung vào cho vay tiêu dùng và tái cấp tài chính các khoản vay của sinh viên. Các công ty CVNH khác đƣợc xây dựng tốt tập trung vào cho vay tiêu dùng là Avant (tập trung vào các khoản vay cá nhân) và SoFi (chuyên tái cấp tài chính13 các khoản vay của sinh viên).
CVNH TM: Các nhà cung cấp hàng đầu về cho vay thƣơng mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là OnDeck, CAN Capital và Kabbage.
CVNH BĐS: Groundfloor and LendingHome cung cấp các khoản vay bắc cầu14 đảm bảo bằng bất động sản.
2.2.4. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Mỹ.
2.2.4.1. Các quy định liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng.
Tại Mỹ, hoạt động CVNH có thể phải tuân theo các quy định về cho vay tiêu dùng và các quy định có liên quan, cũng nhƣ sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý liên bang và tiểu bang. Các quy định của luật liên bang và tiểu bang quy định tất cả
các khía cạnh của vòng đời tín dụng, bao gồm việc quảng cáo và thu hút khách hàng, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận và tiết lộ thông tin, điều khoản thanh toán và thực tiễn thu nợ. Luật liên bang và tiểu bang cũng cấm phân biệt tín dụng và các hành vi hoặc thực tiễn không công bằng hoặc lừa đảo. Các quy định luật pháp điều chỉnh mối quan hệ giữa các định chế tài chính và ngƣời tiêu dùng - ví dụ nhƣ luật về bảo mật dữ liệu và chống rửa tiền cũng sẽ đƣợc áp dụng. Do các quy định có tính chất phức tạp và để tận dụng lợi thế của các ngân hàng, các công ty CVNH thƣờng kết hợp với hệ thống ngân hàng.
Dƣới đây là tóm tắt các đạo luật liên bang quan trọng mà các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng có thể phải tuân theo:
Đạo luật về Sự Thật trong Cho vay - Quy định các phƣơng pháp thống nhất để tính toán chi phí tín dụng, tiết lộ các điều khoản tín dụng, và giải quyết các vi phạm về một số loại tài khoản tín dụng;15
Đạo luật Cơ hội Tín dụng bình đẳng - Cấm các NĐT phân biệt đối xử với ngƣời đi vay, thiết lập các hƣớng dẫn thu thập và đánh giá thông tin tín dụng và yêu cầu thông báo bằng văn bản khi từ chối cấp tín dụng;16
Đạo luật Báo cáo tín dụng công bằng - Yêu cầu các công ty báo cáo thông tin cho các cơ quan báo cáo tín dụng (ví dụ các văn phòng tín dụng) chính xác, và yêu cầu các công ty CVNH phát triển và duy trì một chƣơng trình phòng chống ăn cắp danh tính. 17
Đạo luật Gramm-Leach-Bliley - Hạn chế việc tiết lộ cho bên thứ ba không liên quan đến thông tin cá nhân không công khai về khách hàng; và yêu cầu các tổ chức tài chính phải thông báo cho khách hàng về các quy tắc chia sẻ thông tin của họ; thông báo cho khách hàng về quyền "chọn không tham gia" của họ trong một số trƣờng hợp, nếu họ không muốn chia sẻ thông tin của họ với một số bên thứ ba không liên quan;18
Đạo luật Chuyển khoản điện tử - Thiết lập các quyền, trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ của các bên trong Hệ thống chuyển tiền điện tử (EFTs) và bảo vệ khách hàng khi họ sử dụng hệ thống EFT;19
Đạo luật Bảo mật Ngân hàng - Yêu cầu các tổ chức tài chính thực hiện các thủ tục chống rửa tiền, triển khai chƣơng trình nhận dạng khách hàng, và tên hiển thị chống lại các danh sách theo dõi của chính phủ; và 20
Đạo luật về Thu nợ công bằng - Hạn chế việc tiến hành thu nợ của bên thứ ba liên quan đến việc thu nợ ngƣời tiêu dùng21.
Trƣờng hợp một tổ chức phi ngân hàng đã hợp tác với một ngân hàng trong quá trình cho vay tiêu dùng, thì tổ chức này vẫn có thể phải chịu sự giám sát và kiểm tra theo quy định. Ví dụ, đối với các công ty CVNH có hợp tác với các ngân hàng thƣơng mại, công ty CVNH có thể đƣợc xem nhƣ là một nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến các hoạt động cho vay hoặc dịch vụ.22
Cục Bảo vệ Tài chính Ngƣời tiêu dùng (CFPB) có cơ quan thực thi có thẩm quyền thực thi các quy tắc liên quan đến các hành vi hoặc hoạt động không công bằng, lừa đảo hoặc lạm dụng (“unfair, deceptive, or abusive acts and practices”-UDAAP) đối với cả công ty CVNH và ngân hàng đối tác; nếu ngân hàng có tài sản lớn hơn 10 tỷ USD. Ngoài ra, Uỷ ban thƣơng mại liên bang (FCT) có thể điều tra và thực thi các Đạo luật bảo vệ khách hàng đối với các tổ chức phi ngân hàng thuộc thẩm quyền theo Mục 5 của Đạo luật Ủy ban Thƣơng mại Liên bang.23
Mặc dù một tổ chức phi ngân hàng đã hợp tác với một ngân hàng để tạo ra khoản vay tiêu dùng, tòa án có thể xác định rằng dựa trên tính chất của khoản vay và cơ cấu của đối tác, tổ chức phi ngân hàng là "ngƣời cho vay thực sự". 24 Trong một số trƣờng hợp, tòa án sẽ xem xét liệu tổ chức phi ngân hàng có "lợi ích kinh tế chủ yếu" trong khoản vay và, nếu có, đối tác đó đƣợc coi là "ngƣời cho vay thật sự".
