Sơ đồ 1.2 : Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát
2.4. Đánh giá chung về kinh nghiệm phát triển hoạt động CVNH tại Anh, Mỹ và Trung
2.4.1.3. Hoạt động CVNH đem đên sự chủ động cho các bên tham gia
Một thành tựu khác mà Anh, Mỹ và Trung Quốc đạt đƣợc trong quá trình phát triển hoạt động CVNH đó là thúc đẩy sự liên kết trực tiếp giữa ngƣời vay và ngƣời cho vay cá nhân, giúp ngƣời cho vay và ngƣời đi vay nắm quyền chủ động trong quá trình giao dịch, trong khi các tổ chức tài chính truyền thống nhƣ ngân hàng thƣờng tận dụng sức mạnh thị trƣờng và vì lợi nhuận mà không quan tâm đầy đủ đến lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, lợi thế này đang có nguy cơ bị giảm thiểu bởi sự tăng lên của các NĐT tổ chức trên nền tảng CVNH.
Sự chủ động của các bên tham gia đƣợc thể hiện qua việc các NĐT và ngƣời đi vay có thể chủ động đƣa ra các tiêu chí về khoản vay mà họ mong muốn nhƣ lãi
suất; kỳ hạn vay; điểm tín dụng yêu cầu tối thiểu; so sánh các đối tác để lựa chọn đối tƣợng cho vay và đi vay phù hợp với các tiêu chí của họ. Chế độ tự động của các nền tảng CVNH đóng vai trõ cốt lõi trong việc tăng cƣờng sự chủ động cho các bên tham gia, thông qua việc cung cấp hệ thống thông tin và phân tích khổng lồ.
2.4.1.4. Có khả năng cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng và tốc độ dịch vụ kịp thời cho các bên tham gia.
Thành tựu cuối cùng là thành tựu về phát triển công nghệ. Các ngân hàng dành rất nhiều tiền cho công nghệ, nhƣng phần lớn là theo hƣớng duy trì các hệ thống hiện tại chứ không phải là đổi mới. Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu và tƣ vấn Celent vào tháng 1 năm 2012, các ngân hàng đã lên kế hoạch chi tiêu 77,6% ngân sách công nghệ năm 2012 cho việc duy trì. Các ngân hàng - đặc biệt là các ngân hàng bán lẻ - có khuynh hƣớng có các hệ thống kế thừa lớn, rất khó thay thế bởi vì cơ sở hạ tầng đã đƣợc xây dựng gần nhƣ hoàn chỉnh. Trong phần phân tích mô hình CVNH của Trung Quốc, một trong những dặc điểm nổi bật đó là tỷ lệ thay đổi, cải tiến mô hình kinh doanh và sản phẩm cao.
Các công ty mới thành lập – các công ty CVNH có thể sử dụng lợi thế của các công nghệ mới – bằng cách thiết kế và triển khai các hệ thống hoạt động đƣợc cài đặt công nghệ Web 2.0 mới nhất mà không bị cản trở bởi việc phải duy trì những hệ thống cũ hơn. Điều cho phép các công ty CVNH cung cấp dịch vụ chất lƣợng tốt hơn cho ngƣời đi vay vay (bằng cách tạo ra quá trình đơn xin vay đơn giản, khả năng giúp ngƣời đi vay đƣa ra đƣợc quyết định nhanh chóng và hiệu quả, cùng với một cổng thông tin minh bạch và linh hoạt để giám sát các khoản nợ đã trả và nơ chƣa trả) cũng nhƣ bên cho vay (hệ thống công nghệ hiện đại giúp ngƣời cho vay quản lý quá tình cho vay, tình trạng đầu tƣ hiện tại của họ và tình trạng thu hồi vốn và lợi nhuận).
Ngoài ra, công nghệ hiện đại cho phép các công ty CVNH cung cấp các phƣơng pháp tiếp cận mới mà các mô hình kinh doanh ngân hàng truyền thống chƣa cung cấp. Ví dụ nhƣ ở Anh, mức đầu tƣ tối thiểu tại FirstCircle là 100 bảng, với sự
góp vốn của hơn100 ngƣời cho vay với mức đầu tƣ tối đa là 1% cho mỗi ngƣời. Đây còn gọi là phƣơng pháp đa dạng hóa đầu tƣ của nền tảng.
