Thực trạng quản lý HSSV trong quan hệ với môi trường xã hội

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 61 - 62)

Hiện tại nhà trường chỉ có 1 khu ký túc xá với gần 300 HSSV ở, do vậy hơn 70% HSSV sống trọ ở các khu nhà do người dân xây dựng. Vì vậy, công tác quản lý HSSV trong mối quan hệ với môi trường xã hội đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua tổ chức Đoàn trường các hoạt động xã hội: tình nguyện, thể dục thể thao, văn nghệ, các cuộc thi tay nghề... đã tập hợp được đông đảo HSSV tham gia. Do đa số HSSV đến học nghề tại trường đến từ các huyện trong tỉnh, họ sinh ra và lớn lên ở vùng quê, sơn cước, với bản chất hiền lành, thật thà, chất phát, cần cù trong lao động và học tập, mong muốn được học nghề để lập thân, lập nghiệp vì vậy các em rất có ý thức trong việc chấp hành nội quy quy định; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng như: xung kích tình nguyện hè đến vùng sâu vùng xa làm phòng học, vệ sinh môi trường, làm đập tràn, sửa chữa thay thế điện sinh hoạt... cho đồng bào; dọn dẹp vệ sinh, môi trường cho đồng bào bị lũ, lụt; ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ nghĩa tình biên giới, hải đảo, tham gia thi tìm hiểu Luật phòng chống ma túy, tham gia các hoạt động VHVN-TDTT chào mừng các ngày lễ lớn trong năm; tham gia các Hội thi tay nghề và đạt thành tích cao...

Ngoài ra, để quản lý HSSV trong quan hệ với môi trường xã hội, đặc biệt trên địa bàn trường đóng. Nhà trường đã tham gia ký cam kết mô hình “Liên kết Phường – Trường đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường” với địa phương (Phường Đông Cương). Do đặc thù là trường nghề với lượng thời gian đào tạo không cố định, tùy thuộc vào từng nghề nên HSSV luôn luôn thay đổi kéo theo sự quản lý phải linh hoạt theo. Ngay từ khi nhập trường, nhà trường phối hợp với công an địa phương đăng ký tạm trú, tạm vắng cho các em, tạo điều kiện cho HSSV dễ dàng thuê nhà trọ, đồng thời giúp các hộ dân có HSSV trọ yên tâm đối với các đối tượng đến thuê nhà. Bên cạnh đó, công tác giao ban định kỳ giữa nhà trường với công an các phường, xã lân cận được duy trì nhằm nắm bắt thông tin, diễn biến tư tưởng, các sự vụ xảy ra từ đó đề ra những biện pháp giải quyết phù hợp.

50

Tuy vậy, công tác quản lý HSSV trong quan hệ với môi trường xã hội vẫn còn nhiều bất cập, phạm vi hoạt động còn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu giao lưu hoạt động của HSSV. Việc tổ chức hoạt động cho HSSV chưa thường xuyên và kế hoạch chưa mang tính đồng bộ giữa các đơn vị, các khoa chuyên môn. Nhiều hoạt động vẫn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Hiện tại diện tích của trường là 8,5 ha, hầu hết diện tích đều dành cho nhà lý thuyết và xưởng thực hành, vì vậy việc đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí phục vụ học tập và giao lưu đang còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)