25
Nếu tổ chức phi ngân hàng đƣợc xác định là ngƣời cho vay thực sự, khoản vay sẽ phải chịu những hạn chế về lãi suất của tiểu bang cũng nhƣ luật cấp phép của tiểu bang khác hoặc luật bảo vệ khách hàng Tuy nhiên, ngay cả khi ngân hàng đƣợc xác định là "ngƣời cho vay thực sự", quyết định của ngạch thứ hai trong Madden v. Midland Funding, LLC đã cho rằng mục 85 của Đạo luật Ngân hàng Quốc gia, cho phép các ngân hàng quốc gia tính mức lãi suất cho phép trong nhà nƣớc nơi ngân hàng quốc gia đặt trụ sở, đã không cho phép ngƣời mua khoản vay để thu để tính lãi suất ngang bằng.26
Vào ngày 10 tháng 5 năm 2016, Kho bạc nhà nƣớc Hoa Kỳ đã đƣa ra báo cáo "Cơ hội và thách thức trong Cho vay Thị trƣờng Trực tuyến", đƣa ra các phát hiện của họ từ yêu cầu thông tin năm 2015 và đƣa ra các khuyến nghị cho chính phủ liên bang và các bên cho vay về lĩnh vực tƣ nhân để khuyến khích tăng trƣởng an toàn và đổi mới có trách nhiệm.27
Vào tháng 5 năm 2016, Văn phòng kiểm soát tiền tệ (OCC) đã công bố “Sách trắng” về đổi mới công nghệ tài chính ("White Paper"), đƣa ra một khuôn khổ sơ bộ cho "sự đổi mới có trách nhiệm". 28 Báo cáo Sách trắng trình bày tám nguyên tắc mà OCC sẽ làm khi đánh giá sản phẩm, dịch vụ và quy trình sáng tạo đòi hỏi sự chấp thuận của cơ quan quản lý và xác định các rủi ro tiềm ẩn có liên quan.29 Báo cáo cũng tìm kiếm thông tin phản hồi về những thách thức mà các ngân hàng phải đối mặt với việc cho vay thị trƣờng và OCC có thể hỗ trợ đổi mới, bao gồm việc ban hành hƣớng dẫn cho các ngân hàng và phi ngân hàng và bằng cách thiết lập các kênh chính thức để liên lạc với các bên liên quan.
2.2.4.2. Các quy định của SEC.
Ngoài các quy định về tín dụng tiêu dùng, hoạt động cung cấp các dịch vụ liên quan đến quá trình CVNH có thể phải tuân theo quy định của SEC liên quan đến các tổ chức đồng góp vốn.
Vào ngày 30 tháng 10 năm 2015, SEC đã thông qua các quy tắc cuối cùng liên quan đến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, gọi tắt là Quy tắc đồng góp vốn (Regulation Crowdfunding), có hiệu lực vào ngày 16 tháng 5 năm 2016. Dƣới đây là tóm tắt một số nguyên tắc cơ bản của Quy tắc đồng góp vốn .30 Các quy tắc tham khảo dƣới đây là những điều đƣợc quy định trong Quy tắc đồng góp vốn.
Hạn mức vốn huy động.
Nhất quán với các hạn mức pháp định, Quy tắc 100 (a) của Quy tắc đồng góp vốn quy định rằng nhà phát hành chứng khoán có thể bán tới 1 triệu đô la với bất kỳ kỳ hạn 12 tháng nào cho các NĐT trong một đợt chào bán đƣợc thực hiện theo việc miễn giảm thuế. Khi tính toán số vốn của các cổ đông, số tiền mà ngƣời tiền nhiệm
hoặc pháp nhân đƣợc kiểm soát chung với ngƣời phát hành bán sẽ đƣợc cộng dồn với số tiền mà ngƣời phát hành bán.
Giới hạn đầu tƣ cá nhân.
SEC đã sửa đổi giới hạn đầu tƣ của NĐT từ những quy tắc mang tính đề xuất từ trƣớc đó. Các quy tắc cuối cùng làm rõ ràng rằng giới hạn đầu tƣ của các NĐT cá nhân là một giới hạn tổng hợp, áp dụng cho tất cả các khoản đầu tƣ của cá nhân trong một kỳ kế toán năm. Một NĐT sẽ đƣợc giới hạn trong việc đầu tƣ nhƣ sau: (1) Số tiền lớn hơn: 2.000 đô la Mỹ hoặc 5% của thu nhập hoặc lợi tức ròng ít hơn trong năm nếu thu nhập hàng năm hoặc tài sản ròng dƣới 100.000 USD; hoặc là (2) 10% của thu nhập ít hơn hoặc ít hơn thu nhập hàng năm của NĐT, không vƣợt quá 100.000 đô la, nếu cả thu nhập hàng năm và tài sản ròng là 100.000 đô la trở lên.
Nhà phát hành có thể dựa vào việc tính toán giới hạn của ngƣời môi giới; với điều kiện là ngƣời phát hành không xác định đƣợc rằng NĐT đã vƣợt quá giới hạn đầu tƣ hay chƣa.
Chào bán trái phếu thông qua một trung gian.
Ngƣời phát hành chỉ có thể tham gia vào một đợt chào bán thông qua một đại lý môi giới đã đăng ký, và một công ty phát hành trái phiếu chỉ có thể sử dụng một bên trung gian cho một đợt chào bán trái phiếu nhất định. Việc chào bán phải đƣợc thực hiện trực tuyến thông qua nền tảng trung gian để các nhà đầu tƣ (đám đông) có quyền truy cập thông tin, và có một diễn đàn để trao đổi thông tin giữa những bên