Nhìn chung, tất cả các công ty CVNH sử dụng các phƣơng pháp đa dạng hóa tƣơng tự nhau, và thƣờng sử dụng công nghệ để tạo ra hai phƣơng thức cho vay khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời cho vay và ngƣời đi vay.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
Tuy quá trình phát triển hoạt động CVNH tại các quốc gia Anh. Mỹ và Trung Quốc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, nhƣng bên cảnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
2.4.2.1. Hệ thống phòng ngữa rủi ro cho các NĐT còn nhiều hạn chế.
Nhƣợc điểm lớn nhất của hoạt động CVNH đó là hệ thống phòng ngừa rủi roc ho các NĐT còn nhiều hạn chế. Nhƣ một vấn đề chung, các NĐT thƣờng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn những ngƣời đi vay. Nhƣ những hình thức cho vay khác, CVNH đem đến những rủi ro cơ bản cho các cá NĐT nhƣ: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý. Và vì hầu hết các khoản cho vay là không có bảo đảm, vì vậy ngƣời cho vay là ngƣời chịu mọi rủi ro trong trƣờng hợp bên đi vay không có khả năng thanh toán.
Các công ty CVNH không cam kết bồi thƣờng cho NĐT nếu ngƣời đi vay không thanh toán các khoản vay. Hơn nữa, các công ty CVNH thu lợi nhuận (các khoản phí) ngay khi các khoản vay đƣợc giải ngân, họ không chia sẻ những rủi ro tiềm ẩn với các NĐT. Các NĐT chỉ nhận các khoản thanh toán từ các công ty CVNH nếu ngƣời vay thanh toán các khoản vay.38
Nguyên nhân: Điều này bắt nguồn từ bản chất của hình thức CVNH: do CVNH là hình thức đầu tƣ trực tiếp của những ngƣời cho vay, các công ty CVNH chỉ cung cấp các dịch vụ liên quan tạo thuận lợi cho quá trình đầu tƣ nhƣ: giúp NĐT đa dạng hóa các nguồn đầu tƣ, đánh giá khả năng thanh toán của các NĐT, cung cấp nền tảng trực tuyến,… nên các công ty CVNH không chịu trách nhiệm bồi thƣờng khi việc đầu tƣ có rủi ro. Tuy nhiên trên thực tế, các dịch vụ do công ty CVNH cung
cấp cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình quyết định cho vay của các NĐT, nên đây là vấn đề vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Có 5 rủi ro của lĩnh vực CVNH cần lƣu ý là:
Đã có nhiều thông tin liên quan đến nợ xấu của hoạt động CVNH tại Anh, Mỹ và Trung Quốc. Nhiều công ty CVNH nhƣ Zopa và RateSetter có tạo lập quỹ dự phòng để cung cấp cho ngƣời cho vay khoản bồi thƣờng thiệt hại. Tuy nhiên, việc tạo lập quỹ dự phòng phần lớn tập trung vào những món nợ dự kiến mặc định và cho đến nay chƣa đƣa ra nhiều định lƣợng về các yếu tố quan trọng của độ biến thiên của nợ xấu hoặc của việc thu hồi nợ. 39 Đối với sự biến động của nợ xấu, sự đa dạng hóa bằng cách chia một khoản vay cho nhiều ngƣời cho vay đã cung cấp cho ngƣời cho vay sự phòng vệ đáng kể trƣớc nguy cơ v nợ và tổn thất dự kiến. Thế nhƣng vẫn còn một yếu tố chƣa đƣợc phòng vệ, ngay cả khi áp dụng hình thức đa dạng hóa, là sự biến đổi của nguy cơ v nợ và tổn thất theo chu kỳ kinh doanh – điều khiến những thiệt hại có thể tăng vọt trong một cuộc suy thoái kinh tế lớn và làm cạn kiệt, hay thậm chí là quá khả năng chi trả của nguồn quỹ dự phòng. Ngành công nghiệp vẫn còn cần nhiều nỗ lực để định lƣợng những rủi ro trong trƣờng hợp kinh doanh giảm sút, suy thoái và thông báo kịp thời những rủi ro này các NĐT.
Những hạn chế trong việc tăng tính minh bạch và tối ƣu hóa quy trình thu hồi nợ xấu. Trong khi các ngân hàng có các bộ phận chuyên biệt để thực hiện nhiệm vụ thu hồi và xử lý nợ xấu, các công ty CVNH chƣa có cơ chế rõ ràng để hỗ trợ ngƣời cho vay trong việc giảm thiểu các khoản nợ xấu sau khi v nợ. Hầu hết các công ty CVNH khẳng định rằng họ có hệ tiêu chuẩn đánh giá tín dụng nghiêm ngặt và hiệu quả, những ngƣời đi vay là các đối tác uy tín có tỷ lệ v nợ dự kiến là rất thấp nên đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, để đạt đƣợc tiềm năng phát triển trong tƣơng lai của ngành, với đòi hỏi phải mở rộng cho vay đối với những ngƣời vay có nguy cơ v nợ cao hơn, đặc biệt hoạt động CVNH thƣờng xuyên cung cấp tín dụng cho khách hàng vay bị ngân hàng từ chối cho vay, nên đây vẫn là một vấn đề chủ chốt cần đƣợc giải quyết trong tƣơng lai.
Những rủi ro đến từ sự phá sản hoặc giải thể của chính các công ty CVNH. Giống nhƣ bất kỳ doanh nghiệp nào, các công ty CVNH phải đối mặt với nguy cơ
phá sản sau những tổn thất về tài chính lớn hay sai sót trong hoạt động quản lý. Một số công ty CVNH lớn nhất, bao gồm Zopa, Lending Club và Prosper đang có xu hƣớng lỗ trong kinh doanh. Phần lớn những tổn thất này có thể đƣợc quy cho nhu cầu phát triển hệ thống và tiếp thị các dịch vụ cho khách hàng mới. Tuy nhiên, đối với các công ty CVNH nhỏ hơn, khi thị trƣờng bão hòa, các công ty CVNH không đủ sức cạnh tranh sẽ phải đóng cửa hoặc phá sản. Điều này đem lại sự lo sợ cho các NĐT, vì rất có thể họ đang tham gia đầu tƣ trên các công ty CVNH sẽ đóng cửa hoặc phá sản trong tƣơng lai.
Các NĐT cũng phải đối mặt với khả năng lợi nhuận đầu tƣ vào hoạt động CVNH có thể giảm sút, do việc rút vốn của chính các NĐT tổ chức do đánh giá của họ về việc đầu tƣ vào lĩnh vực CVNH. Một yếu tố thu hút sự đầu tƣ của các NĐT tổ chức là khả năng điều chỉnh lại rủi ro của họ bằng cách bán các khoản vay cho các NĐT khác, từ đó làm giảm bớt rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, việc bán khoản vay cho các NĐT khác không phải lúc nào cũng có thể thực hiện đƣợc. Sự sụt giảm lợi nhuận dự kiến từ hoạt động CVNH – đƣợc gây ra bởi nhiều yếu tố nhƣ sự tăng tỷ lệ v nợ - hoặc chỉ đơn giản là các NĐT muốn điều chỉnh danh mục đầu tƣ và chuyển sang các tài sản an toàn hơn do một số cú sốc kinh tế không liên quan đến việc CVNH; có thể khiến các NĐT rút vốn, từ đó dẫn đến sự tăng lãi suất và giảm lợi nhuận. Theo thời gian, sự bất ổn định sẽ giảm, khi các NĐT trở nên quen thuộc với loại tài sản mới này và ít ngƣời tham gia thị trƣờng trở nên sẵn sàng cam kết ổn định giá trong những giai đoạn biến động giá cả. Nhƣng đến thời điểm thị trƣờng bão hòa, các NĐT nên có thể sẽ phải đối mặt với giai đoạn bất ổn về giá cả tƣơng đối lớn.
Rủi ro gắn liền với nguy cơ hiện hữu nhƣ gian lận, tội phạm mạng.
Một phƣơng tiện hiệu quả để giải quyết tất cả những rủi ro này là tiêu chuẩn hóa ngành. Hiệp hội Tài chính CVNH của Anh-P2PFA đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tính minh bạch và tiêu chuẩn hóa hệ thống dữ liệu.40 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Các công ty CVNH cần nâng cao sự minh bạch về hoạt động tài chính và hoạt động vận hành. Nhiều công ty CVNH chỉ cung cấp báo cáo về chi phí và thu nhập
của mô hình kinh doanh. Kể cả các công ty lớn nhƣ Zopa hay Funding Cirle cũng không công khai thông tin để tính toán đƣợc chi phí biến đổi nhƣ thông tin về hồ sơ khách hàng; để từ đó phân biệt các chi phí này với các chi phí cơ bản nhƣ chi phí vận hành.
Đối với việc giám sát hoạt động, hoạt động CVNH của Hoa Kỳ có một lợi thế đáng kể so với ở Anh và Trung Quốc, điển hình là việc các thủ tục liên quan dịch vụ cho vay (nhƣ thu tiền) thƣờng đƣợc thực hiện bởi các chuyên gia vận hành đƣợc thuê từ bên thứ ba. Điều này cung cấp làm tăng sự uy tín và minh bạch cho các công ty CVNH. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ phổ biến ở Hoa Kỳ, trong khi ở nhiều quốc gia khác, hoạt động giám sát và thực hiện các quy trình chấm điểm tín dụng chủ yếu do công ty tự thực hiện. Điều này có thể làm tăng rủi ro đến từ sự thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện quy trình, hay các rủi ro liên quan đến sự minh bạch của các công ty CVNH.
Bảng 2.13: Sự công khai thông tin về lợi nhuận và nợ xấu tại một số công ty CVNH của tổ chức P2PFA năm 2017.
STT Nền tảng Công khai thông tin
về lợi nhuận
Công khai thông tin về nợ xấu 1 Crowdstacker v v 2 Fungding cirle v v 3 Zopa v 4 Landbay v 5 Lending works v 7 Folk2Folk 8 MarketInvoice 9 Thincats
Nguồn: https://p2pfa.org.uk/, tác giả thu thập và tổng hợp.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính của vấn đề này là do các công ty CVNH chƣa có các công cụ đo lƣờng rủi ro hợp lý. Trong một báo cáo của các thành viên Hiệp hội CVNH P2PFA tại Anh, tuy việc báo cáo về các rủi ro hiện tại và dự kiến
là thông tin bắt buộc, nhƣng một số nền tảng không đƣa ra đƣợc các số liệu về vấn đề này. Điều này phần nào cho thấy Kiểm soát rủi ro là một trong những yếu tố cần đƣợc quan tâm.
2.4.2.2. Hiện chưa có hệ thống pháp luật cho mô hình Cho vay ngang hàng trên phạm vi quốc tế.
Có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay hệ thống quy định và pháp luật cho hình thức CVNH đang chủ yếu ở quy mô Quốc gia và địa phƣơng. Ở cấp độ khu vực và quốc tế chƣa có một hệ thống quy tắc và quy định cần thiết cho hoạt động CVNH. Điều này có thể làm ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ đa quốc gia trong lĩnh vực CVNH, vì có thể dẫn dến việc chồng chéo mâu thuẫn giữa luật pháp của các các quốc gia.
Nguyên nhân: Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do CVNH là ngành tài chính mới xuất hiện trên thế giới. Vì vậy, ngay cả các quốc gia có nền công nghiệp CVNH phát triển cũng đang trong quá trình hoàn thiện Hệ thống luật pháp cho lĩnh vực CVNH. Do đó, việc xây dựng một hệ thống quy tắc mang tầm quốc tế cho hoạt động này cần nhiều thời gian, cũng nhƣ có sự phối hợp giữa các quốc gia.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG TẠI VIỆT NAM.
3.1. Thực trạng hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam.
Lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới vào khoảng năm 2005, nhƣng đến tận năm 2015, những sàn giao dịch đầu tiên cung cấp dịch vụ CVNH tại Việt Nam mới xuất hiện. Nhƣ vậy, tính đến nay hoạt động CVNH mới tồn tại tại Việt Nam trong khoảng 04 năm, vì vậy đây là ngành tài chính vô cùng non trẻ so với hoạt động ngân hàng truyền thống tại Việt Nam cũng nhƣ ngành CVNH trên thế giới.
3.1.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng.
3.1.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng.
Biểu đồ 3.1: Sản lƣợng ngành Tài chính thay thế của một số nƣớc Châu Á Thái Bình Dƣơng năm 2016.
Nguồn: Báo cáo Tài chính Thay thế khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần 2.
Hiện tại, chƣa có một con số chính xác về quy mô, tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu của mô hình CVNH tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có một cái nhìn khái quát về quy mô của CVNH tại Việt Nam, có thể dựa vào các số liệu về lĩnh vực tài chính thay thế – lĩnh vực mà trong đó mô hình CVNH thƣờng chiếm tỷ lệ lớn trên thế giới. Năm 2016, quy mô của thị trƣờng tài chính thay thế tại Việt Nam chỉ đạt 0,1 triệu USD. Nếu so sánh với các quốc gia các trong khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng, quy mô ngành tài chính thay thế của Việt Nam chỉ lớn hơn một chút so với thị trƣờng Pakistan, trong khi kém đến 600 lần quy mô của thị trƣờng Philippines-
thị trƣờng đứng trên Việt Nam một bậc trong bảng xếp hang quy mô tại Châu Á – Thái Bình Dƣơng.
Những con số trên cũng cho thấy rằng, lĩnh vực CVNH tại Việt Nam năm 2016 có quy mô chƣa đến 0,1 triệu USD; và điều này cũng phù hợp với tuổi đời non trẻ của mô hình CVNH tại Việt Nam.