Thuận lợi và khó khăn trong việc vận dụng các bài học kinh nghiệm vào việc phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 106 - 109)

Sơ đồ 1.2 : Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát

3.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc vận dụng các bài học kinh nghiệm vào việc phát

3.3.1. Thuận lợi.

Trong quá trình học hỏi và vận dụng kinh nghiệm phát triển CVNH của các quốc gia trên thế giới và vận dụng vào việc phát triển mô hình đang có những điểm thuận lợi nhƣ sau:

Thứ nhất, CVNH đang có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển tại thị trƣờng Việt Nam. Trƣớc hết, CVNH có những lợi thế đáp ứng cung ứng vốn cho các đối tƣợng không tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng- giải quyết đƣợc một trong những vấn đề tài chính nổi bật tại Việt Nam. Tại Việt Nam, Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động (năm 2017). Bên cạnh việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế, rõ ràng cộng đồng doanh nghiệp này đang đóng góp cho sự ổn định công ăn việc làm, góp phần khắc phục rủi ro cho nền kinh tế, đƣa nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Dù DNNVV có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhƣng có một thực tế là không một doanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng là nguồn vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phƣơng thức kinh doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đựơc liên tục.

Lợi ích từ vốn tín dụng ngân hàng là điều rõ ràng, không phải bàn cãi, tuy nhiên, không phải DNNVV nào cũng có thể tiếp cận với nguồn vốn vay. Theo thống kê của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, trong 11 tháng của năm 2016, chỉ có 30% DNVVN tiếp cận đƣợc vốn ngân hàng và số vốn họ đƣợc vay chỉ chiếm 3% tổng vốn của các ngân hàng cho vay trong nền kinh tế. Con số này đã nói lên phần nào thực trạng bất cập trong việc tiếp cận vốn của DNVVN. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này do điều kiện cho vay của hệ thống ngân hàng ngày càg khắt khe, thời hạn quyết định cho vay kéo dài, nhất là sau thời

gian khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Vì vậy, phát triển hình thức CVNH có thể là một giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề huy động vốn vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Không chỉ là một trong những loại hình tài chính có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, CVNH còn là hình thức cung cấp tài chính nhanh chóng và tiện lợi cho các khách hàng vay cá nhân cũng nhƣ các tổ chức. Điều này đã đƣợc phân tích chi tiết trong phần 3.1.2. Hiện tại, các công ty CVNH đang tập trung chủ yếu vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng – thị trƣờng đang phát triển mạnh và có xu hƣớng tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Theo Báo cáo “Tình hình kinh tế - tài chính năm 2017 và triển vọng năm 2018” do Ủy ban giám sát tài chính quốc gia công bố tháng 12 năm 2017, khu vực tín dụng tiêu dùng tăng cao, khoảng 65% (năm 2016 tăng 50,2%), chiếm 18% trong tổng tín dụng (năm 2016 là 12,3%). Trong năm 2018, tín dụng tiêu dùng có thể tiếp tục tăng trƣởng cao và là một trong những mảng hoạt động chiến lƣợc, nhiều tiềm năng của các TCTD41. Bên cạnh đó, xét về triển vọng năm 2018, tín dụng tiếp tục đà tăng trƣởng ổn định, mức tăng trƣởng tƣơng đƣơng với 3 năm gần đây, vào khoảng 18% -19%. Cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh, có xu hƣớng giảm tỷ trọng tín dụng trung dài hạn và tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn. Tín dụng tiêu dùng dự kiến tiếp tục tăng trƣởng cao và là mảng hoạt động chiến lƣợc của nhiều ngân hàng trong năm tới. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng thƣơng mại-một trong những bộ phận lớn trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng lại liên quan đến nhiều sự việc nghiêm trọng làm giảm lòng tin của những ngƣời gửi tiền. Theo báo Vnexpress, năm 2013, nhân viên Đỗ Anh Tú tại Chi nhánh Seabank Hà Nội đã trao cho khách thẻ tiết kiệm ghi nhận số tiền gửi 10 tỷ đồng nhƣng chỉ hạch toán vào hệ thống số tiền gửi của khách là 10 triệu đồng. Trong đại án Huyền Nhƣ, một vụ án đã quá nổi tiếng với giới ngân hàng, Huỳnh Thị Huyền Nhƣ đã lợi dụng chức vụ đƣợc ngân hàng giao để dùng các thủ đoạn chuyển tiền không có chứng từ của khách hàng, tất toán tiền gửi không có chữ ký chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng.42 Gần đây hơn, vụ việc một khách hàng mất số tiền gửi lên đến 245 tỷ đồng tại Ngân hàng Eximbank vào đầu năm 2018 cũng khiến hệ thống ngân hàng này giảm sút uy tín.

