CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG TÁC HSSV

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 34)

1.3.1. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục là “Phát triển giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Nói cách khác HSSV là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về giáo dục bằng hệ thống các chính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách này tập trung vào các vấn đề như chính sách đầu tư, học phí và phát triển hệ thống, mạng lưới các trường lớp các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc và các vùng khó khăn; đổi mới giáo dục toàn diện từ nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, chính sách đối với giáo viên và người học; cải tiến cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; thực hiện cải cách hành chính, hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đặc biệt chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích, huy động các cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay sự nghiệp giáo dục. Liên quan đến quản lý sinh viên, chính sách của nhà nước về học bổng, học phí, tín dụng đào tạo, hỗ trợ HSSV tạo việc làm, các chính sách khuyến khích HSSV học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động xã hội... là những chính sách thiết thực đã có tác động tích cực đến cuộc sống của HSSV. Nhìn chung những chính sách này đã thực sự tạo ra môi trường thuận lợi cho HSSV có điều kiện học tập và rèn luyện.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách này vẫn chưa tạo ra bước đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên là điều kiện còn hạn hẹp về nguồn lực. Xét trong phạm vi liên quan đến HSSV, chính sách của Nhà nước còn thiếu và yếu. HSSV còn gặp nhiều khó khăn trong môi trường sống và học tập của mình hiện nay.

23

1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Trải qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta có những thay đổi to lớn. Chính trị ổn định, kinh tế có những bước tăng trưởng nhất định, văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện... Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi này tạo tiền đề cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục không ngừng tăng lên. Chủ trương xã hội hóa giáo dục nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội. Được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, điều kiện sống và học tập của HSSV không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi kể trên, nền kinh tế xã hội nước ta cũng tồn tại không ít những hạn chế có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác giáo dục và đào tạo.

Kinh tế phát triển kéo theo những mặt trái của nó nảy sinh: nạn cờ bạc, đề đóm, rượu chè, ma túy, mại dâm...trong xã hội đang hình thành lối sống chạy theo đồng tiền khiến mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng với cá nhân ngày càng kém khăng khít, các cá nhân có xu hướng sống biệt lập, chỉ biết mình... Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng lớp trẻ nói chung và HSSV, là những đối tượng đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, do không được quan tâm đúng mức nên đã hình thành những suy nghĩ, hành động lệch chuẩn nói riêng.

Đất nước mở cửa hội nhập kéo theo những biến động về hệ thống các giá trị truyền thống về đạo đức, về bản sắc văn hóa với sự du nhập của nhiều thang giá trị và nhiều luồng văn hóa. Thanh niên nói chung và HSSV nói riêng dễ bị hoa mắt trước những điều mới lạ, khó xác định được đâu là những tinh hoa văn hóa cần phải tiếp thu và với sức đề kháng còn yếu khiến những luồng văn hóa ngoại lai rất dễ xâm nhập.

Toàn bộ điều kiện kinh tế xã hội trên với những mặt tích cực và tiêu cực của nó đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới HSSV. Vì vậy mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm sao hạn chế tới mức thấp nhất những tác động

24

tiêu cực để HSSV chuyên tâm vào công việc học tập và rèn luyện vì mục tiêu giáo dục của đất nước.

1.4. MỐI LIÊN HỆ GIỮA QUẢN LÝ CÔNG TÁC HSSV VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐÀO TẠO

Quản lý công tác HSSV là một bộ phận trọng tâm, chủ yếu hình thành nhân cách cho HSSV trong toàn bộ quá trình tổ chức tào tạo.

Làm tốt quản lý công tác HSSV sẽ giúp cho HSSV có cách nhìn đúng đắn về cuộc sống, về quyền lợi và nghĩa vụ của mình từ đó sinh viên chủ động tích cực học tập trau dồi kiến thức khoa học, để sau khi tốt nghiệp trở thành người lao động có phẩm chất, có năng lực giúp ích cho xã hội.

Làm tốt quản lý công tác HSSV, đảm bảo cho HSSV được hưởng đầy đủ quyền lợi về chế độ chính sách của nhà nước, góp phần thu hút HSSV vào những hoạt động lành mạnh và bổ ích, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho họ.

Làm tốt quản lý công tác HSSV giúp cho HSSV có đời sống vật chất tinh thần tốt hơn, phong phú hơn có cái nhìn thẩm mỹ hơn để từ đó giúp cho HSSV có động lực học tập, nâng cao được chất lượng học tập của HSSV và chất lượng đào tạo của nhà trường.

Như vậy, mục tiêu của quản lý công tác HSSV hướng vào mục tiêu đào tạo chung của nhà trường và hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực công nhân, đào tạo người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có kiến thức văn hoá, khoa học, công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khoẻ, có khả năng góp phần có hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnh đưa đất nước tiến kịp thời đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặt khác, khi mục tiêu đào tạo - chất lượng đào tạo được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực nó có tác dụng ngược lại giúp cho quản lý công tác HSSV hiệu quả hơn, phù hợp hơn với từng giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế.

25

1.5. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HSSV TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.5.1. Khái niệm về HSSV

Theo Quy chế Công tác HSSV trong các cơ sở dạy nghề hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-BL-ĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì những người đang học tại các trường trung cấp nghề (HS), cao đẳng nghề (SV) được gọi là HSSV, có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền của HSSV

1. Được vào học theo đúng nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ LĐ-TBXH và của CSDN.

2. Được học tập, rèn luyện theo mục tiêu dạy nghề hoặc hợp đồng học nghề đã

giao kết với CSDN.

3. Được CSDN tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về học tập, rèn luyện theo quy định của CSDN; được CSDN phổ biến nội quy, quy chế về học tập, rèn luyện, về chế độ, chính sách của Nhà nước có liên quan đến HSSV.

4. Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm:

a) Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị, phương tiện của CSDN phục vụ các hoạt động học tập, thực hành, thực tập nghề, nghiên cứu khoa học và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao;

b) Được đảm bảo các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình học tập, thực hành, thực tập nghề; được tham gia lao động theo quy định của pháp luật;

c) Được học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thực hiện chương trình; được tạm nghỉ học, tạm ngừng học và bảo lưu kết quả học tập; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định của pháp luật;

26

đ) Được tạo điều kiện hoạt động trong các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của HSSV, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài CSDN theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của CSDN;

e. Được chăm lo bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

5. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với CSDN các giải pháp góp phần xây dựng CSDN; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên người đứng đầu CSDN giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích

chính đáng của HSSV.

6. Được xét tiếp nhận vào ký túc xá theo quy định của CSDN. Việc ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá được thực hiện trên cơ sở chính sách của Nhà nước và quy định của CSDN.

7. Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng nếu đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện.

8. Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước; được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ; được

miễn,giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan

viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước.

9. HSSV đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được CSDN cấp bằng, chứng chỉ tốt nghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện, hồ sơ HSSV, các giấy tờ khác có liên quan và giải quyết các thủ tục hành chính.

10. Được hưởng các chế độ khác theo quy định của Luật Dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ của học sinh, sinh viên

1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các

nội quy, điều lệ, quy chếCSDN.

2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của CSDN; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh.

27

3. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của CSDN; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống.

4. Đóng học phí đầy đủ, đúng thời hạn quy định; hoàn trả vốn vay quỹ tín

dụng đào tạo (nếu có) theo quy định.

5. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của CSDN, của cơ sở sản xuất nơi thực hành, thực tập; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của CSDN.

6. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với năng lực và sức khoẻ theo yêu cầu của CSDN; tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động.

7. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ khi mới nhập học và khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của CSDN.

8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Nhà nước. Nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định.

9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của HSSV, cán bộ, giáo viên, nhân viên của CSDN; kịp thời báo cáo với khoa, phòng, bộ phận chức năng, người đứng đầu CSDN hoặc cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế khác của HSSV, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong CSDN.

10. Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

1.5.2. Vị trí, vai trò của HSSV trong quá trình đào tạo

HSSV là nhân vật trung tâm trong quá trình GD & ĐT ở các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề là nhân tố chính trong các hoạt động của bộ máy chính quyền, các tổ chức Đảng, Đoàn, Hội sinh viên trong nhà trường dưới sự chỉ đạo của Bộ GD & ĐT, Bộ LĐ-TBXH cùng phối kết hợp với các ban, ngành, cấp ủy, chính quyền từ

28

trung ương đến địa phương đều hướng vào nhiệm vụ chính trị quan trọng của các

trường là giáo dục, rèn luyện HSSV. Có thể mô tả bằng Sơ đồ 1.2 sau đây:

Sơ đồ 1.2. Vị trí của HSSV trong quá trình đào tạo

1.5.3. Những đặc điểm chủ yếu của HSSV ở các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề

- Là những người có trình độ văn hóa tốt nghiệp bậc trung học phổ thông hoặc tương đương và trung học cơ sở đã trúng tuyển vào trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề thông qua hình thức xét tuyển học bạ.

- Ở nhà trường HSSV là lực lượng đông đảo, trong quá trình đào tạo họ cần được quản lý và tổ chức chặt chẽ, họ có vai trò, vị trí to lớn và quan trọng. HSSV là nguồn trí tuệ, là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho nên HSSV cần phải được chú ý giáo dục, đào tạo tốt nhất trong quá trình đào tạo ở trường. Họ là lực lượng trẻ, khỏe có đặc tính nhạy bén, tiếp thu nhanh về khoa học kỹ thuật, khả năng giao tiếp rộng, nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội đất nước...

- Khi đến học tại các cơ sở đào tạo nghề HSSV được tiếp xúc với môi trường học tập rèn luyện mới, không gian hoạt động rộng hơn, học không đơn thuần chịu sự giám sát quản lý của gia đình, thầy giáo ở trường phổ thông, mà môi trường ở cao đẳng, trung cấp rộng, đa dạng phong phú các loại hình hoạt động học tập, rèn

HSSV Giáo viên Môi trường Phòng, Khoa Đoàn TN, Hội SV Gia đình

29

luyện. Với sự trưởng thành về trí tuệ, thể chất cá nhân, xuất hiện những nhu cầu mới về vật chất, nhu cầu về học nghề của bản thân.

Tóm lại: HSSV đang là tuổi thanh niên có nhiều ước mơ hoài bão, tâm sinh lý

đang phát triển, là người luôn có tính chủ động hăng say học tập, sáng tạo tích cực chủ động trong học nghề và rèn nghề. Nhiều HSSV đã vượt khó trong học nghề đạt thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đại bộ phận HSSV còn thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, đánh giá nhìn nhận các hiện tượng trong cuộc sống còn nông cạn, coi nhẹ, mơ hồ quan điểm ý thức chính trị, là lực lượng dễ bị kích động lôi kéo, họ có những hành vi, hành động nhiều khi mang tính bột phát. Đây là những yếu kém HSSV hay mắc phải vì thế trong quá trình GD - ĐT nhà trường cần chú ý khắc phục nhược điểm trên của HSSV và có biện pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp Quản Lý Phát Triển Công Tác Học Sinh, Sinh Viên Tại Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Thanh Hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)