Cấu trúc văn hoá nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 76 - 101)

65

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo người lao động có:

- Năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo. Năng lực này bao gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp;

- Khả năng sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là những “năng lực mềm” cần thiết để người lao động phát huy được chất lượng, hiệu quả lao động;

- Đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp. Đây là những giá trị nhân cách cốt lõi, tạo nên bản sắc văn hóa của người lao động Việt Nam.

Cụ thể hóa các mục tiêu nêu trên, nội dung văn hóa nghề đã được thể hiện thông qua các quy định về chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, đối với các chương trình thường xuyên, còn thể hiện sự đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng, như:

- Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp;

- Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; - Chương trình chuyển giao công nghệ;

- Chương trình đào tạo khác có thời gian đào tạo dưới 03 tháng;

Như vậy, có thể thấy, mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp đã hàm chứa những nội dung rất cơ bản để hình thành văn hoá nghề cho người lao động. Đây là những tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển, hoàn thiện văn hóa nghề thông qua từng chương trình đào tạo cụ thể.

3.2.3.2. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp

Từ tiếp cận văn hóa nghề nêu trên, căn cứ vào những quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, để bổ sung, phát triển văn hóa nghề cho người học cần hình thành nội dung đào tạo văn hóa nghề riêng biệt, nhưng chỉ tập trung vào việc nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp (thái độ, hành vi nghề nghiệp) của người học, giúp họ tuân thủ một cách tự giác các giá trị đạo đức nghề nghiệp, các mối quan hệ nghề nghiệp, thực hiện đúng đắn các quy chuẩn luật pháp về nghề nghiệp.

66

- Đảng ủy, Ban Giám hiệu tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn và phê duyệt chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, các chương trình này phải bảo đảm theo quy định của Luật, cụ thể hơn là phải bảo đảm khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng trình độ đào tạo theo quy định.

- Theo tiếp cận phát triển chương trình nội dung này có thể xây dựng thành các môn học hoặc mô đun để tương thích với các phương thức đào tạo theo niên chế hoặc mô đun, tín chỉ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và trở thành nội dung đào tạo bắt buộc trong chương trình đào tạo.

- Thời gian đào tạo có thể từ 15 đến 30 tiết tùy theo từng trình độ đào tạo; Hình thứ tổ chức lớp học có thể chính khóa hoặc ngoại khóa.

- Nội dung chương trình có thể giới thiệu về nghề mà người học theo học (vai trò, ý nghĩa, giá trị nghề nghiệp đối với xã hội; sự vinh quang của người làm nghề.v.v…); Các quy định về đạo đức nghề nghiệp (thái độ, hành vi, quan hệ ứng xử nghề nghiệp; các phẩm chất cá nhân của người hành nghề…..); Sự hợp tác và liên kết trong nghề nghiệp; Các quy định về nội quy, kỷ luật lao động, quy trình kỹ thuật; Các quy định về vệ sinh, an toàn lao động; Các bài học thực tiễn của nghề nghiệp (thông qua câu chuyện thực tế; phim ảnh, video…..)

Như vậy. Bên cạnh giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV, các cơ sở đào tạo phải chú trọng đến đào tạo văn hoá nghề để tạo ra sản phẩm con người vừa có chuyên môn giỏi, vững vàng về tư tưởng chính trị và đồng thời phải là con người lao động có văn hoá với chính nghề nghiệp của mình và trên hết là có văn hóa giữa con người với con người.

3.2.3.3. Mức độ cần thiết và tính khả thi của giải pháp

Với giải pháp tăng cường văn hóa nghề trong đào tạo nghề trong quản lý phát triển công tác HSSV về mức độ cần thiết và tính khả thi qua khảo sát cũng đạt tỷ lệ cao có tới 90% CBQL,GV cho rằng nên rất cần thiết và rất khả thi khi đưa văn hóa nghề vào thành môn học từ đó HSSV ý thức thức trách nhiệm hơn với nghề nghiệp

67

của mình đang theo học và đó cũng là yếu tố cần thiết trong quản lý phát triển công tác HSSV.

3.2.4. Đổi mới quản lý công tác HSSV nội trú, ngoại trú

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Đổi mới công tác HSSV Nội trú

Quản lý giáo dục tinh thần tự giác học tập cho HSSV nội trú, tổ chức hướng dẫn các hoạt động tự học, tự rèn luyện, xây dựng các nhóm tự học, tự nghiên cứu có hướng dẫn lịch học của giáo viên bộ môn. Cần phải hiểu rằng tuy số lượng HSSV ở ký túc xá chỉ chiếm một số lượng nhỏ so với tổng số HSSV của trường nhưng lại là nơi tập trung đông người trong một diện tích hẹp. Vì vậy, bộ phận quản lý ký túc xá thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần cho các em, đảm bảo đủ ánh sáng thời gian yên tĩnh cho các em học tập ngoài giờ, sắp xếp phòng sao cho phù hợp với từng lớp, từng nghề, nhắc nhở tính tự giác dọn dẹp vệ sinh phòng ở, đảm bảo nếp sống vệ sinh, an ninh trật tự. Biểu dương những HSSV, những phòng ở kiểu mẫu trong phong trào xây dựng môi trường ký túc xá lành mạnh trong lối sống, sạch đẹp về cảnh quan.

Mặt khác, HSSV ở trong khu ký túc xá chủ yếu đến từ các huyện vùng cao, miền biển và các đối tượng ưu tiên từ xa đến học. Nếu quản lý không tốt dễ bị các phần tử xấu rủ rê, kích động thực hiện các mục đích không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn có khi gây mất ổn định chính trị của nhà trường. Chính vì vậy, công tác quản lý HSSV nội trú thực sự phải chú trọng, không chỉ thực hiện chức năng nhà trường về quản lý, tổ chức thực hiện nghiêm túc nội quy ký túc xá, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm mà còn chú ý đến biện pháp giáo dục.

Đổi mới công tác HSSV Ngoại trú

Quản lý tốt HSSV ngoại trú sẽ góp phần hỗ trợ cho HSSV ngoại trú có môi trường sinh hoạt lành mạnh, học tập và rèn luyện tốt, đồng thời tạo điều kiện cho HSSV tham gia và phát huy được năng lực của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa, nề nếp, kỷ cương, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội nơi cư trú.

68

Quản lý HSSV ngoại trú hiện nay là vấn đề bức xúc tại nhiều trường và là một nội dung cấp thiết trong quản lý HSSV. Thông qua công tác này để quản lý được HSSV sau giờ lên lớp, nắm bắt được thực tế sinh hoạt của HSSV. Từ đó, có những định hướng, tư vấn giúp các em khắc phục những khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt, giúp các em không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và lối sống tiêu cực; đồng thời, góp phần thực hiện tốt công tác an ninh chính trị và an toàn xã hội trên địa bàn.

3.2.4.2. Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp

Đổi mới quản lý HSSV nội trú

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về HSSV nội trú. Dữ kiện này cần phải được cập nhật thường xuyên tùy tình hình biến động của HSSV. Bên cạnh đó công tác phân tích, xử lý dữ liệu cũng phải được chú trọng.

- Cần lập kế hoạch cụ thể về công tác quản lý HSSV nội trú theo từng học kỳ, từng năm học

- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các khoa, trung tâm đào tạo, phòng trong quản lý HSSV nội trú. Quy định rõ quyền hạn, chức năng của từng bộ phận.

- Tham gia với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho HSSV, đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội cho HSSV nội trú.

- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên tạo môi trường, cảnh quan, cách tổ chức ăn, ở, vui chơi giải trí, về lối sống, nếp sống, vệ sinh, an ninh, trật tự trong khu nội trú góp phần bài trừ các tệ nạn xã hội... Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập đội xung kích tình nguyện là các CBGV phối kết hợp với Ban quản lý ký túc xá kiểm tra, đôn đốc HSSV nội trú. Kết hợp với Hội sinh viên thành lập các câu lạc bộ học thuật…

- Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, đặc biệt là công an phường nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn về an ninh trật tự, trấn áp kịp thời những thành phần xấu của xã hội quấy nhiễu HSSV nội trú.

69

- Thành lập kênh thông tin liên lạc thường xuyên với gia đình HSSV trong quản lý HSSV nội trú.

Qua khảo sát HSSV nội trú về đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tự học có kết quả như sau (Phiếu giành cho HSSV):

Bảng 3.1. Khảo sát HSSV nội trú về đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tự học.

Nhận xét, phân tích số liệu khảo sát trên:

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ rất cần thiết và cần thiết của các biện pháp trong giải pháp đổi mới công tác quản lý HSSV nội trú từ mục 2 đến 8 được số đông HSSV đồng tình thống nhất cao từ 75% đến 96% phản ánh sự cần thiết cần tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp này, thì chất lượng học tập của HSSV nội trú sẽ đạt kết quả cao.

Tuy nhiên trong các biện pháp nêu trên có việc duy trì thời gian tự học trên giảng đường có sự quản lý của cán bộ quản lý HSSV nội trú hoặc đội thanh niên xung kích theo khuôn khổ thời gian quy định bắt buộc thì tỉ lệ 40% rất cần thiết.

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1

Duy trì thời gian tự học tại khu giảng đường có sự giám sát của cán bộ quản lý HSSV nội trú hoặc đội thanh niên xung kích

40 48 12

2 Duy trì thời gian tự học tại phòng ở nội trú

do HSSV tự quản 80 17 3

3 Tự học theo cá nhân, nhóm 96 4 0

4 Thời gian tự học buổi tối từ 19h đến 22h 75 18 7

5 Cán bộ quản lý HSSV nội trú kiểm tra việc

tự học của HSSV nội trú 75 13 12

6 Đảm bảo sự yên tĩnh và đủ ánh sáng cần

thiết trong quá trình học 85 15 0

7 Tổ chức đa dạng các loại hình tự học, tự

nghiên cứu (CLB học thuật, ngoại khóa...) 90 10 0

8 Tổ chức diễn đàn, hội thảo phổ biến kinh

70

Trong đó có 12% là không cần thiết, chứng tỏ việc quản lý HSSV khắt khe về giờ giấc là không có tính khả thi vì xu hướng HSSV không muốn thực hiện giờ giấc tự học bị ràng buộc, quản lý.

Đạt tỉ lệ 96% HSSV tự học theo cá nhân hoặc nhóm, chứng tỏ HSSV muốn chủ động cho việc học tập của mình. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng ý thức tự giác của HSSV không phải lúc nào cũng thực hiện tốt, có khi tập trung lại chỉ để nói chuyện gẫu, vì vậy cán bộ quản lý HSSV tự học tại khu nội trú là rất cần thiết, đạt 75% ý kiến đồng thuận của HSSV, với mong muốn gạt đi những sự tán gẫu không cần thiết nhằm đảm bảo sự yên tĩnh cho HSSV trong việc tự học. Trong quá trình tự học của HSSV có nhiều hình thức hoạt động có thể theo nhóm hoặc cá nhân như: tra cứu tài liệu, trao đổi bài, đi thư viện, làm các bài tập chuyên nghề... các hoạt động này phần lớn do HSSV chủ động sắp xếp quỹ thời gian sao cho hợp lý.

Đổi mới quản lý HSSV ngoại trú

- Xây dựng dữ liệu về HSSV ngoại trú, tính không ổn định về chỗ ở của HSSV,vì vậy cần cập nhật thường xuyên, thông qua tổ dân phố, công an phường. Đặc biệt cập nhật dữ liệu của mô hình “Liên kết Phường – Trường đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường”

- Thường xuyên tổ chức phối hợp với tổ dân phố và chủ nhà trọ của sinh viên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất về việc thực hiện các quy định của nhà trường và của địa phương trong việc quản lý, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện quy định trong học tập và rèn luyện của HSSV, gần gũi nắm bắt kịp thời diễn biến bất thường về tình cảm, tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của sinh viên.

- Phối kết hợp với Đoàn TN, Hội sinh viên tạo ra các sân chơi ngoại khoá lành mạnh để lôi kéo HSSV tránh xa các tệ nạn xã hội, đồng thời định kỳ kết hợp với Đoàn TN, Hội SV tổ chức cho HSSV ngoại trú dọn dẹp vệ sinh khu dân cư nơi trọ.

3.2.4.3. Mức độ cần thiết và tính khả thi của giải pháp

Với giải pháp đổi mới quản lý công tác HSSV nội trú, ngoại trú. Về mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp được đánh giá như sau : đối với CBQL, GV cho rằng mức độ rất cần thiết của giải pháp đạt 78%, 22% là cần thiết và 82% rất

71

khả thi, 18% là khả thi; đối với HSSV cho rằng mức độ rất cần thiết của giải pháp đạt 70%, 30% là cần thiết và mức độ rất khả thi của giải pháp 75%, 23% là khả thi, 02% cho rằng không khả thi.

Từ kết quả trên ta có thể thấy rằng mức độ cần thiết và tính khả thi của giải pháp qua đánh giá của CBQL, GV và HSSV tuy cũng đạt được tỷ lệ cao tuy nhiên có nhiều nguyên nhân :

- Cơ sở vật chất của KTX được xây dựng cách đây đã hơn 25 năm, các hạng mục công trình có phần xuống cấp nghiêm trọng, phòng ở HSSV không phải mô hình khép kín, nơi tắm giặt sinh hoạt và vệ sinh công cộng ; hệ thống điện phục vụ cho học tập và sinh hoạt của HSSV chưa được cải thiện tốt…

- Bộ phận làm quản lý HSSV nội trú mỏng, còn nặng về tư tưởng công việc - HSSV ngoại trú bị tác động lớn của mặt trái xã hội, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

- Trách nhiệm của chủ nhà trọ và chính quyền địa phương cũng như bộ phận CBGV làm quản lý HSSV ngoại chú chưa cao.

- Vai trò của Đoàn TN, Hội SV trường trong công tác phối kết hợp quản lý HSSV nội ngoại trú cũng không được đẩy mạnh.

3.2.5. Tăng cường quản lý công tác HSSV thông qua công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo quyền lợi, chế độ chính sách

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền lợi về chế độ chính sách cho HSSV theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra thực hiện kịp thời và chính xác về các chế độ học phí, học bổng cho HSSV theo từng kỳ nhằm khuyến khích, động viên HSSV hăng hái phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. Hơn thế nữa, nhà trường cũng cần quan tâm hơn về học bổng khuyến học từ các doanh nghiệp, công ty... để tăng học bổng khuyến học, khuyến tài cấp cho HSSV. Song song với công tác khen thưởng là công tác kỷ luật nhằm giữ gìn nề nếp, kỷ cương trong nhà trường cần thực hiện kịp thời nghiêm minh đúng quy định đối với những HSSV có hành vi vi phạm nội

72

quy, quy chế và đưa ra các hình thức kỷ luật kịp thời, mang tính răn đe, giáo dục để HSSV không còn vi phạm.

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 76 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)