Điều này cho thấy, với những tiềm năng cạnh tranh sẵn có trong thị trƣờng cho vay tiêu dùng, cùng với xu hƣớng phát triển có lợi của ngành tín dụng sẽ là những thuận lợi cho việc phát triển mô hình CVNH tại Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ hai, ngành CVNH tại Việt Nam là ngành mới và có quy mô chƣa lớn, vì vậy quá trình học hỏi sẽ dễ dàng hơn so với thời điểm khi thị trƣờng đã phát triển theo hƣớng sai lệch với quy chuẩn chung. Bên cạnh đó, một số công ty CVNH tại Việt Nam có mô hình khá hoàn chỉnh giống với các công ty CVNH trên thế giới là tiền đề, là mô hình mẫu để các công ty mới bƣớc vào thị trƣờng CVNH có thể dễ dàng học tập. Cụ thể, một số đặc điểm của mô hình CVNH tại Việt Nam có nhiều nét tƣơng đồng với các mô hình CVNH trên thế giới đó là: quy mô khoản vay thƣờng ngắn và nhỏ hơn khoản vay của ngân hàng truyền thống, quy trình giao dịch có sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của Internet và công nghệ tài chính, các nhà đầu tƣ và ngƣời đi vay chủ động hơn trong quá trình giao dịch, điển hình là trong việc đƣa ra quy mô khoản vay, thời hạn vay và các điều kiện vay/ cho vay mong muốn. Điều này cho thấy khả năng học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức CVNH tại Việt Nam. Hiện nay, Tima, Lendbiz và Moneybank đƣợc đánh giá là có mô hình hoạt động tƣơng đối giống với các công ty CVNH quốc tế. Hơn thế nữa, việc một số tổ chức nƣớc ngoài tham gia tài trợ cho các công ty CVNH tại Việt Nam, không chỉ giúp các công ty này có nguồn kinh phí hoạt động, mà còn là cơ hội tốt để học hỏi những kinh nghiệm trong quản lý, cũng nhƣ có thể học tập thêm các mô hình có sẵn ở nƣớc bạn.

3.3.2. Khó khăn.

Quá trình học hỏi kinh nghiệm phát triển CVNH tại một số nƣớc trên thế giới và áp dụng tại Việt Nam còn gặp một số khó khăn, hạn chế. Khoảng từ đầu năm 2015, mô hình CVNH bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của một số công ty cho vay trực tuyến. Mô hình này đang phát triển mạnh mẽ ở các nƣớc phát triển, nhƣng có nhiều nguy cơ khi cho phát triển tại Việt Nam, CVNH sẽ có nhiều biến tƣớng gây thiệt hại cho ngƣời tham gia nếu nhƣ không có sự hiểu biết của ngƣời đi vay và cho vay, sự chuyên nghiệp và đạo đức của các công ty CVNH, cũng

nhƣ hệ thống luật pháp quản lý chặt chẽ hoạt động này. Hiện tại, tại Việt Nam chƣa có bất cứ quy định cụ thể nào về dịch vụ CVNH. Trên thực tế, việc một số công ty tự giới thiệu là hoạt động theo mô hình CVNH nhƣng lại không hoạt động theo đúng mô hình chuẩn và phù hợp với bản chất của ngành này, cho thấy những dấu hiệu thiếu chuyên nghiệp và hiểu biết trong quá trình kinh doanh của các công ty muốn hoạt động trong lĩnh vực CVNH.

Bên cạnh đó, do Việt Nam chƣa có nhiều thông tin về lĩnh vực CVNH dƣới hình thức nghiên cứu, báo cáo mang tính chất phân tích cụ thể và đầy đủ, dẫn đến các nhà đầu tƣ và ngƣời đi vay ngang hàng không có đủ kiến thức và thông tin chuẩn xác và chính thống, có thể dẫn đến hiểu nhầm CVNH với các hình thức tín dụng đen hoặc đầu tƣ/ vay tiền tại các nền tảng không hoạt động đúng theo mô hình CVNH chuẩn.Theo tổng kết của tác giả, hiện nay đang có hai nghiên cứu về hoạt động tài chính công nghệ (Fintech) nói chung và CVNH nói riêng. Thứ nhất là bài viết “Quản lý lĩnh vực công nghệ tài chính – kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất đối với Việt Nam”, của ThS. Nghiêm Thanh Sơn, tại trang web của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 05/05/2017. Hai là bài viết “FINTECH: Hệ sinh thái ở các nƣớc và vận dụng tại Việt Nam”, của các tác giả: Ts. Hà Văn Dƣơng, Hà Phạm Diễm Trang và Nguyễn Hoàn Mỹ Lệ, tại trang web của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 09/02/2018. Tuy nhiên, các bài viết này lấy lĩnh vực Công nghệ tài chính làm trọng tâm, chứ chƣa có nhiều các thông tin về CVNH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 106 - 109)