Sơ đồ 1.2 : Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát
3.2. Bài học kinh nghiệm từ quá trình nghiên cứu hoạt độngCho vay ngang hàng trên
hàng trên thế giới.
3.2.1. Hệ thống pháp lý cần được xây dựng phù hợp với sự phát triển của hoạt động Cho vay ngang hàng. hoạt động Cho vay ngang hàng.
Một điểm chung của hệ thống quản lý CVNH tại Anh và Mỹ là khẳ năng thay đổi phù hợp, hoàn thiện nhanh chóng với những thay đổi của mô hình của quốc gia. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy việc phát triển mô hình CVNH theo hƣớng hiệu quả và toàn diện. Tại Anh và Mỹ, việc quản lý hoạt động CVNH đƣợc sự quan tâm của nhiều tổ chức, dẫn đến khả năng xây dựng hệ thống quản lý có thể đƣợc hoàn thiện và đồng bộ với tốc độ nhanh hơn. Tuy hệ thống quản lý hiện nay của Anh và Mỹ vẫn còn cần hoàn thiện, nhƣng không thể phủ nhận rằng hệ thống luật pháp đƣợc xây dựng kịp thời và phù hợp với tình hình của quốc gia góp phần không nhỏ trong việc định hƣớng hoạt động CVNH.
Một bài học có thể rút ra về hậu quả của việc áp dụng cơ chế thả lỏng quá mức trong quản lý mô hình CVNH đến từ Trung Quốc. Trung Quốc là thị trƣờng CVNH lớn nhất và có tốc dộ tăng trƣởng nhanh nhất thế giới. Một trong số lí do dẫn đến sự phát triển bùng nổ của Trung Quốc, đặc biệt trƣớc năm 2015 là do cơ chế thả lỏng của chính phủ Trung Quốc. Sau khi cho phép sự phát triển nhanh chóng của tài
chính Internet và CVNH, hậu quả mà thị trƣờng Trung Quốc ghi nhận đó là ty lệ lớn của các công ty ngang hàng cung cấp các dịch vụ chất lƣợng kém, cùng các bê bối khác nhƣ tiết lộ thông tin khách hàng, cung cấp sai thông tin kiểm định…Điều này cho thấy, việc quản lý lỏng lẻo có thể dẫn đến dự hỗn loạn của thị trƣờng và thiệt hại to lớn cho những ngƣời tham gia vào hình thức CVNH trên phạm vi rộng.
3.2.2. Thành lập Tổ chức Cho vay ngang hàng là việc làm cần thiết để phát triển hoạt độngCho vay ngang hàng. phát triển hoạt độngCho vay ngang hàng.
Một trong số những tổ chức có quy mô và nổi tiếng nhất trong lĩnh vực CVNH là tổ chức P2PFA của Ahh. P2PFA đƣợc thành lập vào năm 2011 với tƣ cách là cơ quan đại diện và tự điều chỉnh CVNH tại Vƣơng quốc Anh. P2PFA có vai trò thúc đẩy và hệ thống hóa hoạt động của ngành CVNH tại Anh về hành vi kinh doanh (chủ yếu thông qua các nguyên tắc hoạt động của P2PFA) và làm việc với các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý để đảm bảo một chế độ điều tiết có hiệu quả. Tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng và quản lý các tổ chức CVNH tại Anh.
Tuy việc thành lập các tổ chức CVNH có ý nghĩa quan trọng đối với cả các nền tảng, các cơ quản quản lý và các bên tham gia hoạt động CVNH, nhƣng hiện tại chƣa có tổ chức CVNH mang tầm Quốc tế.
3.2.3. Có thể phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng theo hướng hợp tác cùng hệ thống ngân hàng truyền thống. tác cùng hệ thống ngân hàng truyền thống.
Xu hƣớng liên kết, hợp tác cùng các ngân hàng truyền thống tại Mỹ đã đem đến một quan điểm mới cho định hƣớng phát triển của ngành CVNH. Quan điểm này ủng hộ, đề cao sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các nền tảng CVNH và các tổ chức tài chính truyền thống, chứ không nhất thiết phải là quan hệ cạnh tranh đối đầu. Nếu biêt vận dụng một cách hiệu quả, đây cũng là một trong những hƣớng đi hợp lý cho các tổ chức CVNH.
3.2.4. Cần thực hiện các báo cáo, nghiên cứu mang tầm khu vực và quốc tế giúp nâng cao nhận thức và góp phần phát triển của Cho vay ngang hàng. tế giúp nâng cao nhận thức và góp phần phát triển của Cho vay ngang hàng.
Kể từ khi mô hình CVNH xuất hiện vào năm 2005, đã có nhiều nghiên cứu, báo cáo về cơ chế, đặc điểm cũng nhƣ sự phát triển của loại hình tài chính mới này. Một vài Nghiên cứu và báo cáo tiêu biểu trong số đó là: “Peer-to-Peer Lending: A Financing Alternative for Small Businesses” đƣợc phát hàng bởi bộ phận nghiên cứu của Văn phòng vận động hành chính của Hoa Kỳ;”The economics of peer-to- peer lending” do Hiệp hội Tài chính Peer-to-Peer (P2PFA) yêu cầu Oxera nghiên cứu”,” 2017 the americas alternative finance industry report” do Đại học Cambrigde của Anh thực hiện,… Những báo cáo này đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp các thông tin tổng quan cũng nhƣ chi tiết về cơ chế hoạt động, tình hình phát triển và hệ thống pháp luật hiện hành của mô hình CVNH. Điều này góp phần không nhỏ cho việc đƣa ra các chính sách và quy định của các cấp quản lý, nâng cao sự hiểu biết và đƣa ra quyết định đầu tƣ cho các bên cho vay. Vì vậy, việc xây dựng các báo cáo mang tính chất định kỳ liên quan đến hoạt động CVNH là hoạt động có ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển của hoạt động CVNH.
3.2.5. Cần thực hiện công tác dự báo và công khai các yếu tố rủi ro liên quan đến hoạt động Cho vay ngang hàng một cách kịp thời và chính xác.
Qua các số liệu báo cáo và phân tích ở trên, có thể thấy một trong những mối quan tâm hàng đầu của NĐT cũng nhƣ các tổ chức quản lý là đo lƣờng, công khai các yếu tố rủi ro riêng của các nền tảng, cũng nhƣ rủi ro chung của ngành chƣa đƣợc thực hiện một cách đầy đủ, triệt để và có hệ thống. Trong khi đó, quản trị rủi ro là một trong những vấn đề thiết yếu của bất cứ ngành tài chính nào. Điều này yêu cầu các cơ quan, các nhà quản lý và bản thân các nền tảng phải tập trung, chú trọng vào công tác hoàn thiện và công khai các chỉ số rủi ro cần thiết.
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc vận dụng các bài học kinh nghiệm vào việc phